Lĩnh vực môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 38 - 39)

I. BỐI CẢNH KINH TẾ HÓA NGÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC

2. Thực trạng kinh tế hóa trong tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 –

2.5. Điều tra cơ bản phục vụ quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên

2.5.4. Lĩnh vực môi trường

Triển khai thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải hồn thành việc xử lý ơ nhiễm triệt để, có 87 cơ sở đã được cấp chứng nhận hồn thành các biện pháp xử lý ơ nhiễm triệt để, 27 cơ sở đã giải thể hoặc phá sản, 106 cơ sở cơ bản hoàn thành nhưng chưa được cấp quyết định chứng nhận hoàn thành, 198 cơ sở đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, 21 cơ sở chưa triển khai. Hiện nay, các cơ quan đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Công tác quản lý chất thải và cải thiện mơi trường ngày càng được quan tâm hơn. Hồn thành xây dựng “Kế hoạch xử lý triệt để ơ nhiễm mơi trường do hố chất trên phạm vi cả nước” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung triển khai Kế hoạch quốc gia về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường đến năm 2010; tổ chức nghiên cứu, đề xuất các nội dung nhằm hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách về quản lý các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs).

Hoạt động quan trắc, thông tin môi trường ở cả Trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, trong đó đã đặt trọng tâm vào các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, đô thị và lưu vực sơng; qua đó cung cấp các thơng tin cần thiết cho xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án phịng ngừa và khắc phục ô nhiễm.

Phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan huy động các lực lượng tham gia, xử lý các vụ việc liên quan đến mơi trường nên đã tạo những chuyển biến tích cực trong các tầng lớp nhân dân về nhận thức, sự đồng thuận và quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường. Đã tổ chức các đồn cơng tác kiểm tra việc khắc phục vi phạm pháp luật về mơi trường tại các “điểm nóng” như: Cơng ty CPHH Vedan Việt Nam, Cơng ty TNHH nhà máy tàu biển Huyndai-Vinashin, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Tổng cơng ty Giấy Việt Nam, Công ty TNHH Miwon thuộc tỉnh Phú Thọ; kiểm tra việc cung cấp nước sạch cho “làng ung thư” thuộc xã Thạch

Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tham gia Đồn cơng tác của Bộ kiểm tra việc triển khai các dự án khai thác quặng Bauxite tại Tây Nguyên theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và Thơng tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội Vụ, các Bộ, ngành đã thành lập cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường, phần lớn là Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Nhân dân các tỉnh đã phê duyệt, ban hành quyết định thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường. Tổ chức bộ máy làm công tác bảo vệ môi trường từng bước được ổn định và phát triển từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Một số tỉnh đã thành lập được Phịng Cảnh sát Mơi trường trực thuộc Cơng an tỉnh với số lượng 10 đến 20 cán bộ, nhân viên.

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w