Đặc điểm nổi bật là các ngân hàng thương mại Việt Nam cả quốc doanh và ngoài quốc doanh đều có số vốn nhỏ, khó đáp ứng đủ các yêu cầu, chuẩn mức quốc tế. Vốn tự có của các NHTMQD rất nhỏ bé cả về số tuyệt đối (5600 tỷ đồng) và tỷ trọng trên tổng tài sản có, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có: 1998 là 3,07%, 1999 là 3,12%, năm 2000 là 2,8%. Như vậy mức vốn tự có của các NHTMQD là hết sức nhỏ bé so với chuẩn mực quốc tế tối thiểu là 8%.
Tình hình nợ quá hạn gia tăng đã đe doạ nghiêm trọng tới an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng. Nếu tính về lượng thì nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm tới 70% tổng số nợ quá hạn của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ này của Sở giao dịch hiện tại đang là 20.3tỷ đồng ( số liệu năm 2007) trong khi năm 2006 chỉ dừng lại ở mức 6.06 tỷ đồng. như vậy là trong thời gian gần đây, tình hình nợ quá hạn của Sở giao dịch đã tăng nhanh, gây ra nguy cơ mất an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Biểu đồ 2.6: tỷ trọng nơ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Tỷ trọng nợ quá hạn của Sở giao dịch năm 2007 84% 1% 15% Nợ quá hạn DNNN Nợ quá hạn DN NQD Nợ quá hạn cá nhân
Trong tổng số nợ quá hạn của Sở giao dịch thì nợ quá hạn của các DNNN là cao nhất, chiếm tỷ lệ 84%. Đứng tiếp theo là cá nhân với tỷ lệ 15%, và đứng cuối là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tỷ lệ 1% tổng nợ quá hạn.
Trong tổng số nợ quá hạn thì nợ qúa hạn của những khoản vay không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn đang hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất và nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ cũng không còn chiếm tỷ trọng nhở nhất, như vậy là trước mắt chỉ có thể giải quyết được chưa tới 1/3 tổng số nợ quá hạn là những khoản nợ có tài sản đảm bảo, khoảng 3/5 tổng nợ quá hạn phải giải quyết trong một vài năm vì không có tài sản đảm bảo và gần 10% tổng nợ quá hạn không còn cơ hội để thu hồi.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Sở giao dịch năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạtđộng tín dụng các năm 2005, 2006, 2007)