Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx (Trang 72 - 76)

Cơ sở của giải pháp

Đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng thì biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận là một công việc tất yếu mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải nghĩ đến. Công ty dệt Minh Khai hiện nay đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế.

Các sản phẩm mà theo phương án điều chỉnh đưa ra là những phương san có giá thành cao nên khó có thể ạnh tranh với các sản phẩm khác Vì vậy công ty phải có hướng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, mà muốn hạ giá bán sản phẩm thì cách tốt nhất là hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm có thể được thực hiện như sau:

Phương thức thực hiện

- Giảm chi phí nguyênvật liệu.

Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm giảm nhiều vì trong kết cấu giá thành sản phẩm của công ty tỉ trọng nguyên vật liệu chiếm 60-70%. Hiện tại công ty đang chủ yếu sản xuất bằng nguyên liệu ngoại nhập (chiếm khoảng 80% số nguyên vật liệu đầu vào của công ty). Giá mua nguyên vật liệu của nước ngoài bao giờ cũng đắt hơn trong nước vì khi nhập nguyên vật liệu công ty phải chịu thêm thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Mặt khác hiện nay ở nước ta có một số doanh nghiệp có thể sản xuất sợi bông và sợi polieste có chất lượng khá cao, hầu như không thua kém nước ngoài và các loại hóa chất, thuốc nhuộm như: NAOH,

H2O2(50%), HCl, axit axêtíc (1%) chất lượng tốt.

Bảng 3.4. Giá cả nguyên vật liệu chính

Khoản mục Nhập khẩu Trong nước

Giá mua một kg sợi 24.2 22.3

Chi phí vận chuyển 0.2 0.03

Chi phí nhập khẩu 0.1 0

Chi phí khác 0.05 0.02

Tổng giá mua 1kg sợi 24.55 22.35

Vì vậy trong thời gian tới để giảm giá thành sản phẩm công ty có thể sử dụng tăng số lượng nguyên liệu nội địa lên. Hiện tại tỉ trọng nguyên liệu chính (sợi bông,sợi Polieste) chiếm khoảng 35% trong tỉ trọng giá thành sản phẩm( công ty sử dụng khoảng 1.338.400 kg nguyên liệu này mỗi năm, trong đó nhập khẩu 80% còn 20% là từ trong nước. Trong nước công ty sử dụng nguyên vật liệu chính của 4 công ty Miền Bắc: dệt 8- 3, dệt 19-5, công ty dệt may Hà Nội và sợi Hà Nội. Hiện nay một số công ty miền Nam có thể đảm bảo ch công ty 30% nguyên vật liệu chính và chất lượng vẫn đảm bảo tốt, tổng giá mua là 22.700 đồng/ kg.

Một nguyên nhân nữa làm cho chi phí nguyên vật liệu cao là nhân viên mua nguyên vật liệu chưa có ý thức trách nhiệm trong việc mua nguyên vật liệu. Việc nhập nguyên liệu phải vận chuyển trên đường xa nhưng họ bảo quản không tốt làm cho một số lượng lớn nguyên vật liệu bị hỏng và doanh nghiệp phải bỏ đi số nguyên vật liệu đó.

Ước tính số nguyên liệu chính công ty phải bỏ đi chiếm khoảng 0,5% số nguyên vật liệu chính mua về. Vì vậy, doanh nghiệp cần giáo dục và áp dụng các biện pháp hưởng phạt vật chất đối với những người đi nhập liệu làm hỏng nhiều.

- Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm.

Công ty muốn tăng năng suất lao động cần phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân của công ty thường có tay nghề chưa cao, chưa có kinh nghiệm, chưa có tác phong công nghiệp, do đó ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Vì vậy, công ty cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động để họ có thể thích ứng với công nghệ mới.

dụng giá nhân công rẻ và gần nguyên vật liệu.

3.3.4.Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Cơ sở của phương án

Cùng với vốn lao động là yếu tố quyết định của hoạt độn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao dộng là yếu tố cơ bản và cách mạng nhất trong các yếu tố cấu thành đầu vào của quá trình sản xuất. Vấn đề cơ bản trong việc sử dụng nguồn nhân lực là phảI biết đầu tư vàkhai thác một cách có hiệu quả yếu tố này.

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của công ty dệt Minh Khai là công nhân quen với lối làm việc cũ nên mặt yếu của họ là tác phong công nghệ chưa có hoặc chưa rõ nét, trình độ tay nghề và tính kỷ luật chưa cao chưa có niềm say mê với công việc mình đảm nhận.

Với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo phương san đã đưa ra công ty không cần đầu tư thêm máy móc thiết bị nhưng phảI tận dụng hết công suất của máy móc hiện có, và điều quan trọng hơn công ty phảI sử dụng lao động một cách hiệu quả.

Phương thức tiến hành

- Giảm thời gian trống giữa các ca làm việc, thay vì làm việc 3 ca/ngày bằng cách tăng lên thành 4 ca/ngày

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động.

- Xây dựng tác phong công nghiệp trong công việc, xây dựng ý thức trách nhiệm cho người lao động

- Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Việc tuyển dụng đào tạo công nhân cần phải có định hướng chiến lược lâu dài có thể cho công nhân đi học ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo hợp đồng đối với công nhân đứng máy với thời gian ngắn nhất là 6 tháng, còn đối với công nhân bảo toàn, bảo dưỡng thì ít nhất là hai năm. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về chất lượng tay nghề của thợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Song song với việc dạy nghề phải giáo dục lớp thợ mới nhận thức được vai trò, vị trí của người công nhân trong nền kinh tế có cồng nghiệp phát triển, sự cần thiết phải có tác phong công nghiệp tầm quan trọng hay giá trị của sản phẩm do công ty hoặc ngành sản

xuất ra trong đời sống xã hội. Làm cho người công nhân biết được chất lượng sản phẩm rất cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu, với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đối với lớp công nhân cũ cũng phải tiến hành hoạch định kế hoạch đào tạo huấn luyện một cách liên tục, có hệ thống để cho họ nắm bắt kịp thời những thay đổi về công nghệ, thiết bị.

Song song với việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao công ty còn phải bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách:

- Công ty cử cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng nhu cầu của công ty cũng như của thị trường .

- Công ty nên tuyển mới một số cán bộ kinh tế nhằm cân bằng với tầm quan trọng của công ty.

- Trong thời gian tới công ty nên đào tạo các cán bộ có thể kiêm nhiệm hoặc bổ sung thêm để công ty có thể tiến xa hơn.

Để hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh công ty cần đào tạo và tuyển chọn một đội ngũ chuyên việc Marketing có năng lực, đầu tư tài chính cho đội ngũ đó để đi khảo sát trên thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...để tìm hiểu thị hiếu, thói quen các yêu cầu quy định về sản phẩm... trên các thị trường. Cần quan tâm hơn nữa đến việc huấn luyện chuyên môn đào tạo nhân lực bằng cách cử đi du học ở các nước có ngành công nghệ dệt phát triển để từ đó công ty có điều kiện học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu lâu hơn về văn hóa, truyền thống dân tộc, thị hiếu tập quán cách tiêu dùng.. Vì vậy công ty có thể nắm bắt được sở thích tâm lý của khách hàng, dự đoán chính xác xu hướng tiêu dùng của thị trường để có phương án xâm nhập hiệu quả.

Cũng bằng cách đó công ty nên đào tạo đội ngũ chuyên gia thiết kế những mẫu mã, nghiên cứu sáng tác các mẫu thêu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các vùng thị trường khác nhau về kiểu dáng, mầu sắc, kết cấu chất liệu hoa văn trang trí... của người tiêu dùng.

Đồng thời công ty nên tạo dựng và duy trì nét đặc thù của sản phẩm dệt nhằm tạo ra nhãn hiệu riêng và củng cố uy tín của các sản phẩm của công ty.

Để tiến hành đào tạo bồi dưỡng công nhân, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có hiệu quả thì công ty phải dành một khoản vốn đầu tư cho giáo dục bồi dưỡng con người, tổ chức kiểm tra rà soát đội ngũ lao động để biết thực lực tay nghề và triển vọng phát triển

của từng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, quan hệ chặt chẽ với các trường đào tạo nghề cũng như các trường đào tạo quản lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx (Trang 72 - 76)