Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1. Đối với lãnh đạo công ty
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tạo động lực lao động cho nhân viên làm việc hiệu quả chính là nhà lãnh đạo. Lãnh đạo phải có năng lực thật sự để có được sự tơn trọng, tín nhiệm từ nhân viên và có khả năng lên kế hoạch tạo động lực hiệu quả. Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi, cấp quản lý của công ty cổ phần BON cần nâng cao kỹ năng của bản thân trong nghệ thuật lãnh đạo bằng cách:
- Biết lắng nghe những phản ánh, ý kiến từ cấp dưới. Mary Kay từng noi: Không biết lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn
nhất của một nhà quản lý. Vì vậy, cần tìm hiểu ý kiến từ phía nhân viên thay vì qua Cơng đồn đại diện. Khơng phải lúc nào, Cơng đồn cũng đứng về phía nhân viên và thực sự nói lên mong muốn khát vọng của nhân viên.
- Biết cách kích thích lao động: gây sốc tâm lý; lựa chọn thỏa mãn nhu cầu nhân viên theo mức độ: hoàn toàn hay một phần hoặc theo trật tự: nhu cầu nào trước nhu cầu nào sau.
- Phải biết dự phòng là phương pháp tốt nhất để giải quyết nguy cơ. Tác giả gợi ý cho các nhà lãnh đạo nên tham khảo cuốn sách: 72 phép
Quản lý kiểu Tư Mã An Trung Quốc. Trong cuốn sách này đưa ra rất nhiều lời khuyên hay cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty cổ phần BON nói riêng như:
+ Phép thứ 20: Không nghe những lời thị phi, tin tưởng người được giao quyền.
+ Phép thứ 29: Mọi người đều được áp dụng chế độ bình đẳng. + Phép thứ 43: Làm cho nhân viên yên tâm.
+ Phép thứ 47: Biểu thị sự tín nhiệm với cấp dưới đúng thời điểm. + Phép thứ 59: Thưởng phạt có mức độ.
+ Phép thứ 62: Thưởng phạt phân minh, hiệu quả hợp lý. + Phép thứ 64: Công tội phân minh và nắm vững nguyên tắc
Theo Rand - công ty Tư vấn nổi tiếng thế giới cho răng: Cứ 100 doanh nghiệp hoặc cơng ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó là do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra. Vì thế, cơng tác tạo động lực có hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào tài năng của nhà lãnh đạo.
3.3.2. Đối với nhân viên
Một trong những cách "giữ nhiệt" sống và làm việc bền vững nhất đó chính là bạn phải tự tạo động lực cho bạn chứ không phải chờ đợi sự giúp đỡ của những người khác. Tuy nhiên có khá nhiều người khơng thể nào kiểm sốt được cảm xúc, tinh thần và hành vi của mình mỗi khi gặp sóng gió. Trong khi khơng thể nào
của mình. Hãy tự tạo ra động lực cho bản thân bằng cách đọc và nghe những thơng tin tích cực; sống gần gũi với những người tích cực; đừng lo lắng về những thứ ngồi tầm với của mình; biết nghĩ về tương lai và biết mong đợi; biết yêu thương để cố gắng,...
3.3.3. Đối với Nhà nước
Nhà nước phải tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi cho ngành cơng nghệ thông tin phát triển:
- Đối với doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghệ thông tin tập trung; trong trường hợp đặc biệt thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm.
+ Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời…
+ Doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin…
- Đối với nhân lực ngành công nghệ thông tin: Những đối tượng này cần được ưu ái hơn. Ơng Trương Gia Bình – Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin ở Việt Nam (VINASA) cho biết: “Việc ban hành chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực ngành công nghệ thông tin là một trong những giải pháp quan trọng thu hút nhân lực cho ngành này”.
KẾT LUẬN
Nhân viên là hạt nhân trung tâm của quá trình quản lý nhân sự, nếu muốn công tác quản lý nhân sự đạt thành công, bạn phải nghĩ cách làm thế nào để huy động sức sáng tạo từ phía nhân viên. Tạo điều kiện cho nhân viên trở thành những người có sức sáng tạo chứ khơng phải chỉ đơn thuần là những người làm công ăn lương sai đâu lầm đó. Nhà lãnh đạo phải làm như thế nào để khuyến khích nhân viên của mình, kích thích họ nảy sinh niềm đam mê mãnh liệt với cơng việc, có như vậy chất lượng và hiệu suất làm việc mới cao, lợi nhuận mới tối ưu nhất, công ty mới phát triển bền vững. Muốn như vậy, nhà lãnh đạo phải biết cách tạo động lực cho nhân viên làm việc một cách hợp lý có hiệu quả thơng qua thỏa mãn các nhu cầu của họ. Nhiều người trong chúng ta sở dĩ làm một việc gì đó là bởi vì cảm thấy việc ấy có thể giúp chúng ta đạt được một điều gì đó mà mình mong muốn. Đối với những “nhu cầu và yêu cầu này” có 1 phương pháp là nên phân biệt chúng thành những nhóm nhu cầu, như thế sẽ dễ dàng sắp xếp, từng nhóm từng nhóm chồng lên nhau như những bậc thang… Chúng ta làm việc cũng nhằm thảo mãn các nấc nhu cầu này. Qua việc xác định nhu cầu của nhân viên, các nhà quản lý tìm cách thảo mãn bằng các chính sách tạo động lực thông qua lương - thưởng - phụ cấp; công việc; điều kiện làm việc; đào tạo - thăng tiến hoặc bằng kỷ luật. Liên tục quan sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả tạo động lực để kịp thời có sự điều chỉnh hợp lý hơn đem lại hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình
quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. PGS.TS Bùi Anh Tuấn và PGS.TS Phạm Thúy Hương (2011), Giáo trình
hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. PGS.TS Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình quản trị nhân lực tập II, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội
4. 72 phép Quản lý kiểu Tư Mã An Trung Quốc (2011), Nhà xuất bản Lao
động – xã hội.
5. Tài liệu từ công ty. 6. http://tailieunhansu.com/ 7. https://bontech.com.vn/