Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội (Trang 58 - 64)

1.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TCDA của NHTM

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Tiền thân của ngân hàng Sài Gịn – Hà Nội là ngân hàng TMCP Nơng thơn, lại mới chuyển mơ hình hoạt động sang ngân hàng TMCP đơ thị, nên tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động cũng như thị phần của SHB hiện nay vẫn còn hạn chế. Mặt khác, chi nhánh SHB Hà Nội mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa trong 4

năm, vì vậy, trong quá trình hoạt động, chi nhánh gặp nhiều những khó khăn và hạn chế là điều khơng thể tránh khỏi.

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội nói chung và chi nhánh SHB Hà Nội nói riêng là các NHTM cổ phần khác có cùng đối tượng khách hàng, các NHTM cổ phần này đang hoạt động có hiệu quả và tích cực tăng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy, để có thể cạnh tranh với các đối trủ để chiếm lĩnh thị trường hiện nay sẽ là một thách thức rất lớn đối với NHTM cổ phần Sài Gịn – Hà Nội nói chung và chi nhánh SHB Hà Nội nói riêng.

Về công tác thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của ngân hàng, mặc dù trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên chất lượng thẩm định tài chính vẫn chưa cao. Điều này thể hiện qua một số điểm như sau:

* Nội dung TĐ TCDA còn bộc lộ nhiều hạn chế

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn còn chưa được thực hiện một cách kỹ lưỡng.

CBTĐ chưa nhận thức đúng vai trị của vốn lưu động. Trong tờ trính thẩm định của CBTD chỉ tập trung xem xét yếu tố cố định, trong khi muốn cơng tác thẩm định có chất lượng cao thì cần phải thẩm định cả vốn cố định và vốn lưu động của dự án.

Mặt khác, trong quá trình thẩm định cơ cấu vốn, CBTĐ cũng chưa đánh giá đầy đủ vai trò quan trọng của nguồn vốn chủ sở hữu, chưa xem xét tính khả thi của nguồn vốn tự có của đơn vị, khả năng có thể huy động được ngay từ tài chính hiện tại hay phải chờ bổ sung của các thành viên/cổ đông.

- Thẩm định doanh thu và chi phí chưa bám sát thực tế

Thẩm định doanh thu và chi phí cịn được thực hiện một cách chung chung, chưa đi sâu vào chi tiết và bám sát thực tế. Một số các chi phí đầu vào, giá bán sản phẩm trên thị trường…được tính bán cố định trong suốt thời gian tồn tại của dự án. Trong khi đây là các yếu tố thường xuyên biến động do cung cầu trên thị trường, do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mơ như lạm phát ...

Ngồi ra, SHB cũng như các ngân hàng khác hiện nay đều sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu hao cho dự án. Điều này là chưa hợp lý, do có những TSCĐ càng về sau thì mức độ khấu hao càng lớn.

- Thẩm định dòng tiền và lãi suất chiết khấu chưa thật sự hợp lý.

Việc áp dụng lãi suất chiết khấu để tính giá trị hiện tại rịng cịn chưa có sự thống nhất giữa các CBTĐ, phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như trình độ của CBTĐ. Nhiều dự án lựa chọn lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, tuy nhiên cũng có dự án lựa chon lãi suất chiết khấu chính là chi phí trung bình của vốn (WACC).

- Thẩm định rủi ro của dự án chưa thật sự tốt.  Thời gian thẩm định.

Hiện nay thời gian thẩm định quy định tại SHB là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ thơng tin và hồ sơ tín dụng hợp lệ của khách hàng. Thời gian thẩm định như vậy là hơi lâu so với các tổ chức tín dụng khác.

2.3.2.2 Nguyên nhân.

2.3.2.2.1 Nguyên nhân chủ quan.

* Chưa có quy trình tín dụng riêng đối với cho vay dự án

Hiện nay SHB chỉ mới ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng, trong đó hướng dẫn các bước chủ yếu của quá trình cho vay và nội dung tiến hành thẩm định. SHB chưa ban hành một quy trình tín dụng riêng hướng dẫn cho vay theo dự án, những hướng dẫn này cịn mang tính chung chung, chưa xây dựng được những chuẩn mực cụ thể trong thẩm định.

Mặc dù những nội dung thẩm định cũng được nêu rõ mẫu trong tờ trình thẩm định, nhưng việc tính tốn các chỉ tiêu như dịng tiền, lãi suất chiết khấu… như thế nào, dựa trên các nguyên tắc ra sao vẫn chưa được đề cập tới. Do vậy báo cáo thẩm định cịn mang nặng tính chủ quan của cán bộ thẩm định

* Số lượng đội ngũ CBTĐ còn thiếu

Hiện nay, chất lượng CBTĐ tại chi nhánh SHB đang ngày càng được cải thiện nhưng số lượng CBTĐ của chi nhánh SHB Hà Nội cịn ít so với nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của khách hàng. Thêm vào đó hiện nay việc thẩm định dự án chỉ được các cán bộ có kinh nghiệm tiến hành. Tuy nhiên các cán bộ này vẫn phải làm các cơng việc khác của phịng tín dụng. Chính vì vậy họ phải đảm nhận một khối lượng

* Chất lượng nguồn thông tin chưa thật sự đảm bảo

Chi nhánh đã quan tâm đến việc huy động từ nhiều kênh để việc thu thập thơng tin đạt kết quả chính xác, rõ ràngm minh bạch và khoa học hơn, tuy nhiên sẽ khơng tránh khỏi những sai sót về thơng tin, vì khi huy động từ nhiều kênh thì sẽ bị nhiễu thơng tin, nhiều thông tin sẽ được đưa ra một cách khơng chính xác. Trong cơng tác thẩm định tài chính dự án thơng tin là một trong những nhân tố có tính chất quyết định. Vậy mà theo tình trạng hiện nay thì thơng tin hạn chế cả về số lẫn chất lượng.

Khi thẩm định, thông tin được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn thơng tin từ bên ngồi phục vụ cho công tác thẩm định, quyết định cho vay hiện đều do chính khách hàng cung cấp hoặc từ một số các nguồn khác như báo chí, đài… Việc mua thơng tin, tổ chức theo dõi phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế hầu như chưa thực hiện, kể cả tại Hội sở. Chính vì vậy, việc thẩm định cho vay gặp khó khăn, chất lượng thẩm định phần nào bị hạn chế. Cịn nguồn thơng tin nội bộ, nó hết sức quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên, do chất lượng các loại báo cáo không cao, tỷ lệ sai lệch với thực tế nhiều khi khá lớn vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều hành quản lý. Ngoài ra, thực tế cho thấy việc cho vay và quản lý khoản vay hiện được tiến hành khá độc lập bởi riêng phịng tín dụng. Sự chia sẻ thơng tin và phối kết hợp giữa các phịng với nhau còn yếu (nhất là tại các chi nhánh lớn).

2.3.2.2.2 Nguyên nhân khách quan * Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng Ngân hàng chưa đầy đủ. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê chưa nghiêm túc đại đa số các số liệu quyết tốn và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh khơng chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với bất động sản chưa thực hiện kịp thời việc cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sơ hữu, hoặc sử dụng tài sản. Do đó trong việc thế chấp và xử lý thế chấp vay vốn, chi nhánh gặp phải khó khăn phức tạp, nhiều khi bị ách tắc. Hiệu quả của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng yêu cầu tranh chấp, tố

tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mãi tài sản, cầm cố bảo lãnh, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của chi nhánh.

* Mơi trường kinh tế xã hội

Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển tồn diện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nền kinh tế tuy đã có nhiều bước phát triển đáng tự hào nhưng cũng khơng tránh khỏi những khó khăn và bất ổn, phải đương đầu với nhiều rủi ro trong quá trình hội nhập và phát triển hiện tại. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng.

Tình hình thị trường giá cả nói chung, thị trường giá cả tiền tệ nói riêng tuy đã có sự ổn định tương đối nhưng vẫn cịn khơng ít khó khăn, nhiều bất ổn đã gây ảnh hưởng xấu đến cơng tác thẩm định TCDA đầu tư. Quy trình thẩm định vẫn chưa thực sự quan tâm đến giá trị của đồng tiền qua các thời kỳ. Thêm vào đó, các hình thức của thị trường tài chính vẫn chưa phát triển đầy đủ ở nước ta, tâm lý và thói quen đầu tư chưa hình thành rõ rệt, chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các yếu tố tác động tới quy mơ dịng tiền của doanh nghiệp. Do đó, việc TĐ TCDA vẫn chưa có được một căn bản hoàn hảo để phát triển và hồn thiện được.

* Về phía khách hàng

Một số doanh nghiệp làm ăn theo lối tạm bợ chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, khơng coi trọng uy tín của chính họ, sẵn sàng làm mọi chuyện để rút vốn của chi nhánh. Bằng những thủ đoạn như lập dự án giả để lấy tiền sử dụng sai mục đích, đưa ra mức doanh thu quá cao để làm tăng tính khả thi của dự án…

Một số dự án vay vốn chi nhánh chỉ là một phần, một mảng của dự án phát triển tổng thể của doanh nghiệp, có trường hợp doanh nghiệp vay vốn đầu tư một thiết bị lẻ trong dây chuyền sản xuất… Như vậy, việc tính tốn hiệu quả kinh tế của dự án rất khó khăn và thường là tính doanh thu, chi phí lợi nhuận chung của cả dây chuyền, hoặc tồn doanh nghiệp.

Mặt khác, tình trạng lập dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học của chủ đầu tư đã làm cho công tác thẩm định dự án chung và TĐ TCDA nói riêng của chi nhánh gặp khơng ít những khó khăn. Một số các chủ đầu tư khi lập dự án thường chỉ tập trung vào một số nội dung chính mang tính nghiên cứu chủ đạo, thiếu sự hợp lý

cần thiết và rất chiếu lệ. Điều này một phần là do sự thiếu hụt về thông tin cũng như sự hạn chế về công nghệ, một phần cũng là do trình độ cịn hạn chế của các cán bộ quản lý ở các Doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng của công tác TĐ TCDA tại chi nhánh.

Nhìn chung, tại thời điểm hiện tại hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng có nhiều thuận lợi hơn là khó khăn do những lợi thế hiện tại của chi nhánh SHB Hà Nội. Môi trường thuận lợi ở chỗ cịn nhiều đoạn khách hàng tốt mà chi nhánh có thể hướng sang được với những thế mạnh vốn có của mình. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra và trở thành chi nhánh dẫn đầu của tồn ngân hàng thì chi nhánh SHB Hà Nội cần phải khắc phục hơn nữa những hạn chế trong hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĐ TCDA TẠI CHI NHÁNH SHB HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w