ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 46 - 50)

Trong giai đoạn xây dựng và tổ chức kế hoạch 5 năm 2006-2010, ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được một số thành tựu về mặt kinh tế hóa như sau:

1. Những thành tựu

1.1. Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật tài ngun và mơi trường ngày càng được củng cố và hoàn thiện đã giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản, bảo vệ mơi trường, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

1.2. Công tác điều tra cơ bản được tăng cường và duy trì thường xuyên, đáp ứng đòi hỏi quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:

- Điều tra thu thập và kịp thời xử lý, cung cấp số liệu điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản) đáp ứng nhu cầu phục

vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch và thực thi nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

- Điều tra thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin, dữ liệu về môi trường (đất, nước, khơng khí, hệ sinh thái sơng, biển); quan trắc mức độ ô nhiễm môi trường; các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, nước, rác thải... đáp ứng u cầu phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Thu thập đầy đủ, thường xun các thơng tin về khí tượng, thủy văn, đáp ứng yêu cầu dự báo khí tượng thuỷ văn và cảnh báo, phịng ngừa thiên tai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã được tồn xã hội nhận thức, quan tâm, có kế hoạch triển khai rộng rãi, cụ thể nhằm ứng phó với những ảnh hưởng bất lợi với sức khỏe người dân, an tồn và an ninh lương thực, đói nghèo, dịch bệnh…

1.3. Giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường đã đạt nhiều kết quả tiến bộ. - Luật bảo vệ môi trường, luật đa dạng sinh học và nhiều cơ chế, chính sách khác về bảo vệ mơi trường đã được xây dựng đã đóng vai trị quan trọng trong công tác ngăn ngừa, phịng chống, khắc phục suy thối, ơ nhiễm mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...

- Triển khai hệ thống quan trắc và phân tích mơi trường đã có báo cáo định kỳ về hiện trạng mơi trường theo tiến độ. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường các khu công nghiệp, khu vực làng nghề, ở các thành phố và khu đô thị lớn đã được cảnh báo và bước đầu đã được khắc phục.

- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về môi trường, phát triển bền vững đã được thực hiện rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.4. Tổ chức bộ máy của ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương đã được tăng cường, củng cố, kiện tồn; trong đó tổ chức bộ máy làm cơng tác bảo vệ môi trường đã từng bước được ổn định và phát triển từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Một số tỉnh đã thành lập được Phịng Cảnh sát Mơi trường trực thuộc Cơng an tỉnh. Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thực hiện chủ trương tiết kiệm, tránh lãng phí; phịng, chống tham nhũng có hiệu quả.

1.5. Năng lực, trình độ, tiềm lực khoa học - cơng nghệ của ngành tài nguyên và mơi trường ngày càng được phát triển theo hướng chính quy, hiện đại.

1.6. Mở rộng quan hệ quốc tế song phương, đa phương, đẩy mạnh hội nhập kinh tế trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Bên cạnh đó, kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 cịn có nhiều hạn chế.

2. Những mặt hạn chế

2.1. Thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường chậm đổi mới, cịn nặng tính hành chính, bao cấp, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao. Cơ chế quản lý tài ngun và mơi trường cịn mang nặng tính chất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp; chưa theo kịp với sự chuyển đổi của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đang hình thành và vận hành sâu rộng trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

2.2. Công tác điều tra cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật và cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường kể cả về số lượng và chất lượng. Cơ chế quản lý và chia sẻ thơng tin cịn nhiều bất cập. Những thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu đang là áp lực lớn cho phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

2.3. Một số cơ chế, chính sách về quản lý môi trường chưa được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với cơ chế quản lý mới của nền kinh tế. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường cịn xảy ra phổ biến ở các khu công nghiệp, làng nghề, khu đơ thị có mật độ dân số cao… chưa được giải quyết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Môi trường vẫn bị tiếp tục xuống cấp nhanh. Nhiều dự án gây ô nhiễm môi trường đang trở thành các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Chính sách “xã hội hóa” đầu tư bảo vệ mơi trường chưa được tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện.

2.4. Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ còn hạn chế về chất lượng và hiệu quả, đặc biệt cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

2.5. Cơ chế vận hành của bộ máy quản lý ngành tài ngun và mơi trường vẫn cịn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp, chậm đổi mới về tư duy kinh tế. Dịch vụ do ngành cung cấp cịn yếu, hoạt động mang tính theo đơn đặt hàng của nhà nước mà chưa thực sự phát huy được tiềm năng, chưa vận động theo đúng cơ chế thị trường.

2.6. Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức của ngành cịn bất cập chưa được đáp ứng yêu cầu phát triển.

2.7. Nguồn tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

2.8. Vai trò của ngành đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân chưa được đánh giá đúng mức, dẫn đến những nhìn nhận và đầu tư chưa thoả đáng cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường.

3. Ngun nhân

Những hạn chế trên có ngun nhân khách quan là do Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam mới được thành lập năm 2002 trên cơ sở hợp nhất các đơn vị đã có sẵn, giai đoạn đầu phải từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ. Các lĩnh vực riêng lẻ của ngành trước đây hầu hết là dịch vụ cơng, sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và mơi trường cho nên hoạt động mang nặng tính bao cấp, kế hoạch; các mối quan hệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chưa tuân theo hoặc tuân theo chưa đầy đủ các quy luật kinh tế thị trường, đặc biệt quy luật cung-cầu, quy luật giá cả và quy luật cạnh tranh.

Đến tháng 12 năm 2009, sau một thời gian tương đối đủ để hoàn thiện chức năng nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy tổ chức, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra một chủ trương xuyên suốt trong tồn ngành là “kinh tế hóa ngành tài ngun và môi trường”. Chủ trương này nhằm mục tiêu thúc đẩy việc đổi mới công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường theo hướng thị trường hố các nguồn tài nguyên, chủ động vận dụng các quy luật khách quan, khả năng tự điều tiết của kinh tế thị trường, tăng cường áp dụng các cơ chế, công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực tư duy, nghiên cứu và phân tích kinh tế trong ngành tài ngun và mơi trường, đáp ứng tốt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Bên cạnh đó Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010” cũng đã chỉ rõ: “Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả, tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước cịn bị lãng phí, thất thốt nghiêm trọng”, nguyên nhân là do “chậm xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, “cải cách hành chính cịn chậm và kém hiệu quả” và “chưa có chính sách, giải pháp đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội”.

Từ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường giai đoạn 2006-2010, em xin đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa trong xây dựng và tổ chức thực kế hoạch 5 năm giai đoạn 2010-2015.

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w