Diễn biến tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là, phát sinh một số loại tội phạm mới. Tội phạm về tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả có xu hướng tăng hơn với tính chất nguy hiểm, liều lĩnh hơn, đòi hỏi sự cảnh giác cao độ của ngành ngân hàng và các cơ
như truy cập vào mạng của ngân hàng để biển thủ tiền trên tài khoản, làm thẻ giả để rút tiền, tội phạm rửa tiền qua hệ thống thanh toán, chuyển tiền...
2.2.3 Đảm bảo vững mạnh trong hoạt động ngân hàng
Quy mô tiền gửi cho vay nền kinh tế tăng liên tục. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên, chứng tỏ Sở giao dịch đã chú trọng hơn đến mở rộng các đối tượng sản xuất kinh doanh ngoài khu vực nhà nước. cùng với sự phát triển của khu vực tư nhân, quy mô tín dụng cho vay có triển vọng tăng khả quan. Tuy nhiên trong thời gian gần đây. Sở giao dịch cũng như một số các chi nhánh khác của ngân hàng Nông nghiệp đồng loạt hạn chế cho vay. Xu hướng giảm dần của tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng được giải thích là nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng và cũng là để đảm bảo tổng dư nợ luôn được giữ ở mức độ an toàn.
Về dự trữ bắt buộc, theo quy định của NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHNo&PTNT như sau:
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng: VNĐ là 4%, ngoại tệ là 8%. - Đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng cho cả VNĐ và ngoại tệ là 2%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này không thay đổi trong giai đoạn 2005 - 2007. Đối với Sở giao dịch, lượng tiền dự trữ bắt buộc cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Tình hình dự trữ bắt buộc
Đơn vị: tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Không kỳ hạn và kỳ hạn
dưới 12 tháng 63,5 133,4 217,04 Kỳ hạn từ12 tháng đến
dưới 24 tháng 13,22 14,02 16,48
Lượng tiền dự trữ bắt buộc này được phản ánh vào tài khoản “Tiền gửi thanh toán của NHNN”, thường chiếm từ 1,2% - 2,2% tổng tài sản.
Ngoài lượng tiền dự trữ bắt buộc trên, Ngân hàng cũng thực hiện dự trữ thanh toán nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán hàng ngày. Tỷ lệ này được duy trì đều đặn là 10% cho tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn trong các năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này được điều chỉnh, phân biệt giữa tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng (là 17%) với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng (là 3%). Cụ thể:
Bảng 2.5: Tình hình dự trữ thanh toán
Đơn vị: tỷđồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Không kỳ hạn và kỳ hạn
dưới 12 tháng 93,5 235,9 703,1 Kỳ hạn từ12 tháng đến
dưới 24 tháng 66,1 70,1 24,7
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp SGD)
Với lượng tiền dự trữ thanh toán như trên, SGD luôn duy trì hạch toán đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo chính xác và an toàn.
Thêm vào đó, thu nhập của Sở giao dịch chủ yếu đuợc tạo ra từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thanh toán, trong đó tín dụng cho vay chiếm phần lớn nên khả năng tăng thu nhập bị nhiều hạn chế, đặc biệt là trong điều kiện tự do hóa tài chính, cạnh tranh lãi suất khốc liệt và từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng cho nước ngoài như hiên nay. Tuy nhiên trong những năm gân đây, tỷ lệ thu từ dịch vụ trong tổng thu của Sở có cải thiện đáng kể năm 2007 tỷ lệ này là 6.63%.
Về tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng, tỷ lệ này là khá ổn định qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ này là 0.38%, và trong kế hoạch năm 2008, Sở giao dịch thúc đẩy tăng lên đến 0.4%
cao, các nhân viên trong Sở giao dịch đều được trải qua khóa đào tạo của trung tâm đào tạo trực thuộc NHNo&PTNT VN. Thể hiện rõ kỳ vọng không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực thông qua hình thức đào tạo trong, ngoài nước, với mục tiêu nâng cao tầm và kỹ năng cán bộ lãnh đạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ có kỹ năng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ, có khả năng về quản trị công nghệ hiện đại, có phẩm chất tốt về đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và có sức cạnh tranh trên thị trường và đủ khả năng hội nhập vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới.