39,1%, năm 2002 vẫn chiếm 37,2%. Thị trường miền trung và miền nam tương đối lớn nhưng có nhiều biến động, đây là thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty may ở Việt Nam.
Thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng khá cao trong những năm qua. Đây là thị trường hấp dẫn và liên tục tăng trong những năm qua điều nay nói lên nỗ lực của công ty đã có hiệu quả ở phạm vi rông lớn. Năm 1999 chiếm 29,5%, năm 2000 chiếm 29,7% ,năm 2001 giảm tỷ trọng xuống còn 29,1 nhưng đến năm 2002 thì tỷ trong tăng vọt lên 32,1%,
3. NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG. THỊ TRƯỜNG.
3.1. Những điểm mạnh trong công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty 247.
Thời gian qua công tác tiêu thụ của công ty đã có nhiều tiến bộ:
Công ty 247 là một công ty có quy mô trung bình được Nhà Nước và Bộ Quốc Phòng cấp vốn, hàng năm được Bộ Quốc Phòng giao kế hoạch sản xuất một số quân trang nhất định cho cán bộ chiến sỹ thuộc Quân Chủng Phòng Không-Không Quân và bộ đội các tỉnh phía bắc, đồng thời có một thị trường truyền thống rộng lớn, là thị trường Miền Bắc.
Tổng lợi nhuận của công ty hàng năm tăng bình quân là 8,7%. Đây là một kết quả chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
Thị trường tiêu thụ được mở rộng khắp cả nước và ra cả thị trường nước ngoài.
Mặt hàng của công ty đã đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng nâng cao, được người tiêu dùng tín nhiệm trên thị trường.
Công ty đã giảm thiểu thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người mua hàng.
Công ty đã có nhiều hoạt động nâng cao chất lượng, các dịch vụ sau và trước khi bán hàng như đang áp dụng ISO9001 vào công ty.
Phương thức thanh toán đa dạng: tiền mặt, chuyển khoản.
Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên của công ty được cải thiện một cách rõ rẹt. Đây là nguồn kích thích công nhân làm việc.
Để đạt được thành quả trên, trong hơn 27 năm qua, chính là ngờ sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty. Cùng với sự đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên hai miền đất nước, ngày nay công ty đã tìm được vị trí vững trắc trên thị trường và tạo niềm tin lớn trên thị trường và tạo niềm tin lớn cho khách hàng, điều này thấy rõ qua các biểu kết quả trên.
3.2. Những hạn chế cần khắc phục trong công tác tiêu thụ sản phẩm ở công
ty 247
Công tác nghiên cứu thi trường chưa phát huy tác dụng là “kim chỉ nam” cho hoạt động tiêu thụ, các hoạt động điều tra thu thập, xử lý thông tin thị trường chưa được chú ý, còn thụ động, yếu kém, chưa có sự quan tâm đúng mức và đọ chính sác chưa cao. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về công tác nghiên cứa thị trường. Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong công tác tiêu thụ sản phẩm còn thiếu, đặc biệt là đội ngũ nghiên cứu thị trường.
Quản lý thông tin còn yếu kém, thông tin thu thập được sử lý chậm, thiếu chính xác, gây khó khăn trong hoạch định kế hoạch tiêu thụ cũng như các đối sách tình thế khi có sự biến động của thị trường.
Do ảnh hưởng của cung cách tổ chức sản xuất trước đây nên ở công ty còn có một số máy móc lạc hậu. Do vậy, nó ảnh hưởng phần nào đến chất lượng sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm khó cạnh tranh với sản phẩm của công ty khác trong nước cũng như công ty 20, công ty 40, và đặc biệt là công ty Nước Ngoài.
Công ty chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, hiệu quả. Do đó, trình độ của lực lượng bán hàng chưa đồng đều.
Công ty chưa sử dụng hết công dụng của các công cụ hỗ chợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm để cạnh tranh, để truyền đạt các thông tin về sản phẩm, về công ty. Danh mục sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm may phục vụ cho các ngành, các cơ quan của nhà nước mà nhu cầu của nó có xu hướng giảm. Bởi, đất nước ta đang tinh giảm bộ máy hành chính.
Công ty chưa có chiến lược tiêu thụ sản phẩm nên công ty thường bị động, không có quyết định kịp thời khi có cơ hội cũng như thử thách sảy ra, huy động những nguồn lực hiện có và nguồn lực lâu dài.
Sản phẩm của công ty có giá thành tương đối cao, mẫu mã kém phong phú. Do đó, chưa hấp dẫn với khách hàng.
Theo quy định của nhà nước thì bắt đầu tư năm 2000 thực hiện chế độ làm việc 40 giờ, điều này tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
3.3. Nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty
247
3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Hiện nay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, một thị trường mà cả nước đã bão hoà, hơn nữa với sự xâm nhập của hàng may mặc nước ngoài có chủng loại, mẫu mã phong phú hợp với túi tiền của khách hàng nên gây bao khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty,
Xuất phát là một công ty sản xuất theo kế hoạch từ trên giao xuống nên công tác tiêu thụ sản phẩm do nhà nước đảm nhận. Từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành hoạch toán kinh doanh thì nhà nước việc chuyển tiêu thụ sản phẩm do công ty đảm nhận.
Trong những năm gần đây, bộ máy cơ quan nhà nước và các ngành có xu thế giảm xuống nên cầu về sản phẩm may mặc ở thị trường sẽ giảm xuống. Nên khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3.3.2. Những nguyên nhân chủ quan
Công ty 247 chưa có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm, do đó công ty thường bị động trước sự thay đổi của nhu cầu của khách hàng , của các công ty khác. Sản phẩm của công ty không theo kịp được thay đổi của thị trường nên gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm.
Với đặc điểm sản xuất theo hợp đồng đạt hàng nên khi nào có hợp đồng thì doanh nghiệp mới tiến hành sản xuất. Nên công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, các hoạt động hỗ chợ công tác tiêu thụ chưa được công ty chú ý lắm. Hiện tại ở công ty còn tồn tại một số máy móc, thiết bị lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do đó, gây khó khăn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TY 247
1. NHIỆM VỤ KẾ HOACH NĂM 2003 CỦA CÔNG TY.
1.1. Dự báo thị trường.
Trên cơ sở những số liệu thu thập được ở công tác nghiên cứu thị trường thì công việc tiếp theo là công ty tiến hành dự báo thị trường sản phẩm hàng may mặc cũng như dự báo về dự báo sức mua của khách hàng . Từ đó công ty chủ động hơn trong công tác tiêu thụ sản phẩm và dự báo sự biến động của cung_ cầu . Mặt khác, ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty 247 còn phải hoàn thành một số chỉ tiêu của nhà nước giao cho. Do đó để nắm chắc nhu cấu về sản phẩm trên thị trường nhằm đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng.
Công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng tóc phát triển, bằng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, duy trì nguồn khách hàng truyền thống , tìm kiếm, mở rộng khách hàng và thị trường mới trong và ngoài nước, đặc biệt việc nâng cao năng lực, mở rộng sản xuất, tăng cường tỷ trọng hàng xuất khẩu sang EU, Mỹ. Nguồn khách hàng chính hiện nay của Công ty gồm :
*Trong nước :
-Thị trường quân đội : Sản xuất hàng quân trang , tạp trang, cho cán bộ chiến sỹ PK-KQ, BTL Biên phòng, một số bệnh viện Quân đội và các đơn vị khác
- Thị trường đồng phục các ngành: Kiểm lâm, Viện kiểm sát…Nhoài ra ngành : Thi hành án , điện lực , hàng không,
- đường sắt là những khách hàng truyền thống hàng năm vẫn liên tục đặt may tại Công ty
- Công ty đã ký kết với công ty may Nhà Bè sản xuất sang thị trường
Mỹ
- Công ty đã ký kết hợp đồng với hãng S4 (Đức)
1.2. Kế hoạch nhiệm vụ của công ty.
Trong giai đoạn 2003-2005 hoàn thành và vượt từ 2% đến 5% kế hoạch năm được tư lệnh quân chủng giao, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty theo tinh thần nghị quyết 71/ĐQSTWcủa Đảng uỷ quân sự trung ương
- Hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 - Nâng cao thương hiệu công ty 247
- Hoạt đông sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước, quy định của quân đội , quân chủng phòng không không quân
2. Ý NGHĨA VAI TRÒ CỦA VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
2.1. Đánh giá vải trò của hoạt động mở rộng thị trường đối với công ty
Trong điều kiện nền kinh tế mới, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, đẩy mạnh sự phân công lao đông quốc tế, thương mại trở thành cầu nối, thành công cụ thu hút nguồn lực bên ngoài biến nó thành nội lực của dân tộc, quốc gia hoặc qua con đường này lợi dụng lợi thế so sánh để nhân nội lực …Như vậy việc mở rộng thị trường, đa dạng hoá thị trường tiêu thụ là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Thị trường luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vì thế không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, một sản phẩm lại có thể thành công mãi mãi trên thị trường mà không có sự thay đổi tác động nào. Và khi một doanh nghiệp cứ mãi hoạt động trên một khu vực thị trường nào đó thì khả năng thị phần thị trường của mình sẽ bị “xâu xé” là điều không thể tránh khỏi. Bởi lẽ một thị trường được coi là hấp dẫn thì luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm, lợi nhuận sẽ bị thu hẹp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị xuống dốc nến không có sự điều chỉnh kịp thời. Cách
hữu ích để công ty tránh được tình trạng đó là tiến hành chiến lược mở rộng thị trường.
Bất cứ một nhà kinh doanh nào, bất kỳ một hãng hay một công ty nào, dù đang ở vị trí nào cũng có thể bị bỏ lại phía sau nếu không nắm bắt được thị trường. Với sự tiến bộ hàng ngày của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công ty đang đứng trước những thử thách to lớn trong việc nắm bắt và thích nghi với trào lưu của thời đại, đồng thời phạm vi cạnh tranh có tính chất toàn cầu lại tạo cơ hội cho bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể chiếm lĩnh thị trường nếu họ nhậy bén phát hiện ra xu thế của thị trường hay kẽ hở của thị trường để len chân vào. “Liên tục phát triển ” đó là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong dài hạn. Trong một nền kinh tế mà cạnh tranh được coi là “ linh hồn” của thị trường thì doanh nghiệp dẫu là “dậm chân tại chỗ ” cũng sẽ được coi là một sự tụt lùi . Khai thác thị trường hiện có và và phát triển thị trường mới được xem là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của công ty trong điều kiện kinh tế thị trường.
Vươn tới để dẫn đầu thị trường là ước vọng của mỗi doanh nghiệp và là một việc hết sức khó khăn nhưng bảo vệ vị trí dẫn đầu còn khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi công ty phải có chiến lược và chính sách phù hợp với khả năng của công ty.
2.2. Những lợi ích đem lại khi tham gia hoạt đông mở rộng thị trường đối
với công ty.
Sự phát triển thị trường đem lại cho công ty lợi nhuận ,đưa ra chiến lược và cách tiếp cận năng động giúp giám đốc, cán bộ phụ trách tiếp thị vượt qua được những vấn đề tiêu thụ (giá cả, cạnh tranh, nguồn cung cấp ), về tiếp thị (quảng cáo sản phẩm, thư chào hàng, mức độ phù hợp của sản phẩm …) và những vấn đề về quản lý tiêu thụ ( mức độ truyền tin, nguồn vốn, trình độ nhân viên )
Cùng với vai trò của mình, mở rộng thị trường sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác mọi tiềm năng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng định vị trí, uy tín của công ty trên thị trường. Vị trí trước và sau trong cạnh tranh có tầm quan trọng quyết
định. Việc đánh mất vị thế cạnh tranh có thể phải trả giá đắt vì công ty có thể bị đánh bật ra khỏi thương trường.
Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, lộ trình cắt giảm thuế trong AFTA, hiệp định thương mại Việt –Mỹ, sự cạnh tranh mạnh trên thị trường dệt may về: kỹ thuật, lao động, giá cả, thương hiệu sản phẩm.
3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁT NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY 247
3.1. Lựa chon thị trường mục tiêu cho sản phẩm may mặc dân dụng.
Quá trình phát triển và đánh giá những khả năng của thị trường thường đề ra mục tiêu mới. Và nhiều khi nhiệm vụ thực sự của công ty lại là lựa chọn những ý tưởng tốt nhất trong số những ý tưởng tốt, tức là lựa chon những ý tưởng phù hợp với mục tiêu và tiềm năng của công ty.
Việc phân khúc thị trường đã làm bộc lộ những cơ hội của khúc thị trường đang xuất hiên trước mặt công ty. Bây giờ công ty phải đánh giá các khúc thị trường khác nhau và quyết định lấy bao nhiêu khúc thị trường và những khúc thị trường nào làm mục tiêu.
Thị trường của công ty 247 được chia thành 3 bộ phận chủ yếu:
- Thị trường miền bắc : là thị trường chủ yếu của công ty. Đây là thị trường truyền thống của công ty, là thị trường có lợi nhuận nhất đối với công ty và cần phải giữ vững được bằng được vì đây là thị trường có triển vọng nhất với nhiều nhu cầu chưa được thoả mãn nhưng cũng là miếng mồi ngon mà nhiều đối thủ cạnh tranh muốn chiếm lĩnh . Công ty cần tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, khai thác thị trường theo chiều sâu, nắm chắc dung lượng và cơ cấu của thị trường, xu hướng biến động về nhu cầu hàng hoá trên thị trường, quan tâm đế vấn đề phát triển kinh tế xã hội của nhà nước và khu vực.
- Thị trường miền trung và miền nam : thị trường này rất rộng lớn nhu cầu tương đối cao nhưng một vấn đề mà công ty gặp phải là chụi sức cạnh tranh mãnh liệt từ các đối thủ. Hiện nay thị trường này đang có xư thế tăng lên để
thành công trong thị trường này công ty phải có những chính sách hợp lý.Khu vực thị trường này cần phải mở rông phạm vi, triển khai chiến lược tiếp thị tại các tỉnh và thành phố để tạo uy tín cho khách hàng đối với công ty. Công ty cần chú ý cài đắt thêm các của hàng đại lý tại nơi có thị trường tiềm năng này mà các doanh nghiệp khác chưa đặt chân tới. Việc đi trước các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhóm khách hàng sẽ giảm được sự cách biệt giữa sản phẩm của công ty với các sản phẩm của các hãng nổi tiếng khác.
- Thị trường nước ngoài : có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty. Hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu dưới hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài. Các khách hàng này có thể mua về để bán trên đất nước họ hoặc họ là trung gian, họ là những người đặt hàng tại công ty và họ xuất khẩu sang các nước khác. Bên cạnh hình thức gia công cho nước ngoài công ty cũng