Trong Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa cụ thể về đối tượng của hợp đồng dịch vụ mà quy định này được quy định tại BLDS 2015 tại điều 514, cụ thể như sau: “Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là cơng việc có thể thực hiện được, khơng
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”. Có thể thấy trên quan điểm
nhìn nhận của luật pháp, hợp đồng dịch vụ vẫn được coi là hợp đồng thực hiện một cơng việc cụ thể có trả cơng chứ khơng phải là hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường.
Trên phương diện nhìn nhận của kinh tế, dịch vụ được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, loại hàng hóa đặc biệt này khơng tồn tại dưới dạng vật chất, do đó rất khó khăn để xác định được chất lượng dịch vụ bằng các chỉ số đo lường thơng thường mà chỉ có thể dựa vào cảm nhận của khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ. Do tính chât này của dịch vụ mà các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng cần phải thỏa thuận rõ với nhau phải mô tả kỹ lưỡng về dịch vụ, cần đặt ra những yêu cầu cụ thể về dịch vụ trước khi giao kết.
Trên tinh thần đó, những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ được quy định tại BLDS 2015 và LTM 2005 đều đã nêu rõ các bên trong hợp đồng phải miêu tả rõ về dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ phải thực hiện việc cung cấp đầy đủ tài liệu, dụng cụ cho bên cung ứng dịch vụ thực hiện dịch vụ đó. Đối với một số ngành dịch vụ cụ thể có thể kể đến dịch vụ pháp lý thì việc bên cung cấp dịch vụ pháp lý có đầy đủ tài liệu, thơng tin về vấn đề pháp lý cần phải giải quyết cho khách hàng là điều hết sức quan trọng.
Căn cứ theo điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm, thì đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Trong đó có thể hiểu rằng nếu như người tham gia bảo hiểm do khơng thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự của mình hoặc khơng thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình thì người đó phải chịu trách nhiệm đền bù tnhững thiệt hại đó, tuy nhiên do người nay đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự nên bên bảo hiểm sẽ tri trả những khoản chi phí này cho người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên để người tham gia bảo hiểm được chi trả những khoản phí này cần phải phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: Thứ nhất, có thiệt hại thực tế xảy ra, đây là yếu tố rất quan trọng bởi lẽ chỉ khi phát sinh thiệt hại thì mới có cơ sở để căn cứ, đo đạc cũng như xác định rõ thiệt hại những gì để quy thành tiền bồi thường. Thứ hai, hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật, nhưng hành vi này là những hành vi làm xâm hại đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi khác của chủ thể, nhưng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp gây thiệt hại nhưng khơng phải bồi thường thì sẽ khơng phát sinh nghĩa vụ bảo hiểm có thể lấy ví dụ như những trường hợp các sự kiện bất ngờ hay tình huống bất khả kháng. Có thể thấy rằng đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là một hành vi, cơng việc có thể thực hiện được, tuy nhiên kèm theo trong hợp đồng đó phải có những điều kiện rõ ràng, chi tiết về điều kiện được hưởng dịch vụ.
Trong quan hệ dịch vụ quảng cáo thương mại, có thể thẩy rằng, đối tượng của hợp đồng là hành động quảng cáo, quảng bá cho dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa mà bên nhận quảng cáo sẽ thực hiện cho bên khách hàng. Trong quan hệ hợp đồng này bên khách hàng sẽ phải có trách nhiệm trả tiền dịch vụ theo như đúng yêu cầu, cịn bên nhận quảng cáo sẽ phải có trách nhiệm thực hiện cơng việc quảng cáo theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng khơng phải sản phầm nào cũng có thể được quảng cáo, chỉ có những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được đủ các điều kiện quảng cáo được quy định tại điều 20 Luật quảng cáo thì mới có thể được quảng cáo. Trong quan hệ dịch vụ quảng cáo, tồn tại rất nhiều yếu tố phức tạp, vì hoạt động quảng cáo sẽ đưa hình ảnh của sản phẩm đó ra với cơng chúng từ đó sản phẩm đó có thể được nhiều khách hàng tìm đến hơn, chính vì vậy phải có những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo rằng những sản phẩm đó an tồn với khách hàng. Không những vậy về mặt nội dung được đưa lên quảng cáo cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện trong Luật cạnh tranh 2018 và các văn bản pháp luật liên quan để đảm bảo được những quyền lợi của các chủ thể cung ứng những sản phẩm tương tự trên thị trường. Do đặc điểm mang tính chất cơng chúng của hoạt động dịch vụ này mà các bên phải thỏa thuận chi tiết những điều khoản về điều kiện dịch vụ, vì nếu như thơng tin của sản phẩm bị đăng sai
lệch sẽ dẫn đến những hậu quả thiệt hại khó lường trước được đối với tất cả các bên chủ thể trong quan hệ quảng cáo.
Từ những quy định của pháp luật về đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ, có thể thấy được đối tượng của dịch vụ rất đa dạng và phức tạp, việc quy định rõ ràng giống như hàng hóa bình thường là điều khơng thể. Do đó việc quy định cho các bên phải tự mơ tả sản phầm mình muốn nhận được, những nghĩa vụ cung cấp thơng tin để thực hiện dịch vụ như các quy định hiện nay đã tạo ra được một chế định mềm dẻo, dễ dàng thích nghi với mọi loại hình dịch vụ.