1.3 .Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TCDA của NHTM
2.2 Thực trạng chất lượng TĐ TCDA tại chi nhánh SHB Hà Nội
2.2.1 Quy trình thẩm định dự án cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội
Chi nhánh SHB Hà Nội thường tiến hành thẩm định dự án theo quy trình gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tín dụng của DN
Khi DN có đề nghị vay vốn chi nhánh sẽ tư vấn, hướng dẫn DN lập hồ sơ vay vốn theo quy định.
Khi xuất trình hồ sơ thì chi nhánh u cầu DN phải có ít nhất những hồ sơ thủ tục sau đây:
- Hồ sơ vay vốn: Hồ sơ này bao gồm giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân
hàng); Các giấy tờ liên quan đến dự án đầu tư: dự án gì, phương án vay vốn như thế nào; quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (biên bản, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông);
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp bao gồm: Giấy phép thành lập, giấy đăng
ký kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp.
- Hồ sơ tài chính của DN: Hồ sơ này bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo
quyết tốn thuế và các tài liệu khác chứng minh tình trạng và khẳ năng tài chính của khách hàng ít nhất trong 2 năm gần nhất.
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay: Hồ sơ này bao gồm bản giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo tiền vay; giấy tờ xác định thẩm quyền quyết định về bảo đảm tiền vay và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Thu thập thông tin về DN từ nhiều kênh khác nhau
Nếu DN quan hệ tín dụng lần đầu tiên với chi nhánh thì nguồn thơng tin trong bộ hồ sơ tín dụng là cơ sở để CBTD phân tích, thẩm định và đánh giá về doanh nghiệp. Đối với các DN đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh thì CBTD thường chỉ yêu cầu DN bổ sung thêm hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính (các báo cáo tài chính trong những năm gần nhất) và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Thông tin về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của các DN này CBTD có thể tìm thấy trong tài liệu lưu trữ của chi nhánh hoặc tài liệu lưu trữ của toàn ngân hàng.
Ngoài ra chi nhánh cần phải xác định các TCTD mà DN đang quan hệ, thị trường và sản phẩm của DN, nguồn lực, năng lực, năng lức quản lý của ban lãnh đạo DN. Để có được những thơng tin đó, chi nhánh đã phải tiến hành thu thập thông tin qua nhiều kênh, qua các hồ sơ, các báo cáo mà DN cung cấp, qua mạng Internet, tham khảo các thông tin về khách hàng trên cơ sở phiếu đề nghị cung cấp thông tin khách hàng của ngân hàng gửi ngân hàng nhà nước và bản thông tin khách hàng của CIC.
Thông qua hồ sơ do DN cung cấp, thông tin xác minh thẩm định thực tế và các nguồn thông tin khác, trong thời gian tối đa 10 ngày, CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ DN theo nội dung sau:
- Thẩm định năng lực pháp lý và năng lực hoạt động kinh doanh; - Thẩm định tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh;
- Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án xin vay vốn; - Thẩm định nhu cầu vay vốn và khẳ năng hoàn trả nợ vay.
Trên cơ sở hướng dẫn của chung của chi nhánh, CBTD tiến hành lập tờ trình thẩm định (báo cáo thẩm đinh) đánh giá tình tính khả thi, hiệu quả của dự án xin vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.
Bước 4: Trưởng phịng tín dụng đánh giá, kiểm tra và nhận xét, sau đó chuyển cho phịng quản lý tín dụng
Sau khi CBTĐ trình lên trưởng phịng tờ báo cáo thẩm định dự án đó, trưởng phịng tín dụng sẽ xem xét. Nếu cảm thấy hợp lý thì trưởng phịng sẽ đánh giá và ký vào tờ trình thẩm định và chuyển tờ trình và tồn bộ hồ sơ lên bộ phận quản lý tín dụng.
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng tồn bộ hồ sơ tín dụng của DN do phịng tín dụng trình, phịng quản lý tín dụng tiến hành cơng tác tái thẩm định khoản cấp tín dụng đã được trình bày trong tờ trình, tiến hành kiểm tra lại các thơng tin, đánh giá về tính thuyết phục của khoản vay.
Bước 5: Trình hồ sơ tín dụng lên Giám đốc (hoặc hội đồng tín dụng)
Sau khi tiến hành tái thẩm định, phịng quản lý tín dụng gửi chuyển lại hồ sơ tín dụng của DN cho phịng tín dụng. Phịng tín dụng xem xét lại những đánh giá của phịng quản lý tín dụng, sau đó chuyển lên cho Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng. Đối với những khoản vay ko quá 7 tỷ đồng Việt Nam thì tờ trình thẩm định và hồ sơ vay vốn sẽ được chuyển lên giám đốc chi nhánh, cịn đối với những dự án có khoản vay 7 tỷ đồng Việt Nam trở lệ thì tồn bộ hồ sơ sẽ được chuyển lên Hội đồng tín dụng. Giám đốc (Hội đồng tín dụng) sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công ra quyết định và ghi rõ các nội dung về đồng ý cho vay hay từ chối cho vay với lý do kèm theo hoặc yêu cầu bổ