Nguồn vốn tuy đạt mức tăng trưởng khá, nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tài chính chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 74%) trong tổng nguồn vốn và tập trung vào một số khách hàng lơn nên tính ổn định và bền vững của nguồn vốn huy động chưa cao. Nguồn dân cư và nguồn huy động ngoại tệ thấp. Dư nợ tăng nhưng cơ cấu dư nợ cho vay DNNN còn ở mức cao (60%). Nợ quá hạn tăng về giá trị tuyệt đối.
Hiệu quả công tác tiếp thị khách hàng cong hạn chế : chưa khai thác được nhiều khách hàng vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu thanh toán, vừa có nguồn ngoại tệ…Khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn lớn để duy trì thường xuyên tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay theo định hướng đề ra. Tỷ trọng thu từ dịch vụ có tăng nhưng vẫn thấp.
Cho đến nay, Sở giao dịch vẫn tồn tại những chỉ số tài chính yếu kém như: Hiệu quả kinh doanh thấp, vốn tự có nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chất lượng tín dụng chưa cao như nợ quá hạn, nợ tồn đọng lớn chi phí nghiệp vụ cao, khả năng sinh lời thấp...
Nguồn vốn hiện nay đang tăng trưởng mạnh nhưng hiện tại đang có một số khó khăn khi thị trường chứng khoán của Việt Nam phát triển không ổn định, chính vì vậy mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chia sẻ nguồn vốn với các công ty chứng khoán. Đồng thời rủi ro mất vốn là rất cao khi ngân hàng đồng ý cho vay chứng khoán. Lượng vốn này là không nhỏ, tuy không ảnh hưởng ngay lập tức tới các ngân hàng nhưng về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động kinh doanh, đầu tư của ngân hàng.
Trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia tín dụng và các viên chức quản lý chưa đáp ứng đủ được yêu cầu đảm bảo cho Sở giao dịch hoạt động được an toàn và hiệu quả. Chi phí nghiệp vụ còn cao và hiệu quả thấp trong hầu hết các ngân hàng thương mại ( tỷ lệ chi phí nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại quốc doanh bình quân 9%, trong khi tỷ lệ này ở các nước là vào khoảng 2,5 - 3%). Tình trạng ỷ lại vào sự bảo trợ của Nhà nước còn khá nặng nề. Hoạt động ngân hàng còn lẫn lộn giữa mục tiêu kinh doanh và mục tiêu chính sách dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng và rất khó kiểm soát.
Khách hàng của các tổ chức tín dụng hiện nay là các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp cổ phần, trong khi tình trạng tài chính của một số doanh nghiêp trong số này có được cải thiện nhưng vẫn nằm trong vùng báo động. Tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp này cũng làm ảnh hưởng đến sự an toàn, vững mạnh của hệ thống ngân hàng.
Khi mở cửa hội nhập, điều tất yếu là sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng của các ngân hàng thương mại nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ đứng trước một nguy cơ rất lớn khi phải chia sẻ khách hàng, thêm vào đó, tiềm lực của các ngân hàng thương mại nước ngoài rất lớn, tất yếu sự bảo đảm sẽ lớn hơn, cơ hội đầu tư thu lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam sẽ giảm đảng kể. Còn một vấn đề nữa đang gây lo ngại cho các ngân hàng Việt Nam là hiện tượng chảy máu chất xám khi các nhân viên có trình độ, nghiệp vụ của các ngân hàng nội địa chuyển sang làm cho các ngân hàng nước ngoài do chế độ đãi ngộ cao, cơ hội thăng tiến tốt hơn...
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TẠI SỞ GIAO DỊCH-NHNo&PTNT VN