Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx (Trang 64 - 72)

Các sản phẩm xuất khẩu của công ty đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ nhưng có sự phân định ở các khâu rõ ràng đối với từng loại sản phẩm.

Với cùng một công nghệ sản xuất nhưng mối sản phẩm lại có những yêu cầu riêng, đặc biệt với những sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cao về chất lượng.

Tại phân xưởng dệt thoi sợi mộc được đưa vào để đánh thành sợi ngang và sợi dọc, tạo thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình dệt. Nguyên liệu đưa vào với những sản phẩm cao cấp như khăn Jacquard, áo choàng tắm phảI được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào đánh sợi. Với từng loại sản phẩm nguyên liệu sợi đầu vào phảI được phân loại rã ràng.

Khăn mộc sau khi được nấu sẽ tiếp tục được đưa sang bộ phận tẩy. Sản phẩm của quá trình này là khăn trắng. Tiếp đó khăn lại được đưa vào nhuộm thành khăn màu. Trong quá trình đặt hàng khách hàng yêu cầu màu của sản phẩm trên cơ sở đó phân xưởng tẩy nhuộm thực hiện theo kế hoạch.

áo choàng tắm, sợi bông sau khi đã được dệt và nhuộm sẽ được đưa vào xưởng hoàn thành để thực hiện công đoạn cắt may tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Quy trình công nghẹ của công ty đối với các loại sản phẩm xuất khẩu là tương đối đồng đều. Khi điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chúng ta cần phảI chú ý tới quá trình công nghệ để có sự phân công lao động và kế hoạch về nguyên vật liệu một cách khoa học và hiệu quả nhất.

3.2.4.: Đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai

Sợi mộc quả Sợi dọc Mắc Hồ Sợi ngang Đánh suốt Dệt Nấu Tẩy Nhuộm Cắt dọc may dọc Cắt ngang may ngang Kiểm tra thành Đóng gói, đóng kiện Nhập kho Khăn mộc Khăn Jacquard cần thiết phảI tuyển chọn công nhân có tay nghề và ý thức Khăn trắng Khăn màu áo choàng tắm yêu cầu công nhân cắt may phảI có ý thức và tay nghề cao May màn tuyn thành sản phẩm P hâ n xư ở ng dệ t thoi P hâ n xư ở ng tẩ y nhu ộm P hâ n xư ở ng hoà n thà nh

Với với mỗiphương án của công ty được đưa ra đều phảI dựa theo một quy trình nhất định như sau:

Bảng 3.7: Quy trình đề xuất một phương án

Cơ sở đưa ra phương án

- Phân tích khả năng xuất khẩu từng sản phẩm của công ty dệt Minh Khai - Điểm mạnh, yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với công ty

- Khả năng hiện tại của công ty đặc biệt tình trạng máy móc thiết bị, nguôn vốn và lao động

- Phương hướng phát tiển của công ty trong tương lai

- Khả năng mở rộng thị trường sang EU và du trì, củng cố thị trường Nhật Bản - Tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí đối với từng mặt hàng xuất khẩu

Phương án

Dựa vào việc phân tích các điều kiện hiện tại của công ty, đặc biệt khả năng xuất khẩu của các sản phẩm. Theo quan điểm chủ quan của mình em xin được đưa ra ba phương án sau

 Phương án 1:

Tăng tỷ lệ khăn Jacquard xuất khẩu thêm 20% đồng thời giảm tỷ lệ khăn ăn xuất khẩu 10%

Điều kiện thực hiện phương án: Mua thêm một bộ máy mới (máy dệt VAMATEX xuất xứ Italia, đàu máy Jacquard điện tử Staubli xuất xứ Pháp). Nguyên giá 1.500.000

Phân tích môI trường

Cơ hội rủi ro Phân tích nội bộ Điểm mạnh điểm yếu Sự hoà hợp Mong muốn của công ty Xác định phương án Đánh giá và lựa chọn phương án

USD khoảng 24.000.000.000VNĐ, sử dụng trong vòng 10 năm, khấu hao hàng năm là 2.4 00.000.000VNĐ (khấu hao đều)

Ưu điểm của phương án: Doanh thu của doanh nghiệp tăng vì khăn Jacquard có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí cao. Có khả năng tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản, EU,.. vì khăn Jacquard của công ty được các nước đánh giá rất cao về chất lượng, khối lượng đơn đặt hàng cho sản phẩm thường nhiều nhưng máy móc không cho phép nên nhiều đơn hàng đã không thực hiện được.

Nhược điểm của phương án: Chi phí đầu tư cho máy móc mới từ nước ngoàI cao (2.4 tỷ đồng/năm), chi phí tăng, giá thành sản phẩm tăng và lợi nhuận thu về không cao.

 Phương án 2:

Tăng tỷ lệ áo choàng tắm xuất khẩu thêm 20% đồng thời giảm tỷ lệ khăn ăn xuất khẩu 10%

Điều kiện thực hiện: khi thực hiện phương án này công ty không cần mua thêm máy móc mới chỉ cần sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị hiện có tại nhà máy. Đồng thời tăng cường giám sát ngày, ca làm việc của người lao động để không lãng phí thời gian lao động. Cần những công nhân có tay nghề cao phục vụ việc may sợi bông thành thành phẩm áo choàng tắm

Ưu điểm: Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp do tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí của sản phẩm gần 40%. Tăng tỷ lệ xuất khẩu áo choàng tắm sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng lợi nhuận cho công ty.

Nhược điểm: Đây vẫn còn là sản phẩm mới của công ty nên chưa khẳng định được chất lượng trong lòng khách hàng. Sản phẩm sản xuất nhưng có nguy cơ không xuất khẩu được. Bên cạnh đó, là một sản phẩm còn khá mới mẻ để có thể xâm nhập vào thị trường thế giới công ty cần phảI tiến hành quảng cáo, khuyếch trương, xúc tiến thương mại, chi phí cho hoạt động này thường lớn nhất là với sản phẩm mới, khoảng 2% tổng doanh thu.

 Phương án 3:

Tăng tỷ lệ xuất khẩu áo choàng tắm 10% và khăn Jacquard 10% đồng thời giảm tỷ lệ khăn ăn xuất khẩu 10%

Điều kiện thực hiện: giống như phương án 2 ở phương án này công ty không cần đầu tư thêm máy móc, thiết bị. Công ty có thể thực hiện bằng cách tăng số ca làm việc từ 3 ca/ngày lên thành 4 ca/ngày, đồng thời giảm thời gian trống giữa các ca làm việc. Thực

hiện các chính sách ưu đãI về lương thưởng cho công nhân, chính sách đĩa ngộ thoả đáng tạo động lực cho người lao động tích cực tham gia sản xuất. Thường xuyên tiến hành hoạt động bảo trì,bảo dưỡng máy móc hiện có để không xảy ra hiện tượng máy không có máy cho công nhân làm việc

Ưu điểm: Không tốn kém chi phí như 2 phương án trên. Sản phẩm sản xuất ra có khả năng xuất khẩu. Chia sẻ bớt rủi ro. Doanh thu của công ty tăng, kim ngạch và tổng lợi nhuận tăng.

Nhược điểm: Công ty cần phảI đào tạo thêm nâng cao tay nghề công nhân. Chi phí gián lao động tăng. Công tác quản lý cần thực hiện sát sao hơn

Bảng 3.8. Hiệu quả sơ bộ của các phương án

Chỉ tiêu 2004 Phơng án điều chỉnh1 Phơng án điều chỉnh 2 Phơng án điều chỉnh 3 Tổng doanh thu 89,360.00 93,550.60 89,797.86 91,674.23 Doanh thu XK 73,540.00 76,996.38 73,907.70 75,452.04

Doanh thu thuần 87,950.00 92,053.79 88,361.09 90,207.44 Giá vốn hàng bán 78,900.00 81,604.71 78,449.01 80,025.98

Tăng thêm 2,400.00 1,795.96 870.88

Lợi nhuận gộp 9,050.00 8,049.08 8,116.12 9,310.59

Chi phí bán hàng 3,870.00 3,870.00 3,870.00 3,870.00

Chi phí quản lý 2,910.00 2,910.00 2,910.00 2,924.55

Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh 2,270.00 1,269.08 1,336.12 2,516.04

Lợi nhuậ trớc thuế 2,900.00

Lợi nhuận sau thuế 2,180.00

Như vầy, có thể thấy phương án 3 là phương án có hiệu quả nhất sẽ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp

3.3.Một số kiến nghị nhằm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt Minh Khai cũng như đánh giá những thuận lợi khó khăn còn tồn tại của công ty hiện nay, em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.

3.3.1.Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu thập thông tin tạo cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho phù hợp

Cơ sở đưa ra giảI pháp :

Nghiên cứu thị trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào đặc biệt là công ty kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty trên thị trường nhất là thị trường

quốc tế. Công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt và có hiệu quả sẽ tạo tiền đề, cơ sở cho quá trình tiếp cận thị trường cũng như quá trình chiếm lĩnh và củng cố thị trường cho công ty xuất khẩu. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là quá trình biến đổi cơ cấu sản phẩm từ trạng tháI này sang trạng tháI khác sao cho phù hợp với môI trường kinh doanh và khai thác tối đa nguồn lực của doanh nghiệp, đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao. Chỉ khi nắm bắt được thông tin thị trường tốt, có được những thông tin thị trường chính xác công ty mới có cơ sở để đưa ra những kế hoạch, những chiến lược phù hợp.

Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường ở công ty

Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty dệt Minh Khai vẫn còn khá yếu kém . Là một công ty sản xuất với mục tiêu chính để xuất khẩu , hoạt động nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy mà cho tới nay hoạt động này vẫn bị bỏ ngỏ. Công ty chưa thực sự có sự quan tâm đầu tư đúng đắn cho các hoạt động của công tác nghiên cứu thị trường. Hoạt động nghiên cứu của công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tại bàn qua các nguồn thông tin trên báo, tạp chí, mạng Internet và các khách hàng quen thuộc. Việc tổ chức nhân sự cho công tác này bị coi nhẹ. Hoạt động nghiên cứu thị trường chỉ là một hoạt động nhỏ trong các hoạt động khác nằm ở phòng kế hoạch thị trường của công ty. Hiện tại phòng phải đảm nhiệm rất nhiều công việc từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, điều độ sản xuất đến các việc tổ chức tìm kiếm, lo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nghiên cứu thị trường, ký kết các hợp đồng xuất khẩu, lo tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm.

Phương thức tiến hành

- Thành lập riêng một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường (phòng Marketing). Các nhân viên cán bộ trong phòng này phải là những người có năng lực, thông thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm hiểu biết về thị trường trong nước và quốc tế.

- Công tác nghiên cứu thị trường cần có sự đầu tư thoả đáng . Hàng năm công ty trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho hoạt động này, trang bị các phương tiện công cụ nghiên cứu hiện đại phục vụ cho nghiên cứu đặc biệt là đôí vơí việc thu thập thông tin càng cần có sự đầu tư bổ sung các phương tiện hiện đại đảm bảo cho việc thu thập thông tin nhanh nhất, chính xác nhất. Đồng thời tổ chức tạo điều kiện cho các nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thị trường nước ngoài; tích cực tham gia các hội chợ triển

lãm, đặc biệt là các hội chợ triển lãm tổ quốc tế tổ chức tại nước ngoài để giới thiệu sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng, đồng thời đó cũng là dịp để công ty có thể trực tiếp tiếp xúc với khách hàngvà người tiêu dùng, bám sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

- Tăng cường hoạt động thu thập thông tin.

Mục tiêu của hoạt động này phảI thu thập được những thông tin sau: + Thông tin về khu vựa thị trường

- Tăng cường hoạt động thu thập thông tin.

Mục tiêu của hoạt động này phảI thu thập được những thông tin sau:

+ Thông tin về khu vực thị trường: quy mô thị trường, phong tục tập quán trên thị trường đó,…

+Thông tin về đối thủ cạnh tranh: cả những đối thủ cạnh tranh hiện tại và những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. PhảI xác định được đâu là đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp mình. Thu nhập những thông tin về giá cả, sản phẩm, khả năng phát triển, các chính sách khác của đối thủ cạnh tranh.

+ Thông tin về khách hàng: tâm lý, thị hiếu tiêu ding của khách hàng,..

+ Thông tin trong ngành lĩnh vựac kinh doanh của doanh nghiệp, phảI nắm bắt được những xu thế phát triển của ngành trong tương lai.

3.3.2.Mở rộng thị trường xuất khẩu

Cơ sở giảI pháp:

Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo phương án đề xuất sẽ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và EU. Để phương án đưa ra có hiệu quả việc tìm hiểu, thâm nhập và mở rộng các thị trường xuất khẩu là một điều doanh nghiệp cần thực hiện.

Thị trường xuất khẩu hiện nay của công ty hiện nay chủ yếu là thị trường Nhật Bản, EU, Châu á. Để thúc đẩy việc đưa những sản phẩm xuất khẩu có giá trị ra thị trường xuất khẩu đòi hỏi công ty phảI có những biện pháp quảng bá sản phẩm của công ty trên các thị trường theo phương án.

Thị trường Nhật Bản và EU hiện đang bị đe doạ rất hiều từ các đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu

- Duy trì thị trường truyền thống của công ty đặc biệt củng cố, duy trì và mở rộng thị trường Nhật Bản

- Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như EU, Mỹ.

Phương thức tiến hành

- Đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu thị trường . - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Xúc tiến quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, báo, tạp chí, các băng rôn khẩu hiệu, áp phích, quảng cáo trên mạng Internet.

-Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trên các thị trường Mỹ và EU nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng.

- Tìm hiểu thị trường thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)