Đáp án – biểu điể m:

Một phần của tài liệu ga 9 (Trang 80 - 90)

IV. Kiểm tra Đánh giá

2. Đáp án – biểu điể m:

Câu : 1. a và c 2 .d 3. b 4.b 5.c ; 6 cvà d ( Đúng mỗi ý cho 0,5 đ riêng câu 1

và 6 mỗi ý 0,25 đ ) B. Phần tự luận

Câu 1 : (2 đ )

a. Giống nhau : (1đ ,mỗi ý 0,25 đ) - Đều là quá trình sinh sản của tế bào . - Có các kì phân chia giống nhau .

- Các thành phần của tế bào có những biến đổi trong những kì tương ứng giống nhau . - Nhiễm sắc thể có những hoạt động như : nhân đơi , duỗi xoắn , tháo xoắn ....

b. Kết quả :( 1đ ,mỗi ý 0,5đ )

- Nguyên phân : Từ một tế bào mẹ 2n NST qua một lần phân bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST như ở tế bào mẹ .

- Giảm phân : Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào cho ra 4 tế bào con có n NST

Câu 2 : (2 đ)

a. Đơn phân ADN khác với đơn phân ARN (1đ) - Đơn phân ADN (0,25đ ):

+ Có các nuclêơtit là : A ,T ,G ,X + Sự liên kết cặp đôi : A – T , G –X - Đơn phân ARN ( 0,25 đ) :

+ Có các nuclêơtit là : A ,U , G, X + Sự liên kết cặp đôi : A – U , G – X

- ADN có T ( Ti min ) cịn ở ARN được thay bằng U ( Uraxin ) (0,5 đ) . b. Viết một đoạn gồm 10 nuclêôtit đúng (1 đ)

Câu 3 : (3đ

a. Có các dạng đột biến sau : (1đ) + Đột biến gen

+ Đột biến cấu trúc NST + Đột biến số lượng NST

b. Phân biệt thường biến và đột biến (2đ) .

Thường biến Đột biến

- Biến đổi kiểu hình, khơng liên quan đến sự thay đổi của (ADN, NST) (0,25 đ)

- Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện sống (0,25đ)

- Là những phản ứng có lợi giúp sinh vật thích nghi thụ động với những thay đổi của môi trường (0,25 đ)

- Không di truyền được (0,25 đ)

- Biến đổi kiểu hình, khơng liên quan đến sự thay đổi của (ADN, NST) (0,25 đ)

- Biến đổi có tính chất cá thể, ngẫu nhiên, vơ hướng và xuất hiện với tần số thấp (0,25 đ)

- Đa số là có hại, có thể có lợi hoặc trung tính là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá (0,25 đ) - Di truyền được (0,25 đ)

Ngày soạn: 2/ 1/2014 Ngày dạy: 4/1/ 2014 HỌC KỲ II

Tiết 37 : THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHỐI GẦN I. Mục tiêu :

- Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn .

- Giải thích được sự thối hố của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và ngiao phối gần ở động vật .

- Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần để chọn giống .

II. Phương tiện dạy học :

- Tranh phóng to hình 34. 4 SGK

III.Các hoạt động dạy học : A.Bài cũ

Tại sao người ta cần chọn các tác nhân cụ thể khi gây đột biến ?

Khi gây đột biến bằng các tác nhân vật lí và hố học người ta đã sử dụng các biện pháp nào ?

B. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tượng thối hố .

- GV giải thích thế nào là tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn , cây ngơ thích nghi cao với lối giao phấn nhờ gió .

- GV giới thiệu cách tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn : dùng túi cách li ,lấy phấn cây nào rắc lên đầu nhuỵ cây đó .

? Hiện tượng thối hố do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ? ? Giao phối gần là gì ? → Liên hệ kết hơn gần .

- Từ hai hiện tượng trên em hãy cho biết hiện tượng thối hố giống là gì ?

2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu ngun nhân của sự thối hố .

- HS đọc thơng tin mục II , quan sát hình 34.3 → thảo luận nhóm để thống nhất câu

I. Hiện tượng thoái hoá :

- Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật . - Hiện tượng con lai có sức sống kém hơn bố mẹ : sinh trưởng chậm , phát triển yếu , khả năng chống chịu kém với các điều kiện môi trường , năng suất thấp , xuất hiện nhiều tính trạng có hại....

II .Ngun nhân của hiện tượng thối hoá:

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động

phối gần ?

? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thối hố ?

- Đại diện nhóm phát biểu→ nhóm khác bổ sung.

- GV chốt lại kiến thức, ghi bảng.

- GV giải thích : một số lồi thực vật tự thụ phấn cao độ hoặc thường xuyên giao phối gần khơng bị thối hố khi tự thụ phấn hoặc giao phối gần vì chúng đang có những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng

? So sánh phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí học và hố học ?

3.Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống .

- HS đọc thông tin mục III → trả lời các câu hỏi :

? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết gây ra hiện tượng thoái hoá giống nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống ?

- HS phát biểu → HS khác bổ sung → GV chốt lại kiến thức.

III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống : - Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn .

- Tạo dòng thuần .

C.Củng cố :

? Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến ?

? Khi gây đột biến bằng các tác nhân vật lí và hố học người ta đã sử dụng phương pháp nào ?

- 1 → 2 HS đọc ghi nhớ

D. Hướng dẫn học ở nhà :

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu bài “ Ưu thế lai “.

Ngày soạn: 3/ 1/2014 Ngày dạy: /1/ 2014 Tiết 38 : ƯU THẾ LAI

I. Mục tiêu :

- Nêu được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. - Xác định được các phương pháp cần dùng trong tạo ưu thế lai.

- Nêu được phương pháp thường dùng trong lai kinh tế, khái niệm lai kinh tế. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm và tự nghiên cứu SGK

II. Phương tiện dạy học : III.Các hoạt động dạy học : A.Bài cũ :

Thối hóa giống là gì ? Vì sao có hiện tượng thối hố giống ?

B. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai.

- GV hướng dẫn HS qs hình 35

? Nhận xét chiều cao của cây, độ lớn bắp ngơ ở các cây F1 so với 2 dịng dùng làm bố mẹ ? - Với những ví dụ trong bài,những hiện tượng thực tế quan sát được HS cùng GV xây dựng khái niệm ưu thế lai :

? Ưu thế lai là gì ? Cho ví dụ ở thực vật, động vật ?

2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân ưu thế lai.

- GV nêu vấn đề : Người ta cho rằng, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định.ở hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu.

Khi lai chúng với nhau, các gen trội có lợi mới được biểu hện ở F1 . Ví dụ :

P : AAbbCC X aaBBcc F1 : AaBbCc

ở các thế hệ sau cặp gen dị hợp giảm dần, ưu

I. Hiện tượng ưu thế lai :

- Ưu thế lai là hiện tượng lai F1 có sức sống cao hơn sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

Ví dụ : Cây và bắp ngô của con lai F1 vượt trội cây và bắp ngô của 2 cây làm bố mẹ ( 2 dòng tự thụ phấn )

II .Nguyên nhân ưu thế lai : - Nguyên nhân di truyền của hiện tượng ưu thế lai ở F1 chủ yếu do sự tập trung ở con lai đời F1 các gen trội có lợi.

- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần theo các thế hệ ở các đời sau F1. Ví dụ :

P : AAbbCC X aaBBcc F1: AaBbCc

? Tại sao ở thế hệ lai F1 ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần theo các thế hệ ? 3.Hoạt động3 :Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai

- HS đọc thông tin SGK mục III thảo luận câu hỏi :

? Trong tạo giống cây trồng người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai ? phương pháp nào được dùng phổ biến nhất ? Tại sao?

? Lai kinh tế là gì ? Tại sao khơng dùng con lai kinh tế để nhân giống ?

GV cho HS nêu ví dụ :

- ở ngô đã tạo được giống ngô lai F1 năng suất tăng 20 % - 30 %

- ở lúa đã tạo được giống lúa lai F1 năng suất tăng 20%- 40%

- Lai kinh tế : ở Việt Nam thường dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nôi →

con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn ni giống của mẹ, có sức tăng sản của bố

III. Các phương pháp tạo ưu thế lai :

1 . Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng :

- Chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng tạo thành 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau

- Phương pháp lai khác thứ. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi :

Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuần chủng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm ra sản phẩm không dùng với làm giống

C.Củng cố :

? Ưu thế lai là gì ? Cho biết cơ sở di truyền của hện tượng trên ?

? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai kinh tế thì phải dùng biện pháp gì ?

? Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi, cây trồng ? - 1 → 2 HS đọc ghi nhớ

D. Hướng dẫn học ở nhà :

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

Tiết 39 : các phương pháp chọn lọc

Ngày soạn : 19/01/2009

I. Mục tiêu :

Học xong bài này HS có khả năng :

- Xác định được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này .

- Xác định được phương pháp chọn lọc cá thể , ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể .

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thảo luận nhóm và tự nghiên cứu SGK

II. Phương tiện dạy học :

- Tranh phóng to hình 36.1 → 2 SGK

III.Các hoạt động dạy học : A.Bài cũ :

Ưu thế lai là gì ? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên ?

B. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trị của chọn lọc trong chọn giống . - HS đọc thông tin mục I SGK →

thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : ? Nêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống ?

?Có mấy phương pháp chọn lọc cơ bản? - Đại diện nhóm phát biểu → các nhóm khác bổ sung - GV chốt lại kiến thức , ghi bảng 2.Hoạt động 2 : Tìm hiểu phân biệt chọn lọc hàng loạt một lần , hai lần , trường hợp áp dụng mỗi hình thức chọn lọc trên

- HS thu nhận thông tin từ mục II SGK , quan sát kĩ 2 sơ đồ ở hình 36.1 → Thảo luận nhóm câu hỏi :

? Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2

I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống : - Phục hồi các giống đã thoái hoá , đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra để tạo ra giống mới hoặc cải tiến giống cũ .

II .Chọn lọc hàng loạt : 1. Khái niệm :

Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống .

2. Các hình thức :

Tuỳ theo mức độ thối hố của giống ban đầu mà có thể chọn lọc 1 lần , 2 lần hoặc nhiều lần ...

? Có 2 giống lúa thuần chủng được tạo ra đã lâu : giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng , giống lúa B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về 2 tính trạng nêu trên . Em sử dụng hình thức và phương pháp chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống đó . Cách tiến hành trên từng giống như thế nào ?

? Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Ưu điểm và nhược điểm ?

- Đại diện nhóm trả lời → nhóm khác bổ sung → GV chốt lại kiến thức ghi bảng

3.Hoạt động 3 :Tìm hiểu chọn lọc cá thể

- HS đọc thông tin SGK mục III, quan sát tranh phóng to hình 36 .2

→ thảo luận câu hỏi :

? Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào ? có ưu điểm , nhược điểm gì so với chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào ?

? Thế nào là chọn lọc cá thể ? - Đại diện nhóm báo cáo→các nhóm khác bổ sung nhận xét . - GV chốt lại kiến thức → ghi bảng

4. Nhược điểm :

Chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình .

5. Đối tượng :

Chủ yếu trên cây trồng (lúa , ngô , khoai , cây họ đậu ) nhưng cũng được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thịt , trứng , sữa , lông .

III. Chọn lọc cá thể : 1. Khái niệm :

Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt , nhân lên một cách riêng rẽ từng dòng để so sánh với giống gốc , giống đối chứng tìm ra dịng tốt nhất để giữ lại .

2. Các hình thức :

Chọn lọc một lần hoặc nhiều lần . 3. Ưu điểm :

Chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen → nhanh đạt kết quả

4. Nhược điểm :

Địi hỏi cơng phu ,chặt chẽ → khó áp dụng rộng rãi

5. Đối tượng :

Các cây tự thụ phấn , những cây có thể nhân giống bằng cành , củ , mắt ghép . ở vật nuôi áp dụng ở những con đực giống không thể cho sữa và trứng nhưng mang gen xác định khả năng cho sữa hoặc trứng mà các gen này di truyền được cho những con cái .

C.Củng cố :

- GV nêu câu hỏi → chỉ định HS trả lời :

? Phân biệt chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể ?

- Khoanh tròn vào các chữ cái chỉ câu đúng trong các câu sau khi viết về các phương pháp chọn lọc giống :

a. Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật ni và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thịt , trứng , sữa ....

b. Chọn lọc hàng loạt đem lại kết quả ổn định , nâng cao được năng suất vật nuôi , cây trồng .

c. Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen , nhanh đạt kết quả nhưng địi hỏi cơng phu , chặt chẽ .

d. Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn cho hiệu quả nhanh , cũng thích hợp với những cây có thể nhân giống vơ tính bằng cành , củ , mắt ghép .

- 1 → 2 HS đọc ghi nhớ

D. Hướng dẫn học ở nhà :

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Soạn bài 36 .

Tiết 40 : Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Ngày soạn : 20/01/2009

I. Mục tiêu :

Học xong bài này HS nắm được :

- Các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.

Một phần của tài liệu ga 9 (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w