Hoạt động 1: Engage (Kích thích động cơ học tập) Thời gian: 20 phút
a. Mục tiêu: - Học sinh có hứng thú học tập, tìm hiểu các kiến thức mới.
- Trình bày được vị trí, cấu hình e ngun tử, tính chất vật lí của lưu huỳnh.
b. Nội dung
Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
(1) Quan sát hình ảnh sau, cho biết nguyên tố được đề cập đến trong các hình ảnh trên? Giải thích?
(2) Nghiên cứu sgk trình bày vị trí, cấu hình e ngun tử, tính chất vật lí của ngun tố đó?
(3) Dự đốn tính chất hóa học của ngun tố đó? Giải thích?
c. Sản phẩm
(1) Nguyên tố lưu huỳnh
(2) * Vị trí của nguyên tố lưu huỳnh - Z = 16; - Chu kì 3; - Nhóm VIA * Cấu hình electron nguyên tử
- 1s22s22p63s23p4; - Có 6e lớp ngồi cùng; - Có 2 e độc thân * Tính chất vật lí
- Là chất bột màu vàng, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong xăng và dầu hỏa.
# Hai dạng thù hình của lưu huỳnh - Có 2 dạng thù hình:
+ Lưu huỳnh tà phương: Sα + Lưu huỳnh đơn tà: Sβ
- Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí nhưng tính chất hóa học giống nhau.
- Hai dạng thù hình có thể biến đổi qua lại với nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ.
# Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
- Ở t0<1130C, Sα và Sβ là chất rắn màu vàng, phân tử có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo mạch vịng.
- Ở t0 = 1190C, Sα và Sβ nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, rất linh động. - Ở t0 = 1870C, lưu huỳnh lỏng trở nên quánh nhớt, có màu nâu đỏ.
(3) Dự đốn tính chất hóa học: Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
d. Tổ chức thực hiện
- GV chiếu các hình ảnh liên quan đến lưu huỳnh rồi chia cặp, yêu cầu HS thảo luận trả lời 3 câu hỏi vào phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
Nguyên tố là ……………………………………………………………….. Vị trí của nguyên tố ………………………………………………………… Cấu hình electron ngun tử……………………………………………… Tính chất vật lí ……………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Dự đốn tính chất hóa học…………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……...………………………………………………………………………… Cơ sở dự đốn tính chất hóa học ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… (1) Quan sát hình ảnh sau, cho biết nguyên tố được đề cập đến trong các hình ảnh trên? Giải thích?
(2) Nghiên cứu sgk trình bày vị trí, cấu hình e ngun tử, tính chất vật lí của ngun tố đó?
(3) Dự đốn tính chất hóa học của ngun tố đó? Giải thích?
- HS nghiên cứu Sgk, thảo luận cặp đôi, ghi lại câu trả lời vào vở trong 5 phút
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận và rút ra kết luận
* Chú ý: trong q trình HS báo cáo kết quả GV có nêu những câu hỏi khai thác làm rõ dự đoán của HS
(1) Lưu huỳnh thuộc cùng nhóm với nguyên tố nào? So sánh cấu hình của chúng?
(2) Nêu các trạng thái số oxi hóa của lưu huỳnh? Từ các tráng thái đó lưu huỳnh thể hiện tính oxihoa hay tính khử?
(3) Độ âm điện của lưu huỳnh là bao nhiêu? Dự đốn tính tính oxihoa hay tính khử là đặc trưng?
Hoạt động 2: Explore – Explain (Khám phá – Giải thích) Thời gian: 35 phút
a. Mục tiêu:
- Đề xuất và thực hiện được các thí nghiệm tính chất hóa học của lưu huỳnh: tính tan, phản ứng với kim loại, hiđro, oxi, axit nitric; mô tả hiện tượng thí nghiệm, phân tích, nhận xét và rút ra kết luận về các phản ứng đó. - So sánh được tính chất của lưu huỳnh với oxi, từ đó chỉ ra được mối liên hệ giữa cấu hình e và tính chất, sự ảnh hưởng qua lại giữa độ âm điện và tính chất. Từ đó giải thích tính chất hóa học của lưu huỳnh.
b. Nội dung:
HS thảo luận theo nhómthực hiện nhiệm vụ sau:
- Đề xuất cách tiến hành các thí nghiệm chứng minh dự đốn của nhóm ở phiếu học tập số 1.
- Tiến hành các thí nghiệm trên trong phần mềm Crocodile Chemistry. - Ghi hiện tượng, giải thích.
- Kết luận tính chất của lưu huỳnh.
c) Sản phẩm của học sinh
Tính chất hóa học
Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6. Ngồi tính oxi hóa, S cịn có tính khử.
* Tính oxi hóa
- Tác dụng với hiđro: H2 + S → H2S (3500C)
- Tác dụng với kim loại
+ S tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp).
+ Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao. 2Na + S → Na2S
Hg + S → HgS
(phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)
* Tính khử
- Tác dụng với oxi: S + O2 → SO2 (t0)
S + 4HNO3 đặc → 2H2O + 4NO2 + SO2 (t0)
d) Tổ chức thực hiện
+ GV giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Đề xuất cách tiến hành và dự đoán hiện tượng của các thí
nghiệm (áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn) Giai đoạn 1: Làm việc cá nhân (5 phút)
Yêu cầu HS ghi lại ý kiến của mình trên padlet nhóm.
Giai đoạn 2: Thảo luận nhóm: (10 phút)
Các thành viên chia sẻ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm, thống nhất và ghi lại ý kiến chung vào padlet lớp.
Nhiệm vụ 2:Quan sát/tiến hành thí nghiệm trên phần mềm Crocodile
Chemistry (15 phút)
Nhóm trưởng tiến hành thí nghiệm, các thành viên quan sát/tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong phiếu học tập, ghi hiện tượng quan sát được vào cột hiện tượng, kết luận về hóa học của lưu huỳnh (có hay khơng có phản ứng với chất nào, cho sản phẩm gì và PTHH như thế nào).
Nhiệm vụ 3: Giải thích tính chất của lưu huỳnh.
+ HS thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo hướng dẫn
GV quan sát các nhóm làm việc, nhắc nhở, đơn đốc, hỗ trợ nếu cần.
+ Các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận chung,
Sau khi các nhóm xong nhiệm vụ, GV gọi bất kì HS trong các nhóm báo cáo kết quả u cầu các nhóm cịn lại nhận xét nêu thắc mắc?
+ Kết luận về tính chất hóa học của lưu huỳnh
GV phân tích hiện tượng thí nghiệm tổng kết kiến thức.
Một số câu hỏi khai thác khi tổ chức cho HS báo cáo kết quả, thảo luận chung: (1) Lưu huỳnh khi tác dụng với sắt tạo hợp chất sắt (II) hay (III)?
(2) Khi tham gia phản ứng thể hiện tính khử, lưu huỳnh tăng lên số OXH +4 hay +6?
Một số điểm GV chú ý:
+ Chữa các câu mơ tả hiện tượng chính xác, ngắn gọn, nhấn mạnh dấu hiệu/hiện tượng rút ra kết luận trong mỗi thí nghiệm.
+ Khi viết PTHH cần nhấn mạnh sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, hiện tượng đặc trưng để nhận biết phản ứng.
Hoạt động 3: Elaborate (Củng cố, mở rộng kiến thức) Thời gian: 15 phút
a. Mục tiêu