3.4.1. Kiến nghị với nhà nước
Ngành dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, chuyên sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ngành có thể mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên công ty dệt Minh Khai nói riêng và ngành dệt may nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, phải đương đầu với nhiều thách thức mới là hàng Trung Quốc đã rẻ nay lại được giảm thuế nhiều hơn nên giá xuất khẩu lại càng rẻ. Bản thân mỗi doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sẽ rất khó vượt qua những khó khăn này. Vì vậy Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy ngành dệt may phát triển trong đó tập trung vào các biện pháp sau:
- Có chính sách đầu tư thỏa đáng đối với ngành dệt may và chính sách ưu tiên cho ngành dệt may.
Hiện nay ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn nhưng nguyên nhân chủ yếu là số máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, không đủ vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ mới. Vì vậy sản phẩm sản xuất theo công nghệ cũ tất nhiên sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh. Vậy kiến nghị với Nhà nước tăng vốn đầu tư cho ngành dệt may, có các chính sách ưu đãi đối với ngành: cho vay với lãi xuất ưu đãi hơn và ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay, cho các doanh nghiệp trong ngành vay vốn trung và dài hạn nhiều hơn với lãi xuất thấp hơn; cho phép các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành giữ lại nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư phát triển. Mặt khác hiện nay các thủ tục hải quan kiểm tra xuất nhập khẩu còn rất rườm rà, gây chậm trễ việc giao hàng của các doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần cải tiến thủ tục hành chính trong việc quản lý xuất nhập khẩu, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu được dễ dàng. Ngoài ra, Nhà nước nên phối hợp với các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài môi giới khách hàng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may; cung cấp những thông tin về thị trường xuất khẩu ; tổ chức các khóa đào tạo miễn phí nâng cao trình độ cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải nhập nguyên liệu ở nước ngoài với giá cao. Ngành nguyên vật liệu cho ngành dệt may mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ về số lượng và nhiều khi chất lượng không đảm bảo. Việc các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay của Việt Nam thường phảI nhập khẩu một lượng khá lớn nguyên vật liệu từ nước ngoàI là một thiệt thòi rất lớn khi tham gia cạnh tranh trên thị trường do giá thành của ta thường cao nên rất khó cạnh tranh. Vì vậy Nhà nước nên có chính sách phát triển các ngành trồng bông và các ngành chế biến sợi, ngành hóa chất phục vụ cho ngành dệt may.
- Có chính sách khuyến khích xuất khẩu: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu như dệt Minh Khai an tâm khi tham gia cạnh tranh trên thị trường.
3.4.2. Kiến nghị với công ty
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty dệt Minh Khai muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho có hiệu quả nhất thì sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhà nước là hết sức cần thiết, song quan trọng hơn cả là công ty phải dựa vào nội lực của chính mình. Với những khó khăn còn tồn tại hiện nay của công ty thì việc áp dụng các giải pháp nhằn giải quyết các khó khăncần phải được xem xét và triển khai thực hiện ngay. Cụ thể ở đây công ty dệt Minh Khai cần phải
-Nhanh chóng thành lập phòng marketing, tăng cường đầu tư cho các hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường. Tìm hiể các thông tin thị trường về những thị truyên thống cũng như những thị trường doanh nghiệp đang hướng tới.
- Điều chỉnh lại chính sách giá mà hiện tại công ty đang áp dụng. Vì chính sách giá này làm cho giá cả sản phẩm của công ty trở nên cứng nhắc, không phân biệt giữa giá bán buôn và bán lẻ; đồng thời hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Việc điều chỉnh giá cả là một công việc hết sức quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới khả năng xuất khẩu cũng như kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty.
- Quan tâm hơn nữa tới môi trường làm việc và đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, có các chính sách khuyến khích đãi ngộ hợp lý cũng như các chế độ thưởng phạt nghiêm minh nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc.
Kết luận
Như vậy, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sẽ là một việc công ty dệt Minh Khai nên hàng nhằm giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài. Với việc xác định một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu linh hoạt, phù hợp với nhu cầu thị hiêu của người tiêu dùng, với khả năng xâm nhập thị trường sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp thoản mãn tối đa nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường cùng với quá trình thực tập tại công ty đẹt Minh Khai, trong chuyên đề của mình em đã tập trung đI sâu vào phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, và trên cơ sở đó đề ra những phương án điều chỉnh sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
TàI liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – Trường Đại học KTQD
2. Lựa chọn phương án sản xuất tối ưu của doanh nghiệp công nghiệp – Nxb Chính trị quốc gia 1995
3. Hoàn thiện môI trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Nxb Chính trị quốc gia 2002
4. Tạp chí thời trang dệt may Việt Nam 5. Tạp chí Kinh tế và phát triển
6. Tạp chí Ngoại thương
Phụ lục
Hiệu quả các phương án điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP
1. áo choàng tắm 8,824.80 6,493.20 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 24,268.20 19,479.60 4,788.60 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 13,972.60 13,635.72 336.88 2.50% Tổng 73,540.00 64,932.00 Phơng án 1.
Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP
1. áo choàng tắm 8,824.80 6,493.20 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 29,121.84 23,375.52 5,746.32 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 12,575.34 12,272.15 303.19 2.50% Tổng 76,996.38 67,164.37
Phương án 2
Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP
1. áo choàng tắm 10,589.76 7,791.84 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 24,268.20 19,479.60 4,788.60 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 12,575.34 12,272.15 303.19 2.50% Tổng 73,907.70 64,567.09 Phơng án 3
Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP
1. áo choàng tắm 9,707.28 7,142.52 2,331.60 35.91% 2. Khăn Jacquard 26,695.02 21,427.56 4,788.60 19.73% 3.Khăn dobby 13,604.90 12,686.40 918.50 7.24% 4.Màn tuyn 12,869.50 12,337.10 532.40 4.32% 5.Khăn ăn 12,575.34 12,272.15 303.19 2.50% Tổng 75,452.04 65,865.73
Mục lục
Lời nói đầu --- 1
Nội dung --- 3
Phần I: Giới thiệu chung về công ty dệt minh khai --- 3
1.1. Giới thiệu khái quát vè công ty Dệt Minh Khai --- 3
1.1.1. Thông tin chung về công ty --- 3
1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty --- 3
1.1.3. Quá trình phát triển --- 4
1.2. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai --- 7
1.2.1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất --- 7
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty --- 8
1.2.3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty --- 10
1.2.4. Đặc điểm máy móc thiết bị --- 13
1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất --- 16
1.2.6. Đặc điểm lao đọng --- 17
1.2.7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty --- 20
1.2.8. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng --- 23
1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp --- 24
1.3.1. Kết quả kinh doanh --- 24
1.3.2. Tình hình xuất khẩu --- 27
Phần 2: Thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty dệt Minh Khai --- 29
2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai --- 29
2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu --- 29
2.1.2. Theo thị trường xuất khẩu --- 30
2.1.3. Theo mặt hàng xuất khẩu --- 36
2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu --- 37
2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo mặt hàng --- 38
2.2.2. Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu --- 39