Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HĨA CỦA GIA SƯC NHAI LẠI
2.2.4.2. Cung cấp protein
Nhƣ vậy, sản phẩm cuối cùng của sự lên men cacbonhydrat thức ăn bởi vi sinh vật dạ cỏ gồm:
- Các axit béo bay hơi. Chủ yếu là axit acetic (C2), axit propionic (C3), axit butyric (C4) và một lƣợng nhỏ các axit khác (isobutyric, isovaleric). Các ABBH này đƣợc hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu và là nguồn năng lƣợng chính cho vật chủ. Chúng cung cấp khoảng 70 ÷ 80% tổng số năng lƣợng đƣợc gia súc nhai lại hấp thu. Trong khi đó gia súc dạ dày đơn lấy năng lƣợng chủ yếu từ glucoza và lipit hấp thu ở ruột. Tỉ lệ giữa các axit béo bay hơi phụ thuộc vào bản chất của các loại gluxit có trong khẩu phần.
- Khí cacbonic và mêtan. Những khí này đƣợc thải ra ngồi qua ợ hơi. Trong ruột già cũng có sự lên men vi sinh vật lần thứ hai. Các axit béo bay hơi sinh ra trong ruột già đƣợc hấp thu, nhƣng vi sinh vật thì bị thải ra ngoài qua phân.
2.2.4.2. Cung cấp protein
Các hợp chất chứa nitơ, bao gồm cả protein và phi protein, khi đƣợc ăn vào dạ cỏ sẽ bị vi sinh vật phân giải. Mức độ phân giải của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là độ hòa tan. Các nguồn nitơ phi protein trong thức ăn nhƣ urê, hịa tan hồn tồn và nhanh chóng phân giải thành amoniac. Một phần - nhiều hay ít tùy thuộc vào bản chất của thức ăn - protein thật của khẩu phần cũng đƣợc vi sinh vật dạ cỏ phân giải thành amoniac.
Amoniac sinh ra trong dạ cỏ đƣợc vi sinh vật sử dụng để tổng hợp nên sinh khối protein của chúng. Sinh khối protein vi sinh vật này sẽ xuống ruột non theo khối dƣỡng chấp. Tại đây protein vi sinh vật sẽ đƣợc tiêu hóa và hấp thu tƣơng tự nhƣ đối với động vật dạ dày đơn. Trong sinh khối protein vi sinh vật có khoảng 80% là protein thật có chức đầy đủ các axit amin không thay thế với tỉ lệ cân bằng. Protein thật của vi sinh vật đƣợc tiêu hóa khoảng 80 ÷ 85% ở ruột.
Nhờ có vi sinh vật dạ cỏ mà gia súc nhai lại ít phụ thuộc vào chất lƣợng protein thô của thức ăn hơn là động vật dạ dày đơn, bởi vì chúng có khả năng biến đổi các hợp chất chứa nitơ đơn giản nhƣ urê, thành protein có giá trị sinh học cao. Bởi vậy để thỏa mãn nhu cầu duy trì bình thƣờng và nhu cầu sản xuất ở mức vừa phải thì khơng nhất thiết phải cho gia súc nhai lại ăn những nguồn protein có chất lƣợng cao, bởi vì hầu hết những protein này sẽ bị phân giải thành amoniac; thay vào đó amoniac có thể sinh ra từ những nguồn nitơ đơn giản và rẻ tiền hơn. Khả năng này của vi sinh vật dạ cỏ có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với thức ăn chứa protein thật đắt hơn nhiều so với các nguồn nitơ phi protein.