Bảng 2 .2 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.5 Thực trạng năng lực đào tạo 2009 2010
Đơn vị: người
Tt Nội dung 2009 2010
1 Đại học và trên đại học 403 810
2 Cao đẳng và trung cấp 17.992 48.314
3 Công nhân kỹ thuật 36.090 46.826
2.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngành dệt may
2.3.1. Vai trò của nhân lực nói chung và nhân lực qua đào tạo nghề đối với các doanh nghiệp ngành dệt may. doanh nghiệp ngành dệt may.
2.3.1.1. Vai trò của nhân lực
Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”1. Đồng thời,
trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “q báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Cùng với khoa học kỹ thuật công nghệ và nguồn vốn thì nguồn nhân lực –
đóng vai trị quyết định đến sự thành cơng của sự nghiệp đổi mới tồn diện kinh tế -
xã hội ở nước ta. Giáo dục đào tạo, đào tạo nghề là cơ sở phát triển nguồn nhân -
lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực. Với những triển vọng tốt đẹp nền giáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả năng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng một đất nước giàu mạnh. Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người [Trích Hồ Chí Minh”. : Sđd, 1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. [V.I.Lênin: Sđd, 1977, t.38, tr.430]. Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nhưng, yếu tố quan trọng nhất trong nguồn lực con người không phải là số lượng, mà là chất lượng nguồn lực con người. Đây mới chính là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói đến chất lượng của nguồn lực con người là nói đến hàm lượng trí tuệ ở trong đó, nói tới “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại”.
Do tầm quan trọng của trí tuệ, tri thức như vậy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm cách nâng cao hàm lượng trí tuệ của đội ngũ lao động. Để
nâng cao hàm lượng tri thức trong đội ngũ người lao động thì các biện pháp về đào tạo đóng vai trị hết sức quan trọng.
2.3.1.2. Nhân lực qua đào tạo nghề đối với các doanh nghiệp ngành dệt may
Thị trường lao động hiện nay với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều, các doanh nghiệp trong nước với những dây chuyền công nghiệp đang đòi hỏi nhiều hơn nữa lực lượng kỹ sư thực hành, đội ngũ công nhân kỹ thuật và đặc biệt là đội ngũ công nhân. Thực tế cho thấy, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt từ 70 80%. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, -
để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực qua đào tạo cần phải có một chiến lược tồn diện.
Dệt May hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành Dệt May chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5%
trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam có những đặc thù sau:
- Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hố của người lao động tương đối cao chủ yếu là đã tốt nghiệp PTTH, PTCS. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời cịn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, hiện nay đang có sự phàn nàn của người cơng nhân về thời gian làm việc dài, thường xuyên phải tăng ca, tăng giờ, phải làm việc muộn đến khuya và phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, kiệt sức và khơng cịn thời gian và sức lực để tụ tập vui với bạn bè, tìm bạn trai hoặc mở rộng quan hệ xã hội.
Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành Dệt May. Thường các doanh nghiệp này hiện nay lại có khuynh hướng đầu tư cho việc thu hút lao động, chứ khơng có khuynh hướng đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo.
Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động tồn ngành thì đó là một con số q khiêm tốn hơn 4%. Tuy là ngành sử dụng nhiều –
công nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy đã được các chuyên gia trong ngành đánh giá là quá thấp.
Do yêu cầu về lao động của ngành Dệt May tăng rất nhanh nên khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo khơng theo kịp. Dẫn đến tính trạng tranh giành lao động giữa các doanh nghiệp trong ngành tăng lên đã đến mức báo động.
Khi tình trạng mất người xảy ra với xác xuất cao, các doanh nghiệp ngại đào tạo người lao động vì khả năng họ rời bỏ công ty sau khi được đào tạo là quá lớn. Doanh nghiệp không đào tạo, nhân viên cảm thấy không thỏa mãn nhu cầu được học tập của mình lại muốn ra đi tìm nơi khác nhiều hơn.
Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành.
2.3.2. Nhân lực dệt may tỉnh Nam Định
2.3.2.1 . Đặc điểm ngành dệt may tỉnh Nam Định
Theo thống kê, đã có hơn 50 doanh nghiệp dệt may trong, ngồi tỉnh và nước ngoài đầu tư xây dựng nhà xưởng, gắn bó lâu dài với địa bàn nông thôn. Doanh nghiệp nhỏ cũng thu hút từ 300 đến 500 lao động, cịn phát triển quy mơ lớn như
Công ty Cổ phần May Sông Hồng đang tạo việc làm cho gần hai nghìn lao động nơng thơn huyện Xn Trường. Trong năm 2012, Công ty này sẽ đưa vào hoạt động khu sản xuất mới tại cụm công nghiệp xã Hải Phương (Hải Hậu). Tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng và dự kiến thu hút thêm hai nghìn lao động nông thôn nữa! Chủ tịch HĐQT Công ty Bùi Đức Thịnh, cho biết: "Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cho nơng thơn là đi từ ngồi đồng về làng, cịn chúng tơi sẽ đi từ các thành viên trong từng gia đình đến từng làng, xóm, từng cụm dân cư! Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch lấy vị trí Cơng ty ở Xuân Trường, Hải Hậu làm tâm điểm trong bán kính 10km với khoảng mười xã để cung cấp nguồn nhân công chủ yếu cho Công ty. Với mức thu nhập hơn 100 tỷ đồng mỗi năm cho lao động nông thơn ở mỗi khu vực, sau mười năm đã có hàng nghìn tỷ đồng tập trung ở các khu dân cư đó, như thế có thể hình dung mức sống vật chất, văn hóa ở từng gia đình nơng thơn sẽ được cải thiện và nâng cao như thế nào!".
Theo Phó Giám đốc Sở Cơng thương Trần Quốc Hùng, việc đưa cơng nghiệp dệt may về nơng thơn có nhiều thuận lợi căn bản. Trước hết, giảm nhẹ gánh nặng xã hội cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là những doanh nghiệp ngành may phải sử dụng nhiều nhân công nhưng thu nhập thấp. Thứ hai, không phải lo vấn đề nhà ở cho người lao động và cuối cùng là giảm nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội ở địa phương. Đối với các huyện, xã có cơ sở cơng nghiệp dệt may đứng chân, chắc chắn sẽ giải quyết triệt để việc làm cho lao động nông thôn, tăng giá trị sản xuất công nghiệp cho địa phương và đồng thời thay đổi diện mạo cả một vùng quê. Suy cho cùng, người dân nông thôn được hưởng lợi nhiều nhất vì được làm gần nhà, có thêm thu nhập và cái được lớn hơn là khơng thiếu thốn tình cảm gia đình. Cũng theo ơng Hùng, những năm qua UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế thơng thống, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về địa bàn nơng thơn. Theo đó, nếu đầu tư về cụm công nghiệp huyện, doanh nghiệp được hỗ trợ 50% vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tương đương bảy tỷ đồng); sau khi hết thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của Nhà nước, còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ lại 30% số tiền thuê đất thực nộp vào ngân sách Nhà nước trong bốn năm tiếp theo. Đối với doanh nghiệp di dời ra khỏi đô thị được miễn thuế hai năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, trong hai năm tiếp theo được giảm 20% số thuế phải nộp. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ngồi cụm cơng nghiệp cũng được tỉnh hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ làm đường giao thông đến chân hàng rào của doanh nghiệp và hỗ trợ quảng cáo sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Với cơ chế "trải thảm đỏ" thu hút đầu tư, trong hơn năm năm qua, tỉnh ta đưa công nghiệp dệt may về nông thôn bước đầu giải quyết được bài toán thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, phù hợp chủ trương "ly nông,
không ly hương". Nhưng để phát triển hơn nữa các doanh nghiệp dệt may và cả các làng dệt truyền thống ở khu vực nông thôn, trước mắt cần xây dựng và cải thiện các điều kiện để phục vụ sản xuất công nghiệp như giao thông, dịch vụ hỗ trợ, vận tải, điện, nước. Nhưng lo lắng hơn cả khi doanh nghiệp đầu tư về nơng thơn lại chính là yếu tố con người, vì sản xuất cơng nghiệp cần một lực lượng cơng nhân có tay
nghề, có tác phong cơng nghiệp, một đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý cao, trong khi lực lượng này ở nông thôn lại rất hiếm! Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mong đợi có những cơ chế thơng thống hơn để có thể phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường. Đây chính là những thách thức khơng nhỏ đối với chính quyền địa phương trong bối cảnh kinh tế trong nước và thị trường thế giới còn nhiều biến động.
2.3.2.2. Thực trạng lao động dệt may Nam định
Dệt may là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động phổ thơng, trong đó lao động nữ (tuổi từ 18 đến 30) chiếm 70% đến 80%. Trước tình hình phát triển mới (có
thêm doanh nghiệp vào đầu tư và nhiều doanh nghiệp đang mở rộng quy mơ), tồn ngành đang có nhu cầu lớn bổ sung lao động. Một thực trạng đang diễn ra phổ biến trong ngày dệt may Nam Định là:
Lực lượng lao động khơng ổn định; Tình trạng lao động bỏ việc, tự do chuyển chỗ làm khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp vừa tuyển được lớp công nhân mới, lại có lớp cũ bỏ đi làm chỗ khác. Những doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt với cơng nhân biến động lao động thấp hơn, nhưng qua theo dõi tỷ lệ đó chỉ đạt
15-20%. Đáng ngại nhất là chất lượng lao động. Do nhu cầu sản xuất và tuyển dụng, số được đào tạo chỉ học nghề cơ bản, thiếu ý thức lao động công nghiệp. Do thiếu lao động, một số doanh nghiệp không cần cả chứng chỉ đào tạo mà tuyển lao động tự do về tự đào tạo, kèm cặp. Về công tác quản trị nhân sự trong nhiều doanh nghiệp yếu kém, thiếu quy chế lao động cụ thể. Quy chế tiền lương, tiền thưởng khơng rõ ràng, minh bạch. Khi có tranh chấp lao động đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được chiến lược nhân sự, lao động vẫn theo kiểu "ăn đong".
Do đặc điểm lao động dệt may chủ yếu là nữ, sau khi xây dựng gia đình và
lớntuổi thì năng suất chất lượng giảm sút. Vì vậy, ngồi lao động "phổ thông" của ngành, ngành dệt may Nam Định còn thiếu trầm trọng cả đội ngũ lao động tay nghề cao, giữ vai trò chủ chốt của một khâu cơng việc mà chưa có nguồn để thay thế.
Người lao động gắn với doanh nghiệp chủ yếu bằng thu nhập. Nhưng thu nhập trong ngành dệt may quá thấp, chỉ đạt từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/người/tháng, với thu nhập đó rất khó đảm bảo cuộc sống khi giá cả hàng ngày cứ leo thang. Hầu hết các khu cơng nghiệp ở Nam Định chưa có nhà ở cho cơng nhân. Người lao động sau giờ làm việc phải về các nhà trọ quanh khu công nghiệp và gần doanh nghiệp, cuộc sống tạm bợ. Nhiều cơng nhân nữ, sau khi xây dựng gia đình phải trở lại q hương để tìm việc mới và ni con ăn học, không đủ tiền thuê nhà trọ và tiền đóng góp cho con đến trường...
Các chế độ bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHLĐ còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện cho lao động. Một số chủ doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng vai trị của người lao động. Về phía người lao động, tư tưởng "tạm bợ" lúc nào cũng thường trực trong đầu họ.
Đào tạo và phát triển nhân lực là một trong số nhóm giải pháp mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ 11 đề ra. Với ngành dệt may Nam Định thực trạng, nguyên nhân trên, rất cần lời giải để ngành ổn định, phát triển bền vững.
Lao động trực tiếp (công nhân trực tiếp sản xuất của ngành dệt may Tp. Nam Định) đa số là từ nông thôn có hồn cảnh kinh tế khó khăn, có trình độ văn hố thấp, có nhu cầu khẩn thiết về việc làm để có thu nhập.
Đa số người lao động khi khơng thể tìm được việc làm ở các ngành khác đành xin vào làm việc tại các xí nghiệp dệt may. Số lao động này khơng muốn bỏ ra chi phí để học nghề để rồi làm việc trong môi trường lao động luôn làm thêm giờ mà thu nhập khơng được cao. Vì vậy họ coi xí nghiệp như là một nơi học nghề, thực tập và làm việc tạm thời, khi có tay nghề khá hơn họ lại bắt đầu tìm các doanh
nghiệp khác với hi vọng có thu nhập khá hơn hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực này có thời gian làm việc rất dài từ 10 giờ/ngày đến 12 giờ/ngày, cộng thêm vào đó là tình trạng tăng ca triền miên nhưng khơng có ngày nghỉ bù như luật định thậm chí khơng được nghỉ ngày chủ nhật. Dưới sức ép của áp lực giao hàng của khách hàng, người lao động làm việc
khơng được nghỉ ngơi. Chính vì vậy, cơng nhân ngành dệt may rất vất vả, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng, thâm niên cơng tác của cơng nhân trong ngành ngày càng rút ngắn (bình quân khoảng 10 năm), tạo nên một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng lao động biến động nhiều tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở một số doanh nghiệp tình trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất và giao