Định hướng phát triển của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN potx (Trang 52 - 56)

Với tư cách là một ngành dịch vụ cấp cao và thuộc hàng tiên phong, đi đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng đã có những kế hoạch, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể đã được ban hành kèm theo quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/06/2003. Chiến lược này đã được thiết lập cùng với thời kỳ ngành đang được chuẩn bị tích cực các nội dung về lĩnh vực dịch vụ Ngân hàng trong nhóm các tiêu chí cam kết dịch vụ của văn kiện đàm phán của Việt Nam gia nhập WTO. Các định hướng lớn trong chiến lược đó cũng nhờ đó mà rất phù hợp với kết quả đảm phán được trong văn kiện gia nhập WTO mà Việt Nam đã chính thức là thành viên từ ngày 7/11/2006. Các định hướng phát triển dịch vụ ngành ngân hàng Việt Nam bao gồm:

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;

- Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và hướng tới phù hợp với WTO mà Việt nam đã là thành viên chính thức từ 7/11/2006;

- Tăng cường vai trò ảnh hưởng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với thị trường tài chính khu vực và vươn ra quốc tế.

- Phát hành và niêm yết chứng khoán của các NHTM Việt Nam trên TTCK trong nước và trên thị trường tài chính quốc tế...

- Tham gia các điều ước quốc tế, các câu lạc bộ, các diễn đàn khu vực và quốc tế về tiền tệ, Ngân hàng.

- Có lộ trình tích cực về áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế áp dụng cho hoạt động Ngân hàng thương mại - Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra - giám sát Ngân hàng;

- Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 1/4/2007;

- Xoá bỏ dần, tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy động vốn VND; loại sản phẩm, loại dịch vụ...Ngân hàng trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tiếp ngay sau quá trình tự do hoá tài khoản vãng lai là giai đoạn đồng thời tự do hoá tài khoản vốn theo một lộ trình tích cực.

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh...

Trong nghị định đó cũng chỉ rõ hướng phát triển của các ngân hàng thương mại quốc doanh trong thời kỳ tới.

Đến nay hệ thống NHTMQD chiếm thị phần huy động vốn khoảng 67% và thị phần dịch vụ tín dụng tới 65% trong tổng doanh số hoạt động của thị trường tín dụng của toàn ngành. Trong thời điểm hiện tại, các NHTMQD đang thực hiện đề án tổng thể về cơ cấu lại hoạt động và tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của khách hàng trong điều kiện hội nhập. Theo chủ trương của Chính phủ, trong số các nội dung cơ bản cần cơ cấu lại bao gồm cả việc cơ cấu lại sở hữu bằng hình thức cổ phần hoá. Trong quá trình cơ cấu lại sở hữu sẽ đồng thời là nhân tố khách quan để các Ngân hàng này phát triển thành các Tập đoàn Tài chính lớn hơn. Không phải chỉ ở Việt nam, mà ngay cả ở những quốc gia rất coi trọng mô hình Ngân hàng chuyên doanh với qui mô vừa và nhỏ như ở Mỹ, Anh, Canada v.v thì theo qui luật của tập trung và tích tụ tư bản, ở đó vẫn xuất hiện những Tập đoàn Tài chính đa năng. Vì vậy, với tư cách là những Ngân hàng hàng đầu của Việt nam trong lịch sử cũng như trong hiện tại thì việc phát triển các NHTMQD trở thành những tập đoàn Tài chính đa năng qui mô lớn hơn, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực vẫn rất cần thiết và là xu hướng tất yếu ngay cả khi hầu hết các Ngân hàng này đã

- Đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM theo Đề án tái cơ cấu NHTMQD đã được Chính phủ phê duyệt từ 10/2001.

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng:

+ Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTMQD từ Hội sở chính đến chi nhánh theo hướng tuân thủ chiến lược khách hàng, không coi trọng việc mở rộng chi nhánh nhưng nhất thiết phải coi trọng tính chuyên nghiệp để nắm chắc đặc điểm, động thái của từng nhóm khách hàng, từng loại nghiệp vụ để phát triển thị trường trên cơ sở phát triển “quầy” giao dịch và phát huy mạnh mẽ thành tựu công nghệ ngày càng hiện đại.

+ Chuyển sang mô hình quản trị kinh doanh theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Đồng thời phát triển thành các Tập đoàn Tài chính đa năng;

+ Đổi mới tổ chức bộ máy ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế: Hội đồng quản trị phải là cơ quan quyền lực tối cao, có thực quyền đại diện chủ sở hữu, giám sát toàn diện hoạt động Ngân hàng và Ban điều hành, đồng thời chịu rủi ro cuối cùng về hoạt động của Ngân hàng. Bộ phận tham mưu, tác nghiệp cho HĐQT gồm có ít nhất Ban kiểm soát và Ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng/Uỷ ban quản lý rủi ro;

+ Phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử (ATM, auto-branch hay kiosk bank) mà không nhất thiết phải mở nhiều chi nhánh nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ, chuyển hướng thị trường hoặc thay đổi nhóm khách hàng.

- Tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh:

+ Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến về nghiệp vụ bán lẻ, thanh toán và giao dịch;

+ Phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến – Các NHTM nói chung, NHTMQD nói riêng phải là thành viên trong mạng thanh toán quốc gia, thống nhất một trung tâm phát hành thẻ và phương tiện thanh toán khác. Thông qua Trung tâm này không chỉ đảm bảo cho NHTW quản lý có hiệu qả lưu thông tiền tệ trong điều hành CSTT, mà quan trọng hơn là sẽ tiết kiệm rất lớn và dễ dàng phát triển thị trường hơn nhiều cho các NHTM, TCTD so với mạng khép kín cục bộ hoặc từng nhóm cục bộ như hiện nay.

+ Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục quản lý theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và phù hợp thông lệ quốc tế;

+ Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập chịu sự giám sát của Thanh tra chuyên ngành NH;

+ Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro; Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản nợ/có, Quản lý tài chính - kế toán; Quản lý nhân lực; Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ; Quản lý chiến lược kinh doanh & Marketing; Hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập Ban/Hội đồng quản lý tài sản nợ/có và phát triển hệ thống kiểm tra trực thuộc Ban điều hành.

- Tăng cường năng lực tài chính:

+ Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn dài hạn trên TTCK sơ cấp đồng thời “lỏng hoá” các công cụ tài chính trung và dài hạn trên TTCK thứ cấp/OTK thông qua việc thành lập hoặc tham gia chợ đầu mối chứng khoán thứ cấp; Sáp nhập; hợp nhất; mua lại, gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược, phát hành kỳ phiếu dài hạn v.v để tăng VTC. Bảo đảm VTC/TSC tối thiểu (8%) trong trung hạn;

+ Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối càng sớm càng tốt. Xây dựng cơ chế ngăn chặn sự gia tăng của nợ xấu mới. Gắn cải cách Ngân hàng với cải cách doanh nghiệp Nhà nước bằng cách Chính phủ phải có cơ chế đủ minh bạch để xác định quyền chủ nợ và nghĩa vụ đích danh của con nợ đối với các DNNN trước khi CPH hoặc thay đổi quan hệ sở hữu;

- Phân biệt chức năng của NHNN và NHTM; chức năng cho vay của Ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.

- Cổ phần hoá các NHTMQD gắn liền với hiện đại hoá công nghệ và trình độ quản lý, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các TCTD có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín cao trên trường quốc tế mua cổ phiếu và tham gia điều hành;

BOX 3.1. Nhận định của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về

ngân hàng sau khi gia nhập WTO

PV: Có dự báo cho rằng, một số ngân hàng thương mại bị cạnh tranh và đào thải sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?

Ông Lê Đức Thuý_Thống đốc ngân hàng nhà nước: Đối với hệ thống ngân hàng,

tôi tự tin nói rằng, thách thức là rất lớn, nhưng hệ thống này sẽ đứng vững và đi lên, bởi nó đã trải qua quá trình thực hiện các cam kết AFTA, quá trình thử thách của cam kết theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và đã được chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Tôi nghĩ rằng, với sự chuẩn bị như thế, cả hệ thống nói chung sẽ đứng vững. Tất nhiên, trong quá trình cạnh tranh và phát triển, sẽ có những người yếu kém hoặc có những quyết định không chính xác và gặp rủi ro bị đào thải.

Nguồn: báo Đẩu tư số ra ngày 14/01/2007

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính tại Sở giao dịch I NHNo & PTNT VN potx (Trang 52 - 56)