2. Nội dung của hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp
2.5.5. Tổ chức thực hiện chiến lược mở rộng thị trường
2.5.5.1. Lập kế hoạch trước cho chiến lược tiêu thụ:
Sự hoạch định tiêu thụ một cách kỹ lưỡng và chi tiết là điều tối quan trọng đảm bảo cho việc thâm nhập thị trường có bài bản và phối hợp. Việc lập kế hoạch trước, thu thập thông tin và chú ý chi tiết là điều kiện sống còn. Những dự án tiêu thụ phải được thiết lập để chỉ dẫn cho công ty và đội ngũ bán hàng, tiếp thị đi theo con đường ngắn nhất đến thành công. Tính sáng tạo trong chuẩn bị dự án tạo ra sự chú ý của khách hàng và sự nhiệt tình của người bán.
Cần phải bộc lộ những quan điểm tiêu thụ độc đáo. Khó có thể chờ đợi sự quan tâm nhiệt tình của người mua đối với sản phẩm nếu chiến dịch tiêu thụ thiếu tính sáng tạo. Bởi nó là động lực của tiến bộ và là giá trị của thắng lợi. Dự án tiêu thụ là công cụ chỉ đạo cần thiết trong việc tìm kiếm thị phần, cần phải khai thác cho sản phẩm đang có lẫn sản phẩm mới. Dự án tiêu thụ phải linh hoạt để giúp cho công ty đáp ứng nhanh nhậy nhất với nhiều nhu cầu của thị trường.
2.5.5.2. Xác định mục tiêu của các quan hệ làm ăn mới :
Việc tăng khả năng tiêu thụ thông qua phát triển khách hành mới là dòng máu nuôi dưỡng tất cả các tổ chức thương mại. Và không có nỗ lực nào có thể được miễn trừ trong việc không ngừng theo đuổi những công việc kinh doanh bổ sung.
2.5.5.3. Tấn công vào thị trường :
Tấn công là cách phòng ngự tốt nhất, cần được hoạch định với những chính sách tiếp thị mạnh mẽ và đúng đắn.
2.5.5.4. Phá vỡ mối liên hệ giữa khách hàng và những nhà cung cấp đã có chỗ đứng :
Nên để lộ ra ngoài ít những thông tin trừ khi một dự án tiêu thụ chiến lược được tạo ra cẩn thận đã được chấp nhận. Nhân viên bán hàng phải từ địa vị khách hàng mà nhìn nhận công việc bán hàng.
2.5.5.5. Chuyên môn hoá và chiếm lĩnh góc kiến thị trường :
Chính sách này loại bỏ trực tiếp một cách có hiệu quả sự so sánh sản phẩm và sự cạnh tranh chủ yếu, đồng thời cho phép nhà sản xuất “chiếm được ” thanh danh lừng lẫy như một nhà sản xuất - chuyên gia. Việc chuyên môn hoá thu hút sản xuất và kinh doanh và nhìn chung trong khi có xu hướng nhỏ đi, thị trường chuyên môn hoá lại cống hiến cơ hội rất khả quan cho phép sự phát triển có lợi. Nguyên lý thị trường thích hợp có thể được áp dụng thành công cho hầu hết các sản phẩm hoặc các khu vực dịch vụ.
Xác định giá cả sản phẩm đòi hỏi phải chiếm chỗ một cách tối ưu trên thị trường nhằm tăng tối đa ( lợi nhuận ) quy mô tiêu thụ thành công và có lợi. Người mua luôn mong muốn đạt được chất lượng tối đa với giá rẻ nhất, trong khi đó nhà sản xuất một mặt phải đáp ứng yêu cầu chất lượng, mặt khác phải đưa ra cơ cấu đảm bảo bù đắp tất cả những chi phí hoạt động, kể cả chi phí nghiên cứu và phát triển, đồng thời tạo ra một mức lợi nhuận ít nhất có thể chấp nhận được. Đáp ứng được nhu cầu của người mua tức là việc xác định giá cả hợp lý và trình độ của tính độc nhất của sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp dồn những kẻ có ý định “ bắt chước ” sản phẩm với mức giá rẻ hơn vào bức đường cùng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
2.5.5.7. Lôi kéo những khách hàng truyền thống của đối thủ cạnh tranh:
Rất nhiều những khách hàng từ chối xem xét những nguồn cung cấp khác, chỉ vì ngoan cố và sợ phải thay đổi từ nhà cung cấp quen biết sang người cung cấp không quen biết. Việc thuyết phục những khách hàng không khoan nhượng đó có thể khó khăn nhưng hoàn toàn có khả năng.
2.5.5.8. Hoạt động tiếp thị và quảng cáo :
Nếu người bán loại bỏ các bí mật và phát triển mối quan hệ cởi mở với khách hàng thì sự tín nhiệm với khách hàng doanh nghiệp sẽ tăng lên và những cơ hội cho các đối thủ xâu xé thị phần thị trường sẽ giảm được tối đa.
Quảng cáo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong khâu tiếp thị, giúp cho chiến dịch tìm kiếm kinh doanh được tổ chức.
2.5.6. Đánh giá việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp :
Điều thách thức quan trọng đặt ra trước các công ty ngày nay là làm như thế nào xây dựng và duy trì thị trường mới trước tình hình thị trường và mô trường biến đổi nhanh chóng. Nhiều ý kiến cho rằng việc đánh giá dựa vào hiệu quả ngày càng tăng. Có nhiều người lại cho rằng câu trả lời dựa vào sự tăng trưởng và lợi nhuận thông qua các chương trình thôn tính và đa dạng hoá mạnh. Ngày nay người ta đưa ra bốn yếu tố đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp :
2.5.6.1. Người hậu thuẫn:
Người hậu thuẫn bao gồm khách hàng, công nhân viên, người cung ứng,