.Chất lượng TĐ TCDA của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội (Trang 25 - 28)

1.2.1 Khái niệm về chất lượng TĐ TCDA.

Chất lượng nói chung được định nghĩa là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Như trên đã đề cập, có nhiều đối tượng cùng thẩm định dự án đầu tư nói chung, TĐ TCDA nói riêng, đứng trên góc độ khác nhau của người thẩm định với những mục tiêu nhất định thì chất lượng TĐ TCDA ®ầu tư được hiểu như sau.

- Với nhà đầu tư: Việc TĐ TCDA có chất lượng có nghĩa là cung cấp cho chủ đầu tư những thông tin mang ý nghĩa cơ sở đáng tin cậy cho việc lựa chọn được dự án đầu tư (trong số các dự án hay hay là sự giới hạn nguồn lực) có hiệu quả tài chính cao nhất (mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chủ đầu tư).

- Với cơ quan quản lí nhà nước (cơ quan có thẩm quyền thẩm định để chấp nhận cho phép đầu tư), chất lượng TĐ TCDA đầu tư là việc chấp nhận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng kinh tế xã hội cho đất nước trong từng thời kì (cũng như dự án được lựa chọn là dự án tốt nhất trong số các dự án xem xét đứng trên quan điểm xã hội).

- Với nhà tài trợ (cụ thể ở đây là NHTM): Chất lượng thể hiện ở việc trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện sâu sắc Ngân hàng quyết định tài trợ cho những dự án mà sau này khi đi vào thực hiện mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được nợ Ngân hàng như dự kiến, do đó Ngân hàng đạt được mục tiêu

kinh doanh của mình, ở khía cạnh nào đó, chất lượng thẩm Té TCDA đầu tư được thể hiện ở chất lượng tín dụng hay bảo đảm cho dự án.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TĐ TCDA của NHTM1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính 1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

 Nội dung thẩm định:

Khi tiến hành thẩm định phải đầy đủ các nội dung, bảo gồm: thẩm định tổng vốn đầu tư, thẩm định định cơ cấu nguồn vốn của dự án, thẩm định dự trù doanh thu, chi phí, thẩm định dịng tiền, thẩm định lãi suất chiết khấu và rủi ro của dự án.

Nội dung thẩm định phải có độ chính xác cao và mang tính khoa học, phải bám sát tình hình thực tế, dự đốn được những biến động của thị trường và những rủi ro có thể xảy ra trong đó.

 Chất lượng của các báo cáo thẩm đinh:

Báo cáo thẩm định là sản phẩm cuối cùng của quá trình thẩm định.

Báo cáo thẩm định chính là căn cứ để NHTM dựa vào đó để đưa ra các quyết định tài trợ dưh án. Vì vậy, báo cáo thẩm định phải được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ, khách quan, chính xác, mang tính khoa học.

 Chất lượng các quyết định cho vay:

Đây là chỉ tiêu thể hiện thông qua thực tế hiệu quả hoạt động của các dự án được NHTM tài trợ. Nếu như các dự án được xét duyệt hoạt động tốt, theo đúng dự kiến đã đưa ra của NHTM thì có nghĩa là NHTM đã có quyết định cho vay tài trợ đúng đắn, đồng nghĩa với việc chất lượng TĐ TCDA tốt. Còn nếu ngược lại, thực tế hoạt động của dự án không như NHTM đã thẩm định, dự án gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh cũng như việc trả nợ cho NHTM, điều này chứng tỏ chất lượng TĐ tài chính dự án đó của NHTM khơng cao, có thể là yếu kém.

 Những tư vấn cung cấp cho khách hàng:

Một chỉ tiêu cũng đáng lưu tâm nữa đó là những tư vấn của NHTM dành cho khách hàng. Quá trình thẩm định dự án tốt sẽ đưa lại cho NHTM những quyết định đúng đắn, đồng thời giúp từ đó NHTM có thể đưa ra những tư vấn dành cho khách

hàng về phương án sản xuất kinh doanh, phương án về nguồn vốn, về rủi ro của dự án, … từ đó giúp khách hàng có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về dự án. Điều này giúp cho doanh nghiệp thực hiện được dự án tốt hơn, đồng thời NHTM cũng có thể yên tâm hơn về hiệu quả tài chính cũng như những rủi ro mà dự án gặp phải.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

 Thời gian thẩm định

Thời gian thẩm định TCDA được tính từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đến lúc họ đưa ra quyết định, cho vay hay không?

Đây là môt yếu tố đánh giá chất lượng TĐ TCDA, tuy nhiên yếu tố này lại được xét tùy theo từng điều kiện cụ thể của ngân hàng. Cùng một thời gian thẩm định, cùng một dự án, nhưng ở ngân hàng có những điều kiện tốt như: hệ thống tín dụng hoạt động một cách có hiệu quả, cơng nghệ thu thập và phân tích thơng tin hiện đại, đội ngũ cán bộ tín dụng có tay nghề và kinh nghiệm thì chất lượng thẩm định sẽ cao hơn so với ngân hàng có những điều kiện kém hơn.

Hiện nay trong sự canh tranh gay gắt để giành lấy khách hàng đòi hỏi các NHTM phải cố gắng để rút ngắn thời gian thẩm định nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo chất lượng thẩm định, đảm bảo chất lượng trong hoạt động cho vay của mình.

 Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định bao hồm tất cả các loại chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để chi trả cho cả quá trình thẩm định. Các chi phí đó có thể là: chi phí khảo sát thực tế, chi phí thu thập thơng tin của khách hàng, chi phí trong khi sử dụng các máy móc, thiết bị, … Chi phí này phải phù hợp với mức thu nhập mà ngân hàng nhận được từ dự án. Nếu chi phí quá cao so với mức thu nhập mà ngân hàng có thể nhận được thì ngân hàng nên từ chối dự án. Tuy nhiên, chi phí thẩm định thấp chưa hẳn là một điều tốt, vì chi phí thẩm định thấp có thể được xuất phát từ cơng tác thu thập thông tin khơng đầy đủ và tồn diện từ ngân hàng, khảo sát thực tế sơ sài, …

Vì vậy, việc thẩm định TCDA được cho là có chất lượng tốt khi thỏa mãn được yêu cầu ngân hàng đặt ra với chi phí bỏ ra là thấp nhất.

Doanh số cho vay thể hiện tổng vốn mà NHTM cho khách hàng vay. Doanh số cho vay phản ánh quy mô trong hoạt động cho vay của NHTM. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này đứng một mình thì sẽ khơng phản ánh được hiệu quả của hoạt động cho vay. Vì vậy chúng ta cần xét đến chỉ tiêu doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ thể hiện tổng số vốn mà khách hàng hoàn trả lại cho khách hàng. Doanh số cho vay và thu nợ là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng TĐ TCDA. Nếu với doanh số cho vay như đã quyết định, NHTM thu về được một doanh số thu nợ lớn tương đương với mức dự kiến có nghĩa là cơng tác TĐ TCDA của NHTM đó có hiệu quả. Ngược lại, nếu với số vốn cho vay của NHTM bỏ ra mà khả năng thu nợ của dự án có vấn đề thì chất lượng TĐ TCDA cần được xem xét lại.

 Nợ xấu và nợ quá hạn

Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như chất lượng TĐ TCDA của NHTM.

Chú ý: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ.

NHTM nào có tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu thấp có nghĩa rằng chất lượng hoạt động tín dụng cũng như hoạt động TĐ TCDA của ngân hàng đó tốt, đã loại trừ được các dự án có độ rủi ro cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng đó thấp. Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng và chủ yếu đó là chất lượng TĐ TCDA kém, đã đưa ra các quyết định đầu tư cho vay không đúng đắn, từ đó dẫn đến việc ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong việc thu hồi gốc và lãi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh SHB Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w