dựng mối liên hệ thông tin
Xây dựng mối liên hệ giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa các ngân hàng với các định chế tài chính khác. Làm được điều này sẽ giúp các TCTD ở những khía cạnh: có được những thông tin tốt về nhìn nhận đánh giá các khách hàng đúng đắn hơn; ngăn ngừa sự ham muốn mưu lợi bất chính của khách hàng; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các TCTD với nhau; tăng mối đoàn kết trong cộng đồng TCTD, việc này cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo, thậm chí đã có một số bộ phận giữa các TCTD với nhau gây tai tiếng cho nhau để cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn thương sự ổn định của cả hệ thống NHTM; tạo thêm năng lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, làm thống nhất trong một số nghiệp vụ cho vay hay chính sách tín dụng hoặc chính sách lãi suất nhằm giảm bớt sự biến động không nên có trên thị trường tài chính tiền tệ; tạo niềm tin cho khách hàng khi bước chân đến bất cứ một TCTD nào.
Liên kết giữa các ngân hàng không chỉ có lợi trong tín dụng mà còn trong một trong những hoạt động hiện đại nhất của ngân hàng hiện nay là thanh toán không dùng tiền mặt. Liên kết giữa các ngân hàng sẽ tăng sự tiện ích của các khách hàng, dẫn đến việc khách hàng sẽ tăng, tăng lượng tiền nhàn rỗi, có chi phí rẻ cho ngân hàng.
Ngoài ra con một số giải pháp khác như phát trỉên, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm an ninh, an toàn trong các giao dịch điện tử. Có những giải pháp để xử lý những sự cố bất thường trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Có các giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống lại tội phạm ngân hàng.
3.3 Kiến nghị đối với Sở giao dịch I
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT VN
Cần nâng cao khả năng xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng, tăng cường thu hồi nợ, Đồng thời nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn về tài sản của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.
Tăng cường chất lượng thẩm định các khoản vay tại Ngân hàng, giảm bớt những khoản vay theo chỉ đạo, tập trung vào những khoản vay có tỷ lệ an toàn, khả năng thu hồi vôn cao.
Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm tín dụng và kiểm toán nội bộ của ngân hàng, đồng thời lập quỹ dự phòng rủi ro theo các nghiệp vụ hoạt động và đối tượng.
Ngân hàng cũng nên tăng cường hơn nữa những lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng, nhằm tạo điều kiện cho nhân viên có thể tiếp xúc với các công nghệ hiện đại trong ngân hàng, có sự hiểu biết sâu rộng, sát sao, kịp thời với những thay đổi của nghiệp vụ cũng như kỹ thuật.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tăng cường sự hợp tác giữa các chi nhánh trong ngân hàng và với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, giảm phí dịch vụ để thu hút thêm khách hàng.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN
3.3.2.1 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nhà nước
Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, điều chỉnh vĩ mô cảu ngân hàng nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính và sự thành công trong phát triển và hội nhập trên lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, để đáp ứng được các nhu cầu trên trong thời đại mới ta cần
Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng nhà nước theo hướng tinh giảm bộ máy, xây dựng NHNN thành một tổ chức mạnh, hiện đại, hợp lý hoá cơ cấu tổ chức tại cơ quan trung ương, thành lập các chi nhánh NHNN đủ mạnh để thay thế hệ thống chi nhánh theo địa giới tỉnh, tiến tới xoá bỏ mô hình ngành dọc theo cấp hành chính.
Đảm bảo cơ sở pháp lý đên NHNN thực thi đầy đủ vai trò, chức năng, trách nhiệm của NHTW trong hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ phù hợp với cơ chế
đáp ứng nhu cầu hiện đại công nghệ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ đồng thời giảm bớt sự can thiệp của các cấp chính quyền vào hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho NHNN có quyền độc lập tương đối trong điều hành các chính sách tiền tệ.
Tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát dối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNN, thực hiện vai tro điều tiết, can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ , ngân hàng trên có sở luật pháp hiện hành, tôn trọng quy luật kinh tế, chú trọng nâng cao năng lực phân tích, dự báo diến biến tài chính tiền tệ cảu NHNN nhằm thực hiện tốt mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, chống lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bên vững. Ưu tiên kiện toàn và nâng cao vai trò giám sát cảu NHNN
Xuất phát từ thực tế là khi nền kinh tế hội nhập sâu sắc; lĩnh vực tiền tệ- ngân hàng sẽ là tiêu điểm hội tụ mọi nguy cơ và đối mặt với thách thức từ nhiều phía trong nôi bộ nền kinh tế.
3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát của NHNN đối với mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại của các ngân hàng thương mại
Trước mắt cần tăng cường quyền hạn thanh tra, giám sát lớn hơn cho NHNN, cơ quan thanh tra, giám sát phải tương đối độc lập, có quyền lực đủ mạnh đình chỉ hoạt động, đóng cửa các ngân hàng mất khả năng chi trả, toàn quyền xử lý mọi hành vi vi phạm theo pháp luật.
Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát phải dựa trên cơ sở xác định rõ và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện trên cơ sở pháp lý, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ.
Hệ thống kiểm tra giám sát từ bên trong và từ bên ngoài phải được hoàn thiện, phối hợp chặt chẽ nhằm kiểm soát hiệu quả chất lượng tín dụng khi nới lỏng quy chế, hỗ trợ ngân hàng điều chỉnh các chính sách quản lý rủi ro cho phù hợp với điều kiện mới.
Hoạt động thanh tra, giám sát cần chú trọng vào các nội dung sau đây:
Thứ nhất, hoạt động thanh tra, giám sát tập trung vào công tác cho vay, quản lý tài sản có của các ngân hàng thương mại
Thứ hai, giám sát việc chấp hành, tuân thủ các quy định trong các văn bản pháp luật cuả nhà nước liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng của các ngân hàng thương mại.
Thứ ba là, thực hiện giám sát tổng thể toàn cầu theo các chuẩn mực quốc tế, quy định của nước sở tại đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thiết lập mối quan hệ trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát của những nước có liên quan. Về lâu dài cần xây dựng hệ thống giám sát tập trung có quy chế độc lập cao, giám sát toàn bộ hoạt động tài chính của hệ thống tài chính quốc gia.
3.3.2.3 Hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh trong hệ thống ngân hàng thương mại. thương mại.
Phương châm cơ bản đảm bảo an ninh tài chính của từng ngân hàng và của cả hệ thống là phải hình thành hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiện đại, sức cạnh tranh cao, làm chủ được quá trình phát triển, hội nhập, đồng thời có năng lực phản ứng tốt trước các biến động và các cú sốc tài chính. Để đạt yêu cầu trên thì quá trình cải cách nên thực hiện theo các hướng sau:
Kiện toàn và phát triển hệ thống ngân hàng, tăng cường quyền tự chủ trong kinh doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM, củng cố và phát triển hệ thống của các ngân hàng thương mại.
Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, gắn với cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hóa các NHTMQD, tạo động lực nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các NHTM, tập trung xây dựng một số ngân hàng thương mại quốc doanh có quy mô đủ lớn, bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, đồng thời phát triển hệ thống các NHTM cổ phần..
3.3.2.4 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn nền tảng pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. vực tiền tệ, ngân hàng.
Phát triển và hội nhập trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đòi hỏi nền tảng pháp lý ngân hàng nước ta trong giai đoạn tới phải đáp ứng một số điều kiện như:
Tính hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất giữa luật pháp NHNN, NHTM, thị trường tài chính. Luật pháp gắn với thanh tra, giám sát, quản lý ngoại hối và hệ
Hiêu lực pháp lý phải cao đối với cả 2 phía cơ quan quản lý và giám sát luật đối với người chấp hành.
Luật pháp phải hướng tới sự phù hợp thông lệ quốc tế và gắn với lộ trình hội nhập tài chính 2 chiều.
KẾT LUẬN
Trong suốt một chặng đường dài xây dựng và phát triển, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Để đảm bảo hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại đã có sự chú trọng tới vân đề bảo đảm an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả cơ bản sau: -Hệ thống hoá những vấn đề liên quan tới an ninh tài chính trong ngân hàng thương mại, những nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính, tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong NHTM, chỉ ra sự cần thiết bảo đảm an ninh tài chính trong các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
-Phương pháp phân tích cụ thể, toàn diện, số liệu phong phú, cập nhật, đề tài đã đánh giá được một phần thực trạng an ninh tài chính tại Sở giao dịch I
NHNo&PTNT VN. Qua đó, đề tài cũng đã nêu ra được kết quả, tổn tại, và nguyên nhân của những tồn tại này trong vấn đề bảo đảm an ninh tài chính trong NHTM -Xuất phát từ những thực trạng bảo đảm an ninh tài chính tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I trong tương lai gần.
An ninh tài chính là một vấn đề khá mới mẻ đối với các nhà quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam, mặt khác, đây cũng là vấn đề khá phức tạp và có tác động sâu rồng nên chắc chắn chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được nhận được sự cảm thông, góp ý của các thầy cô và những người đọc quan tâm đến vấn đề này.
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách và giáo trình
1. Nguyễn Hữu Tài ( chủ biên)-2002- Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ _ NXB Thống kê
2. Lưu Thị Hương ( chủ biên)-2005- Giáo trình tài chính doanh nghiệp_NXB Thống kê.
3. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào-2006- Quản trị tài chính doanh nghiệp_NXB Tài chính.
4. Nguyễn Quang Quynh, Ngô Trí Tuệ-2006- Giáo trình kiểm toán tài chính_NXB Đại học kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Văn Công-2006-Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính_NXB Đại học kinh tế quốc dân.
6. Ngân hàng thế giới-2006- Báo cáo phát triển thế giới 2007, phát trỉên và thế hệ kế cận_NXB Văn hoá-thông tin
7. Ngân hàng thế giới-2004-Quản lý và điều hành_báo cáo chung của các nhà tài trợ cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam.
8. Nguyễn Văn Công-2004- Kinh tế vĩ mô_NXB Lao động.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam-2006- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X_NXB Chính trị quốc gia.
10.Nguyễn Văn Tiến-2003-Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng_NXB Thống kê.
11.Nguyễn Văn Tiến-2003-Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng_NXB Thống kê.
12.Vũ Đình Ánh-2001-An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng_NXB Tài chính.
13.Tào Hữu Phùng-2004-An ninh tài chính quốc gia lý luận, cảnh báo và đối sách_NXB Tài chính.
14.Tô Ngọc Hưng-2003-Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng_NXB Thống kê
15.Nguyễn Duệ-2005-Giáo trình ngân hàng trung ương_NXB Thống kê 16.Tô Kim Ngọc-2001-Quản trị ngân hàng_NXB Thống kê
17.Trần Đình Định-Những quy định cuả pháp luật về hoạt động tín dụng_NXB Tư pháp.
18. Mai Siêu, Đỗ Minh Phúc, Nguyễn Quốc Tuấn-1996- Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng_NXB Thống kê.
19.Ngân hàng nhà nước Việt Nam-1995- Những vấn đề cơ bản về ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
20.Lê Văn Tư-1997- Tiền tệ, tín dụng, ngân hàng_NXB Thống kê. 21.Lê Văn Tề- 1994- Từ điển kinh tế_NXB Văn hoá thông tin
22.David Cox-1997- Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại_NXB Chính trị quốc gia. 23.Edward Waiid -1993- Ngân hàng thương mại_NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
24.Andre Barbier và Jacques Proutat -1993-Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng_Viện Khoa học và đào tạo ngân hàng
25.N.Gregory Mankiw-2004-Những nguyên lý của kinh tế học_NXB Lao động. 26.Frederic S.Mishkin-1992-Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính_NXB
Thống kê.
27.Peter S.Rose-2004-Quản trị ngân hàng thương mại_NXB Tài chính. 28.Brealey Myers-2005-Principles of corporate company
29.Brealey, Mayers, Marcus-2004-Fundamentals of Corporate Finance 30.Helfert_2004-Financial Analysis Tools and techniques
31...
Báo, tạp chí
32.Tạp chí ngân hàng
33.Thời báo kinh tế Việt Nam 34.Báo đầu tư
35.Báo nhân dân 36...
Các trang WEB 37. http:// www.mpi.gov.vn 38.http://www.mof.gov.vn 39.www.dantri.com.vn 40.www.vneconomy.com.vn 41.www.ethitruong.com.vn 42.http://www.kiemtoan.com.vn 43.http://www.gdt.gov.vn 44.www.sbv.gov.vn 45.www.acb.com.vn 46.www.icb.com.vn 47.www.vcb.com.vn 48... Một số tài liệu khác
49.Bản cáo bạch của các ngân hàng 50.Báo cáo tài chính của các ngân hàng 51...