Theo hiệu quả xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx (Trang 43 - 84)

Công ty không phân rõ lợi nhuận và chi phí cho từng đơn vị xuất khẩu trong từng năm mà dựa vào những số liệu xuất khẩu thực tế để đưa ra một tỷ lệ chi phí, lợi nhuận cho tong loại sản phẩm. Tỷ lệ này được thể hiện trong bảng sau (tính cho kết quả xuất khẩu năm 2004)

Bảng 2.9. Hiệu quả các mặt hàng xuất khẩu

Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP

1. áo choàng tắm 8.824,8 6.493,2 2.331,6 35,91% 2. Khăn Jacquard 24.268,2 19.479,6 4.788,6 19,73% 3.Khăn dobby 13.604,9 12.686,4 918,5 7,24% 4.Màn tuyn 12.869,5 12.337,1 532,4 4,32% 5.Khăn ăn 13.972,6 13.635,72 336,88 2,50% Tổng 73.540 64.932 8.608

Bảng trên đã sắp xếp các mặt hàng xuất khẩu theo thứ tự tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí từ cao đến thấp. Nhìn vào bảng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại.

Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy áo choàng tắm có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí lớn nhất (35,91%) hay là khi bỏ ra 100 đồng chi phí kết quả thu về là 135,91 đồng doanh thu. Tuy là sản phẩm có thu lợi nhuận cao nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của sản phẩm áo choàng tắm chỉ chiếm khoảng 10%-20% tổng kim ngạch toàn bộ các sản phẩm. Nguyên nhân của tình trạng trên là doanh nghiệp vẫn chưa tìm được thị trường để xuất khẩu sản phẩm có giá trị này.

Bên cạnh đó, sản phẩm khăn ăn tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí chỉ khoảng 2,5% nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại luôn chiếm một tỷlệ khá cao (>50%). Mặt hàng khăn ăn tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng lại xuất khẩu được nhiều tạo nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo việc lam cho người lao động vì vậy vẫn phảI tiếp tực xuất khẩu mặt hàng này.

Khăn ăn là mặt hàng bình thường không đòi hỏi máy móc hiện đại nên khi xuất khẩu mặt hàng này công ty phảI cạnh tranh với rất nhiều các xưởng gia công có giá bán thấp hơn. Điều đó giảI thích nguyên nhân của tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí của khăn ăn thường thấp.

Sản phẩm áo choàng tắm và khăn Jacquard đòi hỏi công nghệ hiện đại, công nhân có tay nghề cao, nguyên liệu ngoại nhập, sản phẩm khi sản xuất ra phảI có chất lượng tốt. Công ty dệt Minh Khai đáp ứng được những yêu cầu của loại sản phẩm trên nên khi xuất khẩu mặt hàng này công ty thường cạnh tranh tốt hơn, sản phẩm của công ty có thể bán với giá cao hơn các doanh nghiệp khác.

2.2.3. Yếu tố tác động đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty d Minh Khai

Công ty dệt Minh Khai từ khi thành lập đến nay luôn là một trong những doanh nghiệp đI đầu của Sở Công nghiệp Hà Nội. Doanh nghiệp phảI luôn đối mặt với những thay đổi, với những khó khăn thách thức trong matt môI trường cạnh tranh khốc liệt đặc biệt trong lĩnh vực dệt may với nhiều doanh nghiệp có uy tín trên thị trường như dệt Phong Phú, dệt may Chiến Thắng, dệt 8/3,… và đặc biệt trong quá trình hội nhập như hiện nay với cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc luôn là một bàI toán cho các nhà quản lý của doanh nghiệp.

Theo M.Porter – giáo sư trường Quản trị kinh doanh Harvard thì “MôI trường cạnh tranh được hình thành bởi năm yếu tố mà ông gọi là năm thế lực cạnh tranh”. Những thế lực này bao gồm sức ép của khách hàng, sức ép của nhà cung cấp, cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ, mối đe doạ của đối thủ mới gia nhập và sức ép của sp thay thế.

Các yếu tố này tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Với cơ cấu sp xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ngoàI các yếu tố bên trong công ty đã được nêu ra ở phần một thì năm yếu tố trên luôn được doanh nghiệp phân tích trong việc lựa chon một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho hiệu quả nhất

Năm thế lực cạnh tranh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môI trường tác nghiệp của các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh. Nó quyết định tính chất, quy mô cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đối với công ty dệt Minh Khai việc phân tích môI trường kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trong chiến lược phát triển doanh nghiệp đặc biệt trong chiến lược phát triển sản phẩm xuất khẩu bởi hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động chính của doanh nghiệp và bị cho phối mạnh bởi môI trường kinh doanh. Cùng với những yếu tố ảnh hưởng thuộc về nội bộ doanh nghiệp đã được phân tích ở phần một và năm thế lực cạnh tranh theo mô hình của M. Porter, các yếu tố này sẽ cho thấy doanh nghiệp sẽ phảI làm gì trong môI trường hiện tại và trong tương lai của mình. Nếu một áp lực cạnh tranh nào đó yếu hoặc doanh nghiệp có khả năng giành thế chủ động trong tương quan thế lực

Các đối thủ mới tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp Sản phẩm thay thế Nhà cung cấp Khách hàng Sức ép Sức ép Nguy cơ đe doạ

thì đó có thể xem như là cơ hội cho phép doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh thuận lợi hơn và khả năng thu lợi nhuận cao hơn.

* Đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Sauk hi Quyết định 217/HĐBT (tháng 12-1987) về mở rộng quyền tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ các nguồn bao cấp, các doanh nghiệp công nghiệp nước ta chuyển sang một giai đoạn mới thực sự hoạt động như những doanh nghiệp độc lập, bắt đầu hiểu và tham gia cạnh tranh trên thị trường. Công ty dệt Minh Khai cũng không đứng ngoàI xu thế này.

Cạnh tranh trong các ngành công nghiệp dệ may ở Việt Nam chủ yếu vẫn là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nha nước với các doanh nghiệp tư nhân. Ưu thế thường thuộc về các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đang hoạt động. Với những thế mạnh về khả năng tàI chính, công nghệ, quy mô kinh doanh và lĩnh vực ngành nghề là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển. Với ngành dệt may Tổng công ty dệt may hiện nay vẫn là một đối thủ lớn của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc phát triển của các doanh nghiệp tư nhân cũng là một tín hiệu đáng mừng. Các doanh nghiệp này đã biết lựa chọn cho mình một hướng đI đúng đánh và những thị trường ngách cùng với chi phí nhân công thấp, chi phí ngoàI sản xuất không cao đã giúp nhiều doanh nghiệp có vị thế trên thị trường như một số doanh nghiệp tư nhân ở TháI Bình, Nam Hà,…

Đối thủ cạnh tranh chính của công ty dệt Minh Khai hiện nay là nhà máy dệt Phong Phú, dệt 8/3, dệt 19/5, dệt Đông Xuân,…

Đặc biệt là sự cạnh tranh của nhà máy dệt Phong Phú – một trong những nhà máy luôn đI đầu trong ngành dệt may. Năm 2003 Dệt Phong Phú được phong tặng danh hiệu doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu. Một số chỉ tiêu của dệt Phong Phú năm 2003 như sau:

Bảng 2.10 : Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh doanh của nhà máy dệt Phong Phú năm 2003

Doanh thu 1.200.000 trđ

Lợi nhuận 12.500 trđ

Lao động 4.552 người

Thu nhập bình quân/lao động 1.867.000đ/tháng

Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhà máy dệt Phong Phú đã đầu tư hơn 1,5 tr USD xây dựng nhà máy dệt khăn với công suất 2.400 tấn khăn/năm. Và mục tiêu xuất khẩu của nhà máy là xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sang Châu Âu, Nhật Bản và đặc biệt là Mỹ. Vviệc đầu tư máy móc thiết bị của nhà máy dệt Phong Phú cho sản phẩm khăn - đây chính là sản phẩm truyền thống của công ty dệt Minh Khai đòi hỏi công ty dệt Minh Khai phảI có một sự đầu tư đúng đắn nhằm củng cố và tăng cường vị thế cạnh tranh của mình

* Cạnh tranh tiềm ẩn:

Tính chất cạnh tranh trong ngành dệt may tăng lên rất nhanh do sự cạnh tranh của sản phẩm của các nước khác đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc. Hơn nưa thế nữa trong nước tình trạng trốn thuế, hàng lậu đac và đang dẫn đến những tình trạng không lành mạnh trong cạnh tranh, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam là 80% sản phâmt của ta là gia công do vậy phát triển của các hợp tác xã gia công dệt may ở các tỉnh như TháI Bình, Nam Hà, ….cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty. Với thuận lợi về dịa điểm, nhân công re, chi phí quản lý thấp, …. đã giúo các xưởng gia công này cạnh trnh với dệt Minh Khai. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố mà dệt Minh Khai có thể so sánh trong việc cạnh tranh. Để có thể đứng vững và phát triển, công ty dệt Minh Khai cần phảI đầu tư vốn, công nghệ và không ngừng nâng cáo chất lượng sản phẩm, đổi mới kiểu dáng mẫu mã sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* áp lực của nhà cung cấp

Nguyên vật liệu của công ty đa phần là nhập khẩu. Do dsản phẩm xuất khẩu yêu cầu gắt gao về chất lượng nên công ty thường phảI sử dụng những sợi bông nhập từ nước ngoàI. Tất cả các nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như ấn Độ, Pakistan, Indonexia, Nhật, Thuỵ Sỹ... lượng này thường chiếm 70-80% nhu cầu đầu vào của công ty, còn lại được cung cấp từ thị trường trong nước.

Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu làm tăng chi phí vận chuyển, các hợp đồng nhập khẩu thường phải mất nhiều thời gian mới được hoàn tất do các thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp. Do vậy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thường cao hơn trong nước song chất lượng lại ổn định hơn, đáp ứng được khách hàng nước ngoài của công ty.

Việc nhập khẩu một phần lớn nguyên liệu từ nước ngoàI dẫn đến doanh nghiệp thường bị phụ thuộc vào sự biến động của giá cả thị trường thế giới. 6 tháng đầu năm 2004 giá nguyên liệu bông trên thị trường thế giới tăng làm cho giá thành sản phẩm của nhà máy tăng do đó lợi nhuận giảm. Giá cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 có suy giảm.

Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty khăn Jacquard đòi hỏi chất lượng nguyên vật liệu tốt nhất, sợi phảI có độ bền và dai. Chi phí đầu tư cho các maý móc để sản xuất loại khăn này cũng rất lớn. Nếu sợi dùng để sản xuất không có chất lượng thì trong quá trình sản xuất sẽ xảy ra tình trạng kéo sợi lam cho chất lượng của khăn không được đảm bảo, sản phẩm sản xuất ra sẽ không tiêu thụ được.Do vậy khi lựa chọn nguyên liệu nhà máy thường phảI có sự phân tích khá kỹ loại nguyên liệu phù hợp với từng sản phẩm xuất khẩu

Công ty có nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khá ổn định về chất lượng. Để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và yêu cầu của khách hàng công ty dệt Minh Khai trong những năm qua luôn phải nhập khẩu các nguyên liệu sợi bông, sợi polieste cùng các loại hoá chất, thuốc nhuộm...và nhập khẩu với khối lượng lớn từ các nước ấn Độ, Pakixtan, Indonesia, Nhật Bản...Trong quá trình mua hàng công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiện với các nhà cung ứng đầu vào nước ngoài này. Công ty đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các bạn hàng, ký kết hợp đồng mua hàng với các điều khoản ưu đãi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhanh chóng kịp thời các đơn đặt hàng của các thị trường xuất khẩu.

* Khách hàng

Sản phẩm của dệt Minh Khai chủ yếu xuất sang Nhật Bản, EU, các nước Châu á,… trong đó Nhật Bản được coi là khách hàng truyền thống của công ty. Khi lựa chọn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty thường phảI phân tích xem thị trường đó có nhu cầu về mặt hàng đó không. Đối với công ty các khách hàng luôn được đánh giá rất cao, công ty thường xuyên giữ mối quan hệ lam ăn lâu dàI với các đối tác của mình.

Trong thời gian tới công ty xác định khách hàng chủ yếu của mình vẫn sẽ là các công ty của Nhật Bản, EU, Châu á nhưng công ty sẽ xâm nhập vào thị trường mới mẻ như Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Và Nhật Bản vần là thị trường được công ty xem trọng nhất.

Năm thế lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếop đến hoạt động của công ty dệt Minh Khai. Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty còn bị ảnh hưởng bởi một sô các yếu tố khác như: giá cả từng mặt hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất của công ty, thị trường tiêu thụ, máy móc công nghệ, chất lượng sản phẩm…

Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, giá cả là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay, công ty đang áp dụng một chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường vì thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản. Mặt khác công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB nên các chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi theo khối lượng lô hàng xuất. Mà các chi phí xuất khẩu cho một đơn vị sản phẩm xuất khẩu đã được công ty tìm hiểu rất kỹ trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu thị trường và các quy định về thuế xuất nhập khẩu của Chính phủ nên công ty đã quyết định phải áp dụng chính sách giá này. Hơn nữa khi áp dụng chính sách giá này công ty sẽ không phải tính toán nhiều lần điều đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên với chính sách giá này thì giá cả sản phẩm xuất khẩu của công ty trở nên kém linh hoạt so với biến động giá cả trên thị trường. Trong xu thế tự do cạnh tranh như ngày nay thì việc áp dụng chính sách giá này trở nên không thích hợp với các điều kiện cạnh tranh trên thị trường, do đó làm cản trở hoạt động xuất khẩu của công ty, làm giảm lợi nhuận của công ty.

Bảng 2.11: Giá cả một số mặt hàng của công ty

Stt Mặt hàng Mã hàng Kích cỡ (Cm) Đơn giá (USD/cái) 1 Khăn mặt dmi-1 34 x 88 6.98 2 Khăn tắm dmi-2 65 x 135 25.58 3 Khăn tắm du-2 65 x 135 26.25 4 Khăn mặt du-1 34 x 90 6.83 5 Khăn mặt pal-1 34 x 85 7.35 6 Khăn tắm pal-2 65 x 135 34.13 7 Thảm pal-3 45 x 70 17.07 8 Khăn mặt hci-1 34 x 82 6.83 9 Khăn tắm hci-2 65 x 135 31.50 10 Thảm hci-3 45 x 65 19.69 11 Khăn mặt abis-1 34 x 85 6.29 12 Khăn tắm abis-2 65 x 130 25.13 13 Thảm abis-3 45 x 68 17.59 14 Khăn tắm ftb-2 65 x 130 21.90 15 Khăn tắm apa-3 45 x 70 18.60

Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai

Hiện nay mức giá xuất khẩu mà công ty đang áp dụng cao hơn giá nội địa. Công ty áp dụng chính sách giá này là do công ty nhận thấy Nhật Bản là một thị trường khó tính, có những yêu cầu đòi hỏi khắt khe về chất lượng nên những chi phí ban đầu cho việc hoạch định và tổ chức xâm nhập sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, các chi phí cho việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng cao do công ty phải nhập nguyên liệu chủ yếu từ nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx (Trang 43 - 84)