III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu
1.1 Các giải pháp chủ yếu
1.1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ,giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài ngun và mơi trường trong các cấp ủy giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài ngun và mơi trường trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành.
Công việc này phải được tiến hành thường xuyên và sâu rộng, trước hết là những các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, đảng viên, cán bộ, cơng nhân viên chức, người lao động trong ngành. Tập thể cán bộ, công nhân viên trong ngành phân công nhiệm vụ cùng nhau xây dựng cơ sở lý luận, đưa ra giải pháp thực hiện chủ trương. Việc tuyên truyền phải được thực hiện đến toàn thể cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi cả nước. Có như vậy các chủ trương, chính sách mới của ngành như thuế, phí, lệ phí mới được các cá nhân, doanh nghiệp đồng tình và nghiêm chỉnh thực hiện góp phần hồn thành kế hoạch 5 năm 2011-2015.
1.1.2. Tăng cường năng lực, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan quảnlý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương, thực hiện lý nhà nước về tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương, thực hiện cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trình độ phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và mơi trường
a. Kiện tồn tổ chức bộ máy
Để kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2011-2015, ngành tài nguyên và môi trường cần thực hiện những giải pháp sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định 25/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nhằm xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt với các đơn vị mới được thành lập, đủ mạnh và trong sạch; phù hợp với Chương trình cải cách hành chính cơng của Chính phủ.
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
nhằm cải cách triệt để các thủ tục hành chính các lĩnh vực thuộc Bộ quản lý. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và trình độ phục vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
b. Thực hiện đổi mới tổ chức và phương thức vận hành
Nhằm thực hiện cải cách hành chính để nân cao hiệu lực, hiệu quả và trình độ phục vụ quản lý nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phân biệt và tách rõ chức năng của các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế phối hợp để phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy. Xây dựng Tổng công ty tài nguyên và mơi trường nhằm bảo đảm có đủ năng lực thực thi các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng, tham gia thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế của Bộ.
Bộ cần tiếp tục thực hiện phân cấp mạnh hơn về kế hoạch, tài chính, khoa học-cơng nghệ, hợp tác quốc tế nhằm giúp các đơn vị chủ động hơn trong công việc được giao và có điều kiện hướng về địa phương và cơ sở, thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Phân cấp cụ thể chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực quản lý tài ngun nước, khống sản, mơi trường đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với địa phương trong quá trình thực hiện 7 chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
1.1.3 Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của đẩy mạnh kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
a. Công tác cán bộ
Trong giai đoạn tới, Bộ Tài nguyên và mơi trường cần xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, tơn trọng pháp luật, tính chun nghiệp cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo hướng thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên và mơi trường, u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đồn thể, cộng đồng để ngăn ngừa, phịng chống tham nhũng, tiêu cực; đi đôi với việc đổi mới phương thức tuyển dụng, đề bạt, sắp xếp cán bộ.
b. Nhiệm vụ đào tạo
Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Viện, Trường đại học đào tạo cán bộ tài ngun và mơi trường trình độ đại học và sau đại học. Xây dựng và triển khai quy hoạch nâng cấp hệ thống các trường thuộc Bộ quản lý
Thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các trường thuộc Bộ quản lý, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo trung học, cao đẳng tài nguyên và môi trường. Xây dựng kế hoạch, chương trình, giáo trình đào tạo chính qui.
Đẩy mạnh cơng tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ngành tài ngun và mơi trường về chính trị, hành chính, chun môn nghiệp vụ, ngoại ngữ... để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.4. Phát triển khoa học cơng nghệ
Kinh tế hóa ngành tài ngun và mơi trường cần chú trọng đến việc phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc và dự báo; ứng dụng công nghệ viễn thám, cơng nghệ định vị tồn cầu, nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu quốc gia theo quan điểm động để kết nối với Hệ quy chiếu quốc tế ITRF; xây dựng kế hoạch tăng cường nhanh tiềm lực khoa học công nghệ một cách trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng.
Đổi mới cơng nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, góp phần đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài ngun và mơi trường, trong đó đặc biệt chú trọng về tài nguyên và môi trường biển, làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng biển đảo và bảo vệ an ninh quốc phịng.
Đẩy nhanh tiến trình đổi mới và hồn thiện cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng hiện đại hố ngành tài ngun và mơi trường, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hoạch định các nhiệm vụ khoa học công nghệ bảo đảm gắn liền với mục tiêu phát triển ngành trong từng thời kỳ, phục vụ trực tiếp việc triển khai các chiến lược, quy hoạch của ngành tài nguyên và môi trường.
1.1.5. Tăng cường công tác đầu tư phát triển, nâng cao năng lực phục vụ vềcơ sở vật chất trang thiết bị cơ sở vật chất trang thiết bị
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước về ngành tài nguyên môi trường trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, Bộ Tài nguyên và môi trường cần phải tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Bộ cần thu tối đa các nguồn đầu tư phát triển phục vụ cho triển khai các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành; đầu tư đồng bộ hệ thống, tập trung sức đầu tư hoàn thành đúng tiến độ các dự án, cơng trình quan trọng; bổ sung, điều chỉnh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án quy hoạch hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020, hệ thống rada biển; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng mạng thông tin diện rộng tốc độ cao giữa Bộ và các địa phương.
Nghiên cứu cơ chế huy động, đẩy mạnh đầu tư bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thối và cải thiện chất lượng mơi trường, đặc biệt ở các thành phố lớn, các khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các làng nghề.
Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, trang thiết bị ứng dụng tiến bộ khoa học cho công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc tài ngun đất, nước, khống sản, mơi trường, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ theo định hướng công nghệ số hiện đại.
1.1.6. Mở rộng hợp tác quốc tế đa phương và song phương
Giai đoạn 2011-2015 là thời kỳ mở rộng hợp tác và hội nhập các quốc gia trên toàn thế giới. Ngành tài nguyên và môi trường cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tham gia vào các sáng kiến tài nguyên môi trường và hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực biển Đông.
- Thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương để tăng cường năng lực quản lý quốc gia tài ngun và mơi trường; tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế dựa trên các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực: WTO, APEC và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; duy trì và phát triển quan hệ đối tác với các Hiệp hội mà Việt Nam là thành viên (ASEAN, ASEM…) và các đối tác khác.
1.2. Dự toán thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2015
Thúc đẩy kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 ngành tài nguyên và mơi trường cần sử dụng các cơng cụ thuế, phí, lệ phí; sử dụng các cơ chế liên quan đến trách nhiệm pháp lý như tiền phạt, kí quỹ, đặt cọc, bồi thường, hoàn trả, bồi thường thiệt hại; cần lượng giá và buộc bồi thường thiệt hại cho ngành tài nguyên và mơi trường nhằm tạo khung chính sách, cơ chế tạo nguồn thu ngân sách từ tài nguyên môi trường trên nguyên tắc: người sử dụng, hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải trả tiền, người gây ô nhiễm môi trường và suy thối tài ngun phải trả chi phí khắc phục và tái tạo.
Thực hiện được các biện pháp như trên, dự toán về thu chi ngân sách giai đoạn 2011-2015 như sau:
1.2.1. Tổng thu ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách Bộ Tài nguyên và Mơi trường 5 năm 2011-2015 ước tính đạt mức 109.464 triệu đồng, tăng hơn 122% so với giai đoạn 5 năm trước, chủ yếu từ nguồn thu học phí của các trường trong Bộ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động khống sản, lệ phí cấp phép thăm dò tài nguyên nước và từ nguồn thu tiền khai thác tài liệu đo đạc - địa chính, địa chất - khống sản.
1.2.2. Tổng chi của ngân sách nhà nước
Tổng chi ngân sách Bộ Tài ngun và Mơi trường 5 năm 2011-2015 ước tính là 22.302.722 triệu đồng, tăng hơn 152% so với giai đoạn 5 năm trước; trong đó chi đầu tư phát triển là 5.761.993 triệu đồng, tăng hơn 187%; chi thường xuyên 16.101.192 triệu đồng, tăng hơn 139% ; chi chương trình mục tiêu quốc gia là 439.537 triệu đồng, tăng gấp khoảng 5 lần, chủ yếu là khoản chi cho Chương trình MTQG về biến đổi khí hậu.