2.3.1. Kết quả đạt được
Từ những phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm có thể nói công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần vào thành tích chung của toàn ngành. Hoạt động xuất khẩu của công ty phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều đó được chứng minh qua kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây. Doanh thu xuất khẩu hàng năm của công ty luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (khoảng 80-85%). Xét về mặt tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2000 mới chỉ đạt 3.218.900 USD đã tăng lên 4.315.000 USD năm 2004, tức là tăng 25,4%.
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, bên cạnh sản phẩm xuất khẩu chủ lực là khăn bông các loại, trong những năm qua công ty đã sản xuất và xuất khẩu thêm được mặt hàng áo choàng tắm mang về phần lợi nhuận đáng kể cho công ty. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này hàng năm luôn ở mức 10% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty. Ngoài ra, những năm gần đây, công ty cũng ký được một số hợp đồng xuất khẩu sản phẩm màn tuyn sang thị trường Châu Phi theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Có thể kể ra dưới đy một số điểm mạnh trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai:
Một là: Hình thành cơ cấu sp phong phú, đa dạng thoãn mãn nhu cầu của thị trường.Sản phẩm xuất khẩu có chất lượng tốt, kim ngạch xuất khẩu các năm đều tăng so với năm trước.
Hai là: Công ty đã tập trung vào sản xuất ra các sản phẩm có chất lường tốt, tạo được lòng tin với những thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản.
Ba là: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phù hợp với việc sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị và nguồn lực của công ty. Công suất lý thuyết đối với máy móc hiện có cảu
nhà máy là 150 tấn/ tháng, thì công suất thực tế đã đạt 120-130 tấn/ tháng
Đạt được thành công đó là nhờ công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đầu tư cho việc nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất và đảm bảo cho việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu về thông số kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu. Đồng thời ban lãnh đạo công ty đã áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 được tổ chức GLOBAL của Anh cấp chứng chỉ hệ thống đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế vào năm 2001, từ đó cho đến nay đã phát huy được tác dụng rất tích cực là làm cho năng suất và chất lượng tăng lên. Nhờ sản phẩm có chất lượng cao nên công ty đã có thể chiếm lĩnh được thị trường Nhật- một thị trường khó tính.
Thành công đó còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Trường hợp có những hợp đồng phải thực hiện trong một thời gian ngắn do khách hàng có nhu cầu đột xuất hoặc có những lúc có nhiều hợp đồng được ký cùng một lúc đến thời hạn giao hàng. Trong những trường hợp như thế tất cả cán bộ công nhân viên toàn công ty liên tục làm việc tăng ca, không ngừng nghỉ để đảm bảo tiến độ sản xuất, hoàn thành sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Kể cả khối hành chính sự nghiệp khi cần cũng làm thêm giờ cả trong ngày nghỉ để góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao uy tín của công ty.
Bên cạnh đó phải kể đến đội ngũ cán bộ quản lý của công ty - nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty dệt Minh Khai có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ học vấn cao, đa số là các kỹ sư Bách Khoa, cử nhân kinh tế, có kinh nghiệm quản lý cao, năng nổ nhiệt tình công tác, đã giúp cho công ty ổn định được sản xuất và tới nay đang trên đà tăng trưởng mạnh. Bộ máy quản lý điều hành cũng được công ty tiến hành cải tổ, điều chỉnh đáng kể, năng động góp phần nâng cao hiệu quả điều hành quản lý công việc sản xuất, thiết kế cải tiến mẫu mã sản phẩm, giao dịch đàm phán với khách hàng.
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, công ty liên tục đầu tư cho công tác thiết kế nên đã sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng và màu sắc phong phú. Chỉ xét ngay trong sản phẩm chủ lực là khăn bông, trong mấy năm qua công ty đã thiết kế thêm và phát triển các sản phẩm theo xu hướng đa dạng hóa về kiểu dáng, mẫu mã và mầu sắc. Đến nay các loại sản phẩm xuất khẩu của công ty đã phong phú hơn rất nhiều
bao gồm: khăn ăn, khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, ga trải giường, khăn bếp, áo choàng tắm... với nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc đa dạng, không bị phai màu và có in hình hoa văn rất bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt là cho tới nay sản phẩm khăn bông của công ty đã trở nên quen thuộc và rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng bởi chất lượng tin cậy. Đó là thành công lớn mà công ty dệt Minh Khai đã đạt được, là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty dệt Minh Khai.
2.3.2. Những khó khăn tồn tại
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai đẫ có rất nhiều mặt mạnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ không ít những tồn tại sau. Những yếu kém này của công ty nếu không được nhận thức rõ ngay từ đều và có phương hướng khắc phục sẽ cản trở sự phát triển lâu dàI của công ty.
Một là: Công ty chưa có một chiến lược cơ cáu sản phẩm xuất khẩu dàI hạn mà chỉ là những kế hoạch tác nghiệp dựa vào những đơn đặt hàng của các khách hàng. Điều này dẫn đến nhiều khi công ty bị rơI vào thế bị động. Một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu không được xây dựng cụ thể dựa trên những thông tin thị trường đã được phân tích thấu đáo sẽ khó thay đổi khi môI trường kinh doanh thay đổi.
Hai là: Với những sản phẩm có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí cao thì lại chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên kim ngạch xuất khẩu của công ty còn thấp. Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm đem lại hiệu quả cao nhất nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của sản phẩm này chỉ khoảng 10% - 20%, trong khi đó sản phẩm khăn ăn đem lại lợi nhuận không cao nhưng tỷ lệ xuất khẩu của sản phẩm này thường cao nhất nhằm duy trì mối quan hệ với bạn hàng, tạo việc làm cho nhân viên.
Ba là: Việc đầu tư máy móc thiết bị cho những sản phẩm cao cấp vấn chea được công ty chú trọng nhiều. Những sản phẩm cao cấp như khăn Jacquard, áo choàng tắm là những sản phẩm yêu cầu đòi hỏi cao về nguyên vật liệu, tay nghề nhân công đồng thời máy móc phảI có sự đồng bộ tiến tiến; có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ trên thị trường đặc biệt xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Phần 3. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt minh khai 3.1. Môi trường kinh doanh trong điều kiện mới:
3.1.1.Đối với ngành dệt may Việt Nam:
MôI trường kinh doanh hiện nay đối với toàn ngành dệt may nói chung và với công ty dệt Minh Khai nói riêng đang có nhiều thay đổi đặc bịêt trong quá trình hội nhập hiện nay và trong quá trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). MôI trường kinh doanh hiện nay bị ảnh hưởng tấ nhiều bởi sự lấn sân của Trng Quốc, những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả và các yếu tố đI kèm. Trung Quốc, nhà sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng kim ngạch thương mại hàng dệt may toàn thế giới (370 tỉ đô-la trong đó có 80% trị giá từ các nước đang phát triển) đã và đang chiếm thế thượng phong. Bên cạnh đó chúng ta phảI cạnh tranh với rất nhiều các nhà sản xuất khác từ các nước như ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, ….
Ngành dệt may nói chung đang phảI đối mặt với những vấn đề chính sau: 1. Làm sao để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ chiến lược cho đến kế hoạch cụ thể.
2. Đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu một cách thông suốt và chủ động hơn. Điều này đòi hỏi phảI có sự kết nối chặt chẽ ngành dệt và ngành may trong nước với các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu trong nước.
3. Có sự chủ động đến với khách hàng và có phong cách làm ăn năng động hơn, như việc liên kết hàng dọc hoặc hàng ngang và có người giao dịch ở gần khách hàng. Tự thân mỗi doanh nghiệp phải tìm cách tranh thủ và giữ chân khách hàng.
4. Tìm và kết nối với bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, hiện nay khoảng 80% phần gia công của Việt Nam đang phải thông qua nước thứ ba.
5. Làm sao cung cấp hàng nhanh với chi phí thấp, đúng hẹn, đạt chất lượng và chuyên nghiệp hoá. Tay nghề và chất lượng hàng hoá Việt Nam cao hơn Trung Quốc. Vì vậy, việc cạnh tranh ở dòng sản phẩm chất lượng cao, với kỹ thuật phức tạp hơn, mẫu mã đa dạng độc đáo cần được coi trọng hơn
6. Khai thác lợi thế ổn định chính trị tại Việt Nam so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia để thu hút đầu tư nước ngoài.
7. Vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) càng trở nên quan trọng nhất là trong việc khai thác, củng cố và phát triển các mạng thị trường, kết nối và xây dung các chuỗi liên kết doanh nghiệp, tạo kỹ năng tổ chức tiếp thị quốc tế, cách bán hàng,
phương thức thanh toán, hỗ trợ tài chính, tín dụng xuất khẩu. Từ tháng 5-2004 VITAS có đại diện lên lạc tại Châu Âu là một khở điểm tốt với dệt may Việt Nam.
Những khó khăn mà toàn ngành dệt may đang phải đối mặt được liệt kê trên một số mặt lớn sau:
- Thiếu vốn đầu tư. Các doanh nghiệp hiện nay trong ngành dẹt may Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn khiêm tốn hơn nữa khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao. Việc thiếu vốn luôn là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm sút khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Thiếu vốn chúng ta không thể có tiền đầu tư máy móc thiết, xây dựng nhà xưởng, tìm hiểu nghiên cứu thị trường,… Vốn và lao động là hai yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
- Quản lý trong các doanh nghiệp còn kém. Đội ngũ quản lý chưa có
trình độ và chuyên môn. Các cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quản lý.
- Việc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đặc biệt cạnh tranh về giá cả với hàng Trung Quốc.
- Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách và quyết định của Nhà nước, điề này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển ổn định của mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi có một khung pháp lý hòn chỉnh các doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất, điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước cần xây dựng mọt hệ thống văn bản hoàn chỉnh khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.
- …
Ngành Dệt - May Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức trên con đường hội nhập và phát triển. Từng doanh nghiệp phải đối mặt và cạnh tranh gay gắt. Không chỉ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước mà còn với cả các doanh nghiệp nước ngoài để tăng thị phần. Bản thân ngành Dệt - May Việt Nam cũng tự nhận thấy năng lực còn quá nhỏ so với tiềm năng và so với ngành dệt may của một số nước trong khu vực
Việt Nam có dân số hơn 80 triệu người với 47% dân số đang ở độ tuổi lao động và là nguồn cung ứng lao động nhân lực trẻ và dồi dào cho ngành Dệt - May. Lao động Việt Nam thông minh cần cù chịu khó, rất phù hợp với ngành đệt - May. Lao động Việt Nam
có giá nhân công vào loại rẻ nhất thế giới. Ví dụ: so sánh con số giá công lao động Việt nam với các nước Asean và các nước trên thế giới. Giá công lao động Việt Nam là 0.24 USD/giờ so với 1.18USD /giờ của Thái Lan, 0.32USD/ giờ của Indo, 1.13USD /giờ của Xingapo và 0.34USD /giờ của Trung Quốc, 0.39 USD/ giờ của Hồng Kông, 12.63USD /giờ của Pháp và với 16.37 USD/giờ của Nhật Bản...
Nước ta nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, hiện nay làm khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới, trung bình đạt từ 8-10%/năm. Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam rất năng động trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt hơn cả là Việt Nam có cảng biển lớn, dài, dọc theo đất nước rất thuận lợi chi việc xuất nhập khẩu.
Trở lại vấn đề này, trong chiến lược phát triển chung của toàn ngành đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2010, ngành Dệt - May Việt Nam đã đạt mục tiêu, đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD , thu hút 4 triệu lao động vào làm việc. Để đạt mục tiêu này, ngành Dệt - May Việt Nam đang thiết kế một chương trình ”tăng tốc” khá hoàn chỉnh với ba vấn đề cấp thiết phải tập trung giải quyết gồm: “Đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm và vốn đầu tư cho phát triển”. Trong đó đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng nhất, bởi đây cũng là một biện pháp để huy động mọi nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế.
Nhà nước với chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết tháng 7 năm 2000 và tiếp tục được Thượng viện Mỹ thông qua với 88/12 phiếu ngày 03/10/2001 là một cơ hội lớn cho ngành Dệt - May nước ta, vì đây là một thị trường khổng lồ dễ tính. Trong khi chờ đợi hiệp định được phê chuẩn để “tăng tốc”. Khi điều kiện cho phép đặc biệt cần thiết trong giai đoạn chưa áp dụng chế độ hạn ngạch.
Với xu thế tự do hoá thương mại đối với ngành Dệt - May đang được thực hiện từng bước theo lịch trình của Hiệp định ATC (Agreement on Textile and Clothing), theo hiệp định này đến năm 2005 sẽ xoá bỏ toàn bộ hàng rào hạn ngạch đối với các nước thành viên thuộc tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thử thách lớn đối với ngành Dệt - May nước ta, kể cả khi ta đã là thành viên của tổ chức này trước năm 2005.
Trong hoàn cảnh mới, ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song cũng đứng trước những thách thức lớn. Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam có thể nêu ra những nét chủ yếu về năng lực của ngành trong những năm tới
Bảng 3.1 :Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới
Thế mạnh
- Có nguồn nhân công dồi dào và có trình độ - Lương giờ bình quân thấp
- Chi phí sản xuất/1 phút thấp hơn nhiều nước trong khu vực
- Yêu cầu đàu tư tối thiểu đối với chủ doanh nghiệp
- Phương tiện gửi hàng và vận chuyển quốc tế thuận lợi và có chi phí thấp