Bảng 2 .2 Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.7 Các cơ sở đào tạo nghề dệt may Nam Định
Stt Tên trường Nghề đào tạo Ghi chú
1 Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Công nghệ May Công nghệ sợi, dệt
2 Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật - Vinatex
Công nghệ May Công nghệ sợi Công nghệ dệt
Cơng nghệ Hố nhuộm
Sửa chữa thiết bị may Sửa chữa thiết bị dệt
3 Trường Cao đẳng công nghiệp Nam Định Công nghệ may
4 Trường Cao đẳng nghề số 3 Công nghệ may
5 Trung tâm dạy nghề Các ngành nghề
Các trường đào tạo công nhân dệt may mỗi năm đào tạo khoảng 3000 công
nhân bậc 3/7 mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động dệt may Nam Định. Hàng năm, tại các trường số lượng học viên vào học nghề dệt may không nhiều như một số ngành nghề khác. Số lượng học viên học nghề dệt may được đào tạo không đáp ứng đủ nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh. Điều này xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân như: Các học viên được đào tạo trong trường thường quê ở các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá Đa .
số các học viên tốt nghiệp về quê hương mình lao động và làm việc; Thu nhập của ngành dệt may hiện nay thấp hơn các ngành nghề khác mà thời gian làm việc trong ngày lại quá dài. Điều này không tạo ra sức hút lao động mà tạo thành một rào cản làm cho số người theo học nghề may giảm đi. Một số người ở một thời điểm nào đó khơng thể tìm được việc ở các ngành khác thì đành xin vào làm việc tại các doanh
nghiệp dệt may nhưng họ khơng muốn bỏ ra chi phí hàng triệu để học nghề tại các trường đào tạo mà họ coi các doanh nghiệp như một nơi để học nghề, thực tập, làm
việc tạm thời. Sau một thời gian họ bỏ nghề chuyển sang một lĩnh vực khác.
,
Tóm lại ngành dệt may Nam Định còn thiếu rất nhiều nhân lực, thiếu nhiều trường đào tạo. Cần có các giải pháp để phát triển các loại hình đào tạo mới ở đó có đào tạo những nghề đa dạng với thời gian đào tạo phù hợp.
2.4.3. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo tại các cơ sở dạy nghề.
2.4.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo đã được tăng cường góp -
phần giảm dần khó khăn về phịng học, các thiết bị dạy và học.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đào tạo rất lớn nên phịng học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành vừa thiếu vừa xuống cấp chưa có kinh phí đầu tư; trang thiết bị dạy và học vừa thiếu vừa lạc hậu; một số trường, trung tâm thiếu đất xây dựng; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng làm hạn chế rất lớn đến điều kiện tiếp nhận khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở đào tạo chủ yếu là học lý thuyết, thời gian đi thực tiễn doanh nghiệp và thời gian thực hành
thấp. Từ đó, học viên khi ra trường khơng tiếp cận được các máy móc tiên tiến nên các cơ sở sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo lại hoặc bồi dường tay nghề cho người lao động gây nên tình trạng lãng phí cho các cơ sở sản xuất.
2.4.3.2. Đội ngũ giáo viên giảng dạy:
Đội ngũ giáo viên khối đào tạo tồn tỉnh có 2.568 người. Hầu hết giảng viên và giáo viên giảng dạy ở các trường đều được đào tạo tại các trường đại học trong nước, một số được đào tạo tại nước ngoài. Đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu về chuẩn trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề: giáo viên dạy nghề chủ yếu là giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành là công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năng lực giảng dạy thực hành của giáo viên dạy nghề còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất đang phát triển rất phong phú. Trong quá trình tổ chức đào tạo nghề, chỉ có giáo viên dạy nghề của nhà trường hướng dẫn
thực tập sản xuất. Hầu như chưa có người ngồi nhà trường tham gia giảng dạy.
Cán bộ quản lý các hoạt động đào tạo nhà trường chỉ là cán bộ trong trường. Chưa có sự tham gia của cán bộ từ phía doanh nghiệp.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề là những người trong nhà trường. Chưa có sự tham gia đáng kể của cán bộ từ doanh nghiệp (chỉ có 15,2% cán bộ quản lý và kỹ thuật doanh nghiệp cho rằng họ đã có tham gia hướng dẫn học viên thực hành).
Tuy nhiên, đa số giáo viên các trường ngồi cơng lập, các trung tâm vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt là các trung tâm dạy nghề cấp huyện thiếu giáo viên, yếu về trình độ nghiệp vụ và tỷ lệ đạt chuẩn thấp, giáo viên cơ hữu không nhiều, thường sau khi chiêu sinh phải đi hợp đồng theo thời vụ với các giáo viên đã nghỉ hưu hoặc đang giảng dạy tại các trường khác.
Nhìn chung trình độ chun mơn của giáo viên tại các cơ sở dạy nghề mới ở mức trung bình, khá.
2.4.3.3. Chương trình, giáo trình:
Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo là văn bản pháp quy của nhà nước. Chương trình dạy nghề của cơ sở đào tạo được xây dựng, điều chỉnh theo chương
trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thể hiện được mục tiêu đào -
tạo của cơ sở đào tạo Đa phần chương trình dạy nghề của cơ sở đào tạo được xây .
dựng chưa có sự tham gia, thảo luận nhiều của doanh nghiệp. Mặt khác, thời lượng, số lượng kiến thức, kỹ năng,… được quy định trong các chương trình mơn học tỏ ra cứng nhắc, chưa linh hoạt bám sát thực tiễn. Kết quả điều tra cho thấy: nếu được phép điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thị trường trên cơ sở đảm bảo “tiêu chuẩn nghề quốc gia” thì có 44% cán bộ giáo viên được hỏi cho rằng cần điều chỉnh 30% chương trình, thậm chí có 26,4% cho rằng cần điều chỉnh đến 50% chương trình.
Về giáo trình dạy nghề thì được cơ sở đào tạo biên soạn dựa trên chương trình khung đào tạo và được cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học
tích cực. Tuy nhiên cịn một số tài liệu giảng dạy và giáo trình chưa cụ thể hố u cầu về nội dung kiến thức kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Chưa tổ chức biên soạn giáo trình theo một cách chuyên nghiệp như các chuyên gia đầu ngành.
2.4.4. Đánh giá về chất lượng đào tạo
Các cơ sở đào tạo chưa có sự hợp tác với các doanh nghiệp do đó các cơ sở đào tạo chưa sử dụng được kinh nghiệm của các cán bộ, công nhân viên ở doanh nghiệp cũng như chưa tạo điều kiện cho các học viên làm quen với máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Các học viên đã tốt nghiệp tại các trung tâm đào tạo cho biết học lý thuyết là chính, thời gian thực hành ngắn. Thông thường chỉ đạt 40% thời gian học tồn
khố.
ê
Các cơ sở chỉ chú trọng đào tạo chuy n môn cho người lao động, chưa quan tâm đến việc rèn luyện tác phong công nghiệp cho học viên. Thời gian đào tạo và giáo trình đào tạo chưa thống nhất cịn mang nặng tính tự phát.
2.4.5. Thực trạng liên kết giữa các trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
2.4.5.1. Thực trạng liên kết giữa các trường và doanh nghiệp
Ở Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng, mức độ liên kết giữa các cơ sở đào tạo với thị trường lao động (hay các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề) là rất yếu. Các trường chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu nhà nước giao, theo mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn quốc gia có sẵn, hay nói cách khác là đào tạo theo khả năng vốn có của mình (đào tạo cái mình có), chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của thị trường lao động. Về phía các doanh nghiệp, chưa ý thức được về trách nhiệm với đào tạo nghề, cứ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu mà khơng cần trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo nên phần lớn lao động được tuyển dụng phải đào tạo lại do không phù hợp.
Sự liên kết giữa các trường này với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề đều được thiết lập trong điều kiện nhà trường và doanh nghiệp là những đơn vị độc lập với nhau. Hoạt động liên kết với phía doanh nghiệp vẫn diễn ra và cịn có xu
hướng gia tăng ở các trường song chủ yếu vẫn mang tính đơn lẻ, khơng hệ thống. Hình thức liên kết chủ yếu hiện nay ở các trường là đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu (bao gồm cả đào tạo tại trường và đào tạo tại các lớp do doanh nghiệp tự tổ chức). Thông thường, các hợp đồng đào tạo này chỉ là các khoá đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng kiến thức nên giá trị không lớn.
Đặt quan hệ với phía doanh nghiệp để đưa học sinh đến học trong giai đoạn thực tập sản xuất cũng là kiểu liên kết phổ biến của các trường. Xét về mặt số lượng thì đây là kiểu liên kết mà số học sinh được tham gia là lớn nhất.
Theo báo cáo của các trường tại hội nghị về quan hệ trường ngành năm 2007, phần tài chính do doanh nghiệp đóng góp cho các trường chủ yếu là phí đào tạo mà doanh nghiệp trả cho trường khi trường thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Đối tượng được đào tạo ở đây chủ yếu là người lao động của doanh nghiệp cần được đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ do u cầu của cơng việc.
Về mặt nhân sự, nhiều trường đã có sự hợp tác với phía doanh nghiệp như: mời các cán bộ của doanh nghiệp tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với học viên về những công nghệ sản xuất mới của doanh nghiệp để giúp học viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm; cử giáo viên tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng do doanh nghiệp tự tổ chức … Tuy nhiên, liên kết về đội ngũ cán bộ quản lý thì hầu như chưa có.
Về mặt thơng tin, hầu hết các trường đều đã có trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, thậm chí một số trường cịn tiến hành các cuộc điều tra khảo sát hàng năm về nhu cầu cũng như xu hướng sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Song các thông tin thu được chưa được xử lý một cách hiệu quả, thiếu tính hệ thống nên không phát huy được tác dụng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết học sinh tự đi tìm việc làm. Các quan hệ về mặt thông tin đối với các doanh nghiệp mà các trường đã thiết lập hiện nay chưa thực sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin về tuyển sinh đối với trường và tuyển dụng lao động đối với doanh nghiệp.
Việc tuyển sinh và đánh giá tốt nghiệp trong đào tạo nghề hầu như chỉ được thực hiện bởi một phía là cơ sở đào tạo, ngoại trừ một số doanh nghiệp hợp đồng với trường để đào tạo cán bộ của mình. Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có đại diện từ phía doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc học sinh tốt nghiệp loại tốt nhưng nhiều khi chưa thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp.
Về liên kết xây dựng chương trình đào tạo, tất cả các cơ sở đào tạođều có sự hợp tác với phía doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhưng việc này mới chỉ nằm trong khuôn khổ các nghề được xây dựng thí điểm trong dự án GDKT&DN đã nói ở trên. Với các nghề khác, chương trình đào tạo vẫn được xây dựng chủ yếu dựa trên khung quy định của nhà nước.
Đánh giá về mức độ liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp theo một số nội dung, hình thức chủ yếu, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp đã có nhận định khá thống nhất.
Hầu hết các trường đều có sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, hình thức liên kết cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, sự liên kết này cịn yếu, chủ yếu là liên kết từng phần và rời rạc, không thường xuyên, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của các trường cũng như các doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp cũng có những nhận định khá thống nhất với các cơ sở đào tạo khi đánh giá về mức độ liên kết với các
trường dạy nghề
Như vậy, đánh giá của cả doanh nghiệp và các trường nghề về mức độ liên kết trong đào tạo đều cho thấy mối liên kết này còn lỏng lẻo. Mặc dù các nội dung liên kết, hợp tác đã được triển khai và đa dạng hoá nhưng cịn ở mức độ thấp, khơng thường xuyên. Phổ biến và thường xuyên nhất vẫn chỉ là các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các trường đưa học sinh tới thực tập tốt nghiệp hoặc tham quan thực tế sản xuất.
Những mối liên kết được thiết lập giữa các trường nghề với phía doanh nghiệp hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của trường và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Chưa có các loại văn bản pháp qui tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở
đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo nghề nên quá trình thực hiện cịn nhiều khó khăn.
Thực hiện tốt sự liên kết với doanh nghiệp hay nói cách khác là củng cố mối quan hệ trường ngành sẽ mang lại lợi ích cho khơng chỉ phía trường mà cịn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người học và xã hội. Củng cố quan hệ trường ngành là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Các trường cần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác với phía doanh nghiệp về mọi mặt để tranh thủ mọi nguồn lực từ đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của trường và đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh nghiệp.
2.4.5.2. Nguyên nhân hạn chế sự liên kết giữa trường với doanh nghiệp.
* Nhóm ngun nhân vĩ mơ.
- Lịch sử hình thành và phát triển đào tạo nghề chưa thực sự gắn kết cùng sự phát triển của sản xuất công nghiệp theo từng vùng, miền lãnh thổ.
- Quản lý Nhà nước nói chung, kinh tế sản xuất cơng nghiệp và đào tạo nghề nói riêng vẫn cịn bị ảnh hưởng của cơ chế tập trung.
- Thiếu các chính sách qui định cụ thể về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp (người sử dụng lao động) đối với việc đào tạo lao động.
- Chưa có chính sách đánh giá về quản lý chất lượng, các quyền lợi, nghĩa vụ kèm theo các mức chất lượng được đánh giá đối với các cơ sở đào tạo nghề.
- Chưa có cơ quan xuyên suốt từ TW tới địa phương về tư vấn, thiết lập, điều tiết… sự liên kết đào tạo giữa trường với doanh nghiệp.
* Nhóm ngun nhân vi mơ.
- Về phía hà trường:N
+ Chưa chủ động thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác đào tạo với phía doanh nghiệp.
+ Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo tại trường và doanh nghiệp.
+ Nhận thức chưa đầy đủ hoặc đã thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo nói trên song chưa có khả năng, điều kiện cũng như các giải pháp hữu hiệu để thực hiện.
+ Chủ yếu chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo khả năng đã có. Chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động.