3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Công ty 247 - Bộ Quốc phòng là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt.
Là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, được tổ chức theo cấp quản lý và trực thuộc Quân chủng Phòng Không - Không Quân, cơ cấu quản lý của công ty được tổ chức như sau:
- Giám đốc: Được UBND thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng - QCPK ra quyết định bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể. Có hai phó giám đốc:
+ Phó giám đốc sản xuất kinh doanh + Phó giám đốc nội bộ.
- Phòng Tài chính Kế toán: Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cơ quan tài chính cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty, là cơ quan tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nhiệm vụ tài chính kế toán của công ty.
- Phòng Kỹ thuật: Là cơ quan tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mặt công tác nghiên cứu quản lý, khoa học, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công ty, tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và một số lĩnh vực hoạt động khác.
- Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc công ty xác định phương hướng, mục tiêu KD - XNK; nghiên cứu chiến lược KD - XNK trên các lĩnh vực như sản phẩm, thị trường,... tăng cường công tác mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về KD - XNK theo kế hoạch của công ty.
Phòng còn là cơ quan tham mưu tư vấn cho giám đốc công ty về việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho giám đốc công ty về công tác kế hoạch tổ chức sản xuất lao động tiền lương, chế độ về hành chính, văn thư bảo mật, đảm bảo an toàn cho công ty, đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân, phương tiện làm việc...
- Phòng Chính trị: Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ và giám đốc công ty, sự chỉ đạo của Cục chính trị Quân chủng PK - KQ.
- Cửa hàng: Các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, xuất trả hàng cho khách và tiếp nhận đơn đặt hàng.
Có thể biểu diễn cơ cấu tổ chức quản lý của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty 247
GIÁM ĐỐC PGĐ SẢN XUẤT KINH DOANH PGĐ nội bộ Phòng Kế hoạch Phân xưởng cắt Phòng Kỹ thuật Phòng Chính trị Phòng Kinh doanh - XNK Phòng Tài chính Kế toán Phòng Bảo vệ Cửa hàng Phân xưởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng cao cấp Phân xưởng hoàn thiện
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 247
Công ty 247 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu cắt, may và hoàn thiện sản phẩm bằng các máy móc chuyên dùng. Đây là quy trình công nghệ hợp lý tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa, chất lượng cao.
Đối tượng chế biến của xí nghiệp là vải, vải được cắt và may thành chủng loại mặt hàng khác nhau, xí nghiệp thực hiện phân công nghệ may theo 3 giai đoạn công nghệ.
Giai đoạn 1: Cắt Giai đoạn 2: May
Giai đoạn 3: Hoàn thiện sản phẩm và nhập kho
Hiện nay xí nghiệp tổ chức thành 5 phân xưởng, mỗi phân xưởng là một công đoạn.
* Phân xưởng cắt: Nhận kế hoạch và cắt theo phiếu may đo cho từng
người, thực hiện công nghệ cắt thành bán thành phẩm chuyển giao cho các phân xưởng may.
Phân xưởng cắt được chia thành 3 tổ: tổ cắt, tổ đánh số và tổ ép mex, bao gồm 74 người: - 01 quản đốc
- 01 phó quản đốc kiêm NV kỹ thuật - 02 nhân viên thống kê
- 70 công nhân cắt
- Quản đốc: Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của phân xưởng: quản lý về quân số, ngày giờ làm việc và quản lý cả khả năng hoàn thành sản phẩm mà công nhân thực hiện được, nắm bắt trình độ tay nghề của từng công nhân.
- Phó quản đốc: Giúp quản đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng. Ngoài ra, phó quản đốc còn thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên kỹ
thuật là hướng dẫn công nhân thực hiện công việc và kiểm tra bán thành phẩm hoàn thành.
- Thống kê: Nhận phiếu đo từ phòng kế hoạch giao cho công nhân ở phân xưởng, sau khi hoàn thành bán thành phẩm mang xuống giao cho các phân xưởng may để hoàn thành. Trong quá trình từ nhận kế hoạch đến khi giao, mọi số liệu phải được ghi chép đầy đủ và trùng khớp.
- Công nhân: Được giao vải để hoàn thành bán thành phẩm.
* Phân xưởng may I: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt sau đó tiếp tục hoàn thành bán thành phẩm và chuyển xuống cho phân xưởng hoàn thiện để hoàn thiện thành phẩm.
Phân xưởng có:
- 01 quản đốc: Có nhiệm vụ như quản đốc phân xưởng cắt.
- 01 phó quản đốc: Có nhiệm vụ như phó quản đốc phân xưởng cắt.
- 01 nhân viên thống kê: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt, giao trực tiếp cho công nhân, mọi số liệu phải được ghi chép đầy đủ và trùng khớp với thống kê phân xưởng cắt.
- 04 nhân viên kỹ thuật: Hướng dẫn công nhân may sau đó kiểm tra sản phẩm của công nhân khi hoàn thành.
- 225 công nhân trực tiếp: Tiếp tục hoàn thành bán thành phẩm theo trình độ tay nghề.
* Phân xưởng may II: Phân xưởng có nhiệm vụ như phân xưởng I. Phân xưởng gồm có 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 thống kê và 130 công nhân.
* Phân xưởng may cao cấp:
Có nhiệm vụ giống phân xưởng may I và may II, nhưng phân xưởng may cao cấp chỉ hoàn thành những sản phẩm cao cấp hay những đơn đặt hàng đặc biệt, sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu sang các nước và một phần nhỏ tiêu thụ trong nước. Yêu cầu kỹ thuật của phân xưởng này rất cao.
- 01 nhân viên thống kê - 141 công nhân
* Phân xưởng hoàn thiện: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng may sau
đó hoàn thành đưa vào kho thành phẩm để giao cho khách hàng.
Phân xưởng có: 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 thống kê và 54 công nhân được chia thành 5 tổ: tổ là, tổ thùa, tổ kho, tổ kiểm hoá và tổ phụ.
Ngoài ra, công ty còn có bộ phận sản xuất phụ như: ép mex, vắt sổ...
Hình2: Quy trình công nghệ của công ty
Quy trình này được bắt đầu từ việc ký hợp đồng với khách hàng, căn cứ vào hợp đồng cụ thể là các loại hàng được đặt may, công ty sẽ quyết định xem
Nguyên vật liệu Phân xưởng cắt PX may cao cấp PX may II PX may I PX hoàn thiện Kho thành phẩm Khách hàng
loại nguyên vật liệu nào là phù hợp. Nguyên vật liệu chính là các loại vải được công ty mua về nhập kho và một số ít trường hợp là do khách hàng mang đến.
Căn cứ vào định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm, vải sẽ được xuất kho đưa xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuất kho. Phân xưởng cắt làm nhiệm vụ cắt theo số đo của từng người, đánh số ký hiệu theo phiếu đặt may. Tiếp đó bán thành phẩm được chuyển cho bộ phận vắt sổ rồi chuyển cho các phân xưởng may tuỳ theo yêu cầu cụ thể từng loại sản phẩm. Tại các phân xưởng may, mỗi công nhân có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện bán thành phẩm đã được giao căn cứ vào trình độ tay nghề và cùng với sự giám sát của nhân viên kỹ thuật tại phân xưởng. Cuối cùng, bán thành phẩm tại các phân xưởng may sẽ được chuyển xuống cho phân xưởng hoàn thiện để hoàn thành và nhập kho thành phẩm.
Trước khi nhập kho, sản phẩm phải được hoàn thiện ở công đoạn cuối cùng: thùa khuyết, đính khuy sau đó là phẳng, đóng gói và chuyển đến cho bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).
Sau khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, tuỳ theo hợp đồng ký kết, công ty có thể giao tận nơi cho khách hàng hoặc giao cho khách ngay tại kho.
Như vậy, chúng ta thấy quy trình sản xuất của công ty liên tục, trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu của giai đoạn tiếp theo, sản phẩm được chia nhỏ cho nhiều người và cuối cùng ghép nối lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Mỗi mặt hàng có thể được may từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau (chủ yếu là vải) hoặc một loại vải có thể may được nhiều mặt hàng khác nhau.
1.4. Thực trạng năng lực sản xuất của công ty.
_Đất đai , nhà xưởng +Đất sử dụng : 9.282m2 +Nhà xưởng : 9.891m2 _Quân số : 1.040 người +May 19 : 720 người +Chi nhánh : 320 người
Trong đó
_Biên chế : 107 người _Hơp đồng dài hạn : 403 người _Hợp đồng ngắn hạn : 229 người _Học viên , tạm tuyển : 301 người _Trình độ đại học : 47/1.040 người
_Thợ bậc cao( 4/6 trở lên) : 340/950 _Bình quân bậc thợ toàn công ty : 2,5/6 _Thiết bị máy móc : 876 chiếc
+Máy may công nghiệp 1 kim : 708 chiếc +Máy chuyên dùng các loại : 168 chiếc _Phương tiện : ô tô các loại 6 cái
+Tổng vốn sản xuất kinh doanh : 34.678.285.000đ Trong đó :
-Vốn cố định : 15.608.739.000đ -Vốn lưu động : 19.285.546.000đ + Phân theo nguồn:
-Nhân sách cấp : 6.823.007.000đ -Vốn tự có : 3.859.416.000đ -Vốn vay : 1.800.000.000đ -Huy động khác : 22.384.682.000đ
Với nguồn năng lực hiên có, năm 2003 Công ty sẽ tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra trong năm 2003 và những năm tiếp theo, Công ty cần thiết đầu tư thêm máy may, máy chuyên dùng, đảm bảo đủ quá trình mở rộng sản xuất,triển khai nâng cấp, sửa chữa nhà cấp 4, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng bổ sung 01 cửa hàng dịch vụ may 19
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 247. THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 247.
2.1. Đặc điểm thị trường hàng may mặc Việt Nam.
Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt – may Việt Nam đến năm 2010 là : hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước từng bước đưa công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành hàng xuất khẩu mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Theo dự kiến, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất 2 tỷ mét vải các loại, hàng bông Việt Nam khoảng 60 -> 70%, tăng 2,5 lần so với năm 2000 và 210 triệu sản phẩm dệt kim, 1,2 tỷ sản phẩm may (quy chuẩn ). Kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 4 tỷ USD, trong đó hàng dệt là 1 tỷ USD, hàng may là 3 tỷ USD. Mặt khác, mở rộng diện tích trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm để tự túc được bông và tơ phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.
Biểu1: Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010
Năm
Chỉ tiêu sả xuất đơn vị 2000 2005 2010
Vải lụa Tr.met 800 1330 2000
Sản phẩm dệt kim Tr.sảnphẩm 70 150 210 Sản phẩm may Tr.sảnphẩm 580 780 1200 Kim ngạch XK Tr.USD 2000 3000 4000 Hàng dệt Tr.USD 370 800 1000 Hàng may Tr.USD 1630 2200 3000
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm
2010- Bộ công nghiệp
2.2.1. Thị trường đầu vào.
* Nguyên vật liệu. Trước hết xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu là một tất yếu với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tương ứng với điều kiện sản xuất nhất định mức sử dụng nguyên vật liệu phù hợp. Khi điều kiện thay đổi thì hệ thống định mức cũng phải thay đổi theo. Để các bộ phận sản xuất quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu trước hết công ty phải rà soát các loại tiêu hao nguyên vật liệu. Mặc dù trong những năm qua công ty thường quan tâm đến việc xây dựng định mức, điều chỉnh lại các chỉ tiêu này nhưng trên thực tế các phân xưởng còn dễ dàng vì mức giao phần còn chưa sát với thực tế và vì điều kiện sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy việc điều chỉnh mức tiêu hao nguyên vật liệu là việc làm cần thiết thường xuyên.
Việc điều chỉnh mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với các sản phẩm sẽ làm giảm đáng kể giá thành của sản phẩm. Cụ thể được thể hiện thông qua bảng số liệu sau :
Biểu 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng chiếc áo chít gấu
Loại NVL định mức Thực hiện Chênh lệch đơn giá (đồng/mét) Chênh lệch(đồng/áo) Vải 1,5 1,47 0,03 15000 450 Mex 0,15 0,135 0,015 8000 120 Chỉ 74 71 3 3,8 11,4
Vì vậy mỗi chiếc áo chít gấu công ty sẽ tiết kiệm được 581,4 đồng.
Công ty cần tìm nguồn nguyên vật liệu để tối đa hoá hoạt động mua, giảm giá mua mà chất lượng vẫn đảm bảo. Cố gắng mua tận gốc, hạn chế mua qua trung gian dẫn đến giá cao. Đồng thời phải tổ chức tốt công tác thu mua để giảm chi phí thu mua.
Từ cuối năm 1997 công ty đã được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong kinh doanh. Điều đó có thể làm cho công ty giảm chi phí nguyên vật liệu giá thành sản phẩm khoảng 0,2 -> 0,3%. Hầu hết nguyên vật liệu của công ty phải đi mua ngoài, có những loại phải dự trữ cho
chu sản xuất từ 3 ->6 tháng, do đó việc bảo quản nguyên vật liệu dự trữ là rất quan trọng.
Trong những năm qua công ty đã quan tâm đến cải tạo kho hàng, nâng cao trình độ đội ngũ kho. Tuy vậy vẫn phải đầu tư thêm các điều kiện bảo quản, xếp đặt. Phải thực hiện xuất nhập kho rõ ràng, đảm bảo chính xác về số lượng đúng chủng loại. Cần tăng cường hơn nữa các biện pháp chống chuột, bọ gây hao hụt , ẩm móc nguyên vật liệu.
* Lao động :
Do đặc thù là một công ty nhà nước, bên cạnh mục tiêu kinh tế còn phải đảm bảo mục tiêu xã hội như : tạo công ăn việc làm cho người lao động cải thiện đời sống của họ, bên cạnh đó công ty 247 là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với quy mô chưa lớn lắm nhưng chứa một lực lượng sản xuất khá đông.
Quân số : 1.040 người +May 19 : 720 người +Chi nhánh : 320 người Trong đó
_Biên chế : 107 người _Hơp đồng dài hạn : 403 người _Hợp đồng ngắn hạn : 229 người _Học viên , tạm tuyển : 301 người _Trình độ đại học : 47/1.040 người
_Thợ bậc cao( 4/6 trở lên) : 340/950 _Bình quân bậc thợ toàn công ty : 2,5/6
Lao động công ty có tuổi đời bình quân là 28, đó là lực lượng trẻ, song trình độ đào tạo cơ bản chưa cao, phần lớn tham gia lao động do tích luỹkinh nghiệm