XÁC ĐỊNH CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA NGÀNH TÀ

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 50 - 53)

TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG THEO HƯỚNG KINH TẾ HĨA

1. Bối cảnh chung

Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành tài nguyên và môi trường đã được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của ngành tài nguyên và mơi trường nói riêng nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những mặt yếu của Kế hoạch 5 năm 2006-2010.

Tình hình chung thế giới vừa qua cho thấy bối cảnh kinh tế với những thay đổi nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng, tác động xấu của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu sẽ có những ảnh hưởng khơng thuận lợi cho quá trình bắt đầu của kỳ kế hoạch 5 năm 2011-2015 sắp tới.

Trong thời gian tới, xu thế hịa bình, cùng hợp tác phát triển vẫn tiếp tục phát huy. Xu hướng tồn cầu hóa với các hình thức tự do hóa về kinh tế và tài chính vẫn tiếp tục phát triển, các hình thức liên kết kinh tế mới sẽ tiếp tục xuất hiện, tạo nên những cơ hội thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Q trình hồi phục kinh tế sau khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, q trình tái cấu trúc lại nền kinh tế sẽ tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ cho sự phát triển chung của tất cả các ngành, các lĩnh vực.

Nước ta là một trong 10 nước trên thế giới được đánh giá có sự phong phú về đa dạng sinh học và được xác định là một đất nước được ưu tiên trong hệ thống bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái phong phú chủng loại rừng tự nhiên, đầm lầy, sông, các dải san hô là cái nôi che chở cho gần 10% tổng số động vật có vú và các lồi chim thế giới; trong đó, nhiều lồi duy nhất chỉ thấy có tại Việt Nam hoặc tìm thấy ở rất ít nơi trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, đất đai bị xói mịn và thối hóa, mơi trường và nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm, xuống cấp; việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản thiếu sự kiểm soát chặt chẽ đã tác động đến các hệ sinh thái làm tăng số lượng loài bị đe dọa và diệt chủng. Thảm họa thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, trượt đất, tình trạng biến đổi khí hậu đã tác động ngày càng tiêu cực đến sản xuất và đời sông nhân dân, gây ra những thiệt hại lớn về sinh mạng và tài sản của con người.

Tuy nhiên, những thành tựu của 25 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 đã tạo nguồn lực tổng hợp to lớn; bên cạnh đó những kết quả đạt được trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện chương trình cải cách hành chính, đặc biệt cơ chế phân cấp cùng với các chính sách và cơng cụ kinh tế đã và đang tạo ra những tiền đề để đối phó với các thách thức này. Sự ổn định tình hình chính trị - xã hội là nền tảng quan trọng nhất cho sự phát triển trong giai đoạn sắp tới. Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của ngành tài nguyên và môi trường sẽ xác định các hoạt động chiến lược ưu tiên để tranh thủ các điều kiện và cơ hội thuận lợi, huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực đồng thời góp phần đối phó, giải quyết vượt qua các thách thức nêu trên, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Cơ sở xây dựng

Quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi trường hiện nay trên thế giới về cơ bản có hai cách tiếp cận; một là cách tiếp cận dựa trên cơ sở điều hành và kiểm soát (Command and Control- CAC); hai là cách tiếp cận dựa trên thị trường (MarketApproach – MA), cách tiếp cận này thường được gọi là sử dụng công cụ kinh tế (Economics Intruments – Eis) cho quản lý Tài nguyên và môi trường. Thực tế có những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cách tiếp cận MA đã chứng tỏ tính hiệu quả, linh hoạt và sự phù hợp với xu thế vận hành của nền kinh tế. Thúc đẩy kinh tế hóa ngành tài ngun mơi trường nói chung và trong xây dựng và tổ chức kế hoạch 5 năm của Bộ Tài ngun và Mơi trường nói riêng đều lấy cơ chế thị trường, quy luật cung cầu và cơ chế giá làm cơ sở.

2.1 Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động) kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ sở sản xuất. Sự tương tác của các chủ thể tạo nên những điều kiện nhất định để nhà sản xuất, với hành vi tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định ba vấn đề : sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Ngược lại, hoạt động của các chủ thể sẽ tạo nên sự tương tác nói trên. Như vậy, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản xuất và người tiêu dùng trong quá trình trao đổi.

Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học phúc lợi thì cơ chế thị trường là cách thức tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, khi mỗi nhà sản xuất đều căn cứ vào giá cả thị trường để có quyết định sản xuất, sẽ khơng có sản

xuất thừa, cũng sẽ khơng có sản xuất thiếu. Phúc lợi kinh tế được đảm bảo do tổn thất xã hội là tối thiểu.

Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình thì các điều kiện sau đây phải thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hồn hảo, thơng tin đối xứng, khơng có các ảnh hưởng ngoại lai,v.v…Nếu khơng cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế. Khi đó có thất bại thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ cung cầu.

Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy các hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm “lãi hưởng, lỗ chịu”, chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường. Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.

Các bộ phận cấu thành của cơ chế thị trường : - Giá cả thị trường

- Cầu hàng hóa - Cung hàng hóa - Sự cạnh tranh

2.2 Quy luật cung cầu và cơ chế giá

Quy luật thể hiện những xu thế tự nhiên thường hay làm cho cung và cầu biến động theo giá cả và giá cả biến động theo cung và cầu. Có thể tóm lược những xu thế đó là: 1) Nếu ở một mức giá cả nhất định, cung lớn hơn cầu, thì giá cả có xu hướng giảm sút và nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả có xu hướng tăng cao. 2) Một sự gia tăng giá cả có xu hướng làm giảm cầu và tăng cung, một sự giảm sút trong giá cả có xu hướng làm tăng cầu và giảm cung. 3) Thị trường có xu hướng đạt thế cân bằng, trong đó cung và cầu ngang bằng nhau ở mức giá cả cân bằng. Đây là những xu hướng thường xảy ra trong thời gian ngắn.

Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá, lượng cung và giá tăng giảm tỷ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỷ lệ nghịch với nhau.

Xét về mặt học thuật, lý thuyết kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng mọi hoạt động trong nền kinh tế đó đều phải dựa trên quy luật cung-cầu, nếu làm trái quy luật sẽ gây tổn thất phúc lợi cho xã hội. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường vai trò

của Nhà nước là hết sức quan trọng, nhà nước giữ vai trò điều tiết để quy luật cung cầu vận hành đúng hướng và ổn định cho phát triển, không để xảy ra khủng hoảng thừa hay khủng hoảng thiếu.

Thực tế cho thấy, nếu chúng ta chậm đổi mới trong tiếp cận phương thức quản lý mới dựa trên thị trường (MA), phù hợp với cơ chế vận hành của kinh tế thị

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w