Bình luận tài liệu liên quan

Một phần của tài liệu TrươngMinhTuyn-Scavi (Trang 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Bình luận tài liệu liên quan

Tác giả Mai Thị Ngọc Muội vớiđề tài “Một số giải pháp hồn thiện cơng tác

quản trị tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Watabe Wedding Việt Nam”,

2011. Trong đề tài, tác giả đã nêu được một số kỹ thuật để quản lý như kỹ thuật phân tích ABC, EOQ. Đề tài đã nêu lên các số lượng phân tích khá cụ thể, trực quan. Tuy nhiên, thiếu sót lớn của đề tài là chưa đánh giá được thực trạng tồn kho của doanh nghiệp. Khi chưa đánh giá thực trạng tồn kho, tính thực dụng của đề tài chưa được đề cao.

Tác giả Giang Bảo Trân với đề tài “Hồn thiện cơng tác quản trị hàng tồn

kho tại công ty TNHH Compass II”, 2015.Tác giả tập trung vào phân tích số liệu

theo mơ hình EOQ và POQ. Tuy nhiên, lý luận cịn khá thiếu sót, chưa có cơ sở trích dẫn đầy đủ và các tài liệu tham khảo cịn rất hạn chế. Tác giả chưa phân tích nêu bậc được thực trạng tồn kho của công ty qua các con số khoa học nền tảng.

Bài phân tích của công ty TNHH Tư vấn quản lý Hạnh Gia đăng trên trang Hanhgia.com có tựa đề “Đo lường mức độ tinh gọn cho doanh nghiệp chế biến gỗ bằng công cụ LAT” – công tác xác định mức độ “Lean”. Bài phân tíchứng dụng

trên nền cơ sở lý luận của hai giáo sư- tiến sĩFatma Pakdil & Karen Moustafa

Leonard.Phân tích đã nêu lênđược mức độ tinh gọn qua các yếu tố, trong đó đề cập

đến độ tinh gọn trong vấn đề tồn kho - một cơ sở tham khảo cho đề tài của bản thân tác giả. Hơn thế nữa, trên webhanhgia.comcũng đã nêu các yếu tố đánh giá mức độ lãng phí tồn kho, đây cũng là cơ sở để bổ sung cho đề tài của tác giả.

Sách tham khảo “Best practice in inventory management” của tác giả Tony Wild. Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của vấn đề tồn kho, bên cạnh đó, đi sâu phân tích các lý luận, kỹ thuật để bạn đọc hiểu rõ hơn về quản lý tồn kho. Tuy nhiên sách chỉ là tài liệu tham khảo tổng quan cho loại hình doanh nghiệp mua hàng để bán hoặc doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cố định trong thời gian dài. Chưa đề cập đến lượng hàng hóađa dạng theo từng đợt. Tài liệu này có những nét khá tương đồng và phù hợp với hai tác giảP Narayan & Jaya Subramanian trong cuốn “Inventory Management – principles and practices”. Hai tựa đề sách này là tài liệu tham khảo quan trọng để đánh giá tồn kho.

1.4 Tổng hợp lý luận vàđịnh hướng phân tích cho chương 2

Dựa vào lý luận và thực tiễnđãđược nêuở phần trên, tác giả xin tổng hợp và có những định hướng phân tích đề tài như sau:

Thứ nhất, quản lý tồn kho là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Công tác quản lý tồn kho hiệu quả mang lại lợi nhuận cao hơn và đó là một lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong ngành (dựa trên cơ sở phân tích của Tony Wild). Hơn thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay, và bản thân công ty mà tác giả đang tham gia nghiên cứu cũng đang có xu hướng phát triển, tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu thông qua việc tăng lượng sản xuất. Điều này là một điều sai lầm, theo tư tưởng của các chuyên gia tư vấn “sản xuất theo Lean” cũng như trong dẫn chứng của P

Narayan & Jaya Subramanian trong cuốn “Inventory Management – principles and practices”: khi chúng ta giảm 5% chi phí tồn kho thì lợi nhuận của cơng ty tăng lên, giá trị tăng lên này bằng với việc công ty tăng lượng sản xuất lên khoảng 9%. Đây là một con số đáng kinh ngạc. Hơn thế, các đơn vịkinh doanh sản xuất, giá trị hàng tồn kho thường chiếm đến 40-50% giá trị tổng tài sản. Điều này có nghĩa, nếu khơng quản

lý tốt tồn kho thì hàng tồn sẽ chiếm vốn của cơng ty và chúng ta có rất ít tiền mặt cho các hoạt động khác và có ít tiến mặt để đầu tư. Đặt biệt với loại hàng may mặc, sản phẩm rất dễ lỗi thời và khơng thể tăng giá khi tồn kho. Hàng hóa có hạn sử dụng và có thể bị hư hỏng, nếu để tồn lâu dài sẽ làm mất giá trị. Theo các phân tích, chi phí lưu trữ hàng tồn kho thường chiếm 30% giá trị của hàng hóa, vật tư.

Hãyước tính, nếu bạn giữ hàng trong kho trên ba năm, thì bạn sẽ phải chịu chi phí gần như bằng giá trị hàng hóa mua vào. Nếu tính thêm chi phí về lỗi thời, hỏng hóc thì giá trị của hàng hóa chỉ cịn chưa đến 50%, và chúng ta sẽ có thểnhận lại một khoảng lỗ lớn khi tồn hàng.

Theo lý luận mà tác giả đã nêuở phần trên, ngồi chi phí mua hàng và chi phí tồn kho cịn có loại chi phí q tải do lượng tồn kho q lớn vượt mức kiểm sốt. Loại chi phí này có mứcảnh hưởng cực lớn khi nó bao gồm chi phí tồn kho và đặt hàng, làm quá tải hệ thống, sai hỏng trong kiểm soát và vận hành nhà máy, điều đó kéo theo hàng loạt các loại chi phí khác nhau.

Thứ hai, trong biểu đồ chuỗi giá trị đóng góp trong ngành may mặc, có thể thấy bản thân công ty chủ yếu nằm trong khâu may. Điều đó có nghĩa là, chúng ta đangở trong khâu thâm dụng lao động và tạo ra lợi nhuận thấp nhất trong các khâu của chuỗi giá trị. Điều đó cho chúng ta thấy rằng muốn đảm bảo lợi nhuận là một vấn đề không dễ dàng. Chúng ta cần quan tâm hơn đến vấn đề lãng phí trong sản xuất và coi trọng hơn vấn đề này. Xem chống lãng phí là nhiệm vụ trung tâm để đảm bảo lợi nhuận chứ không phải tăng lên về số lượng đơn hàng trong sản xuất.

Thứ ba, về cơng tác nghiên cứu trong chương tiếp theo. Ngồi việc khái quát về cơng ty tác giả sẽ trình bày các vấn đềchính như sau:

- Tổng quan về đặcđiểm hàng hóa và kho hàng của cơng ty - Quy trình hàng hóa ra vào kho

- Cơng tác quản lý kho hàng

-Đánh giá độ lãng phí và mức độ tinh gọn trong tồn kho dựa trên hệ thống các câu hỏi mà tác giả đã nêu raở phần lý luận

Những yếu tố sẽ được đánh gia thông qua các câu hỏi và số liệu thu thập tại các nhân viên bộ phận cơng ty

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO VÀ ỨNG DỤNG LEAN TRONGĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢQUẢN

LÝ TỒN KHO TẠI CƠNG TY SCAVI HUẾ 2.1 Tổng quan về cơng ty Scavi Huế

2.1.1 Giới thiệu về công ty Scavi Huế

Các thông tin cơ bản:

Tên doanh nghiệp: Công ty Scavi Huế Tên giao dịch: Scavi Hue Company Mã số thuế: 3300382362

Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế

Địa chỉ: Khu công nghiệp Phong Điền, Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện Thoại: 2343751751 Fax: 2343751761

Đại diện pháp luật: Trần Thị Mộc Lan

Địa chỉ người ĐDPL: 649/36/16 Điện Biên Phủ- Phường 25 – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh

Giám đốc: Trần Văn Mỹ

Ngày cấp giấy phép: 22/11/2005 Ngày bắt đầu hoạt động 01/11/2006 NNKD chính: Sản xuất hàng may sẵn

TK ngân hàng: Mã số thuế: 3300382362

Tên giao dịch: SCAVI HUE COMPANY Số tài khoản: 0161000437721

Logo:

Hình 2.1: Logo của Cơng ty Scavi 2.1.2 Q trình hình thành và phát triển của công ty Scavi Huế

Công ty Scavi Huế là cơng ty con của Tập đồn Corele Internetional Pháp, một trong topđầu của châu Âu trong nghành kỹ nghệ trang phục nội y

Trụ sở chính: số 4, đường Pierre Brossolette 95270 Asnieres sur Oise-Pháp. Được thành lập từ đầu năm 1988, tập đoàn Corele International Pháp hiện tại đã gồm 11000 thành viên của một số quốc tịch Pháp/ Việt /Anh / Mỹ / Trung quốc/ Philipin / Lào làm việc tại Pháp-Châu Âu – Hoa Kỳ và Việt Nam-Châu Á, cùng nhau xây dựng tập đoàn nhằm mục đích xây dựng vị trí tham khảo trong ngành cơng nghiệp nội y tồn cầu năm 2022.

- Tăng trưởng bình qn của nhóm là 25% trong suốt lịch sửphát triển. - Tốc độ tăng trưởng ngàng càng gia tăng.

Vị trí then chốt của Việt Nam hiện nay: Scavi-100% công ty con của Corele International tại Việt Nam:

- Cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngồi đầu tiên-FDI đầu tiên cấp năm 1988

- Nhóm lớn nhất trong Outsoursing (gia cơng) nội y ngành công nghiệp dịch vụ tồn cầu.

- Tập đồn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi lớn nhất trong lĩnh vực thời trang/ dệt may. Nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam.

Thương hiệu của Corele International:

- Thương hiệu pháp sang trọng trên thị trường Nhật bản trong suốt 60 năm. - Công ty Corele V. – công ty con của Corele International –đứng đầu thị trường Việt Nam năm 2017 với 3 thương hiệu: Corele V., Marguerite, Malefix.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Corele international

(Nguồn: Thông tin website Scavi) Tập đồn Corele International có 2 mãng lớn:

- Cơng ty Corele V. thực hiện kinh doanh sản phẩm của Corele với 3 thương hiệu là Corele V., Marguerite, Malefix.

- Tập đoàn Scavi chuyên sản xuất gia công cho các thương hiệu nội y lớn. Gồm Scavi Châu Âu là trung tâm quản lý nhóm Scavi, gồm 30 chuyên gia, chịu trách nhiệm thiết kế, mơ hình hóa và dịch vụ thương mại cao cấp cho nhóm Scavi. Nhóm Scavi Châu Á gồm 5 nhà máy, là nơi sản xuất hàng hóa.

Nhóm Scavi Việt Nam

Tiên phong trong việc xây dựng chuỗi cungứng quốc tế tại Việt Nam, sử dụng 60% nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam –đặt mục tiêu đạt 100% năm 2020.

Tiên phong trong trách nhiệm xã hội:

- Giáo dục mẫu giáo cho con các thành viên của tập đoàn theo phương pháp Montessori tiên tiến.

động, nhàở cho thuê-sở hữu thực tế sau vài năm thanh toán tiền thuê.

Giá trị của nhóm Scavi

Tự do

- Tiên phong, độc lập, tiên phong quyến rũ = khơng có khn mẫu = một cách khéo léo:

+ Giấy phép đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam năm 1988, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, với vốn đầu tư ban đầu 20000USD từ công ty mẹ-Corele International.

+ Nhóm của Pháp tập hợp thành viên đơng nhất Việt Nam – 11000 người. Top 10 trong ngành công nghiệp gia cơng đồ nội y tồn cầu

+ Cơng ty nước ngồi đầu tiên đầu tư vào ngành đồ nội y Lào năm 2003

+ Công ty đầu tiên trong ngành đồ nội y toàn cầu đầu tư vào Huế năm 2005. Hiện nay Scavi huế có 6000 thành viên, 100% hội đồng quản trịnguồn gốc Huế

+ Trong suốt 29 năm kể từ ngày thành lập, công ty luôn tập trung vào dịch vụ gia cơng đồ nội y thay vì theođuổi xu hướng đầu tư ngăn hạn.

Trách nhiệm

Trách nhiệm (= Chia sẻ) đối với các thành viên (trong Scavi, khơng có chủ lao động - nhân viên: tất cả là thành viên, ngay cả ban quản lý, trên cùng một thuyền):

+ Chính sách huy động vốn duy nhất của nó:

+ Các thành viên chủ chốt của Scavi = Các đồng nghiệp = Các đồng tác giả = chuyển miễn phí một số lượng đáng kể cho các thành viên xứng đáng bao gồm các thành viên công nhân tại Việt Nam.

+ Các giá trị cốt lõi =đòi hỏi tự đòi hỏi cao = đòi hỏi cao; Tươngứng với các giá trị cốt lõi là việc thực hiện sự tự nguyện của mỗi thành viên

thông qua các mục tiêu đãđạt được, dẫn đến sự chia sẻ thực sự.

Dựa vào đó, một kế hoạch minh bạch để chuyển giao có tổ chức và có hệ thống các cơ quan quản lý của Tập đồn được thành lập.

Trách nhiệm (= Chia sẻ) đối với các đối tác bao gồm khách hàng (khách hàng - thương hiệu - nhà bán lẻ- người tiêu dùng cuối) và nhà cung cấp (nguyên liệu - sản xuất).

+ Phương châm sáng tạo: "Tri-win" = không chỉ thắng-thắng mà thắng (khách hàng) - giành chiến thắng (Scavi) -win (nhà cung cấp);

+ Phương châm này đặt nền móng cho việc khuyến khích các đối tác cũng như các thành viên trong nội bộ tham gia tích cực và kiên trì kiên trìđể đạt được thành cơng chung sẽ chia sẻ.

Trách nhiệm (= Chia sẻ) đối với cộng đồng:

+ Kết nối dài hạn vàổn định với hệ thống đào tạo tại các khu vực mà Scavi, chủ yếu ở Việt Nam, cho mọi chức năng trong Nhóm:

+ Từ giáo dục mẫu giáo đến đại học / dạy nghề cả về học vấn và học tập liên tục suốt đời trong Tập đoàn, nơi tập luyện thể dục thể thao là trọng tâm của.

+ Đào tạo liên tục suốt đời = đào tạo nghề về hệ thống tổ chức của Tập đoàn bao gồm Đào tạo Truyền thông Anh ngữ (ECT) + đào tạo liên tục về các giá trị doanh nghiệp được thể hiện bằng Chính sách Huy động của một Thành viên.

=> Tập đồn là một mơi trường đào tạođộc quyền được hệ sinh thái công nhận.

Trách nhiệm đối với môi trường: + Tái sử dụng tối đa.

+ Kiểm tốn Mơi trường tại các nhà cung cấp nguyên liệu.

+ Tôn trọng về sinh thái: Giấy chứng nhận Oeko-tex trong tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu.

Sự đa dạng của hai giá trị chính trên: Tự do và Trách nhiệm được kết nối thơng qua giá trị phối hợp chính: "Break the walls".

+ "Tách các bức tường" trong tâm trí của mình: dẫn đến sự tự do, độc lập, sáng tạo, tư duy đột phá.

+ "Tách các bức tường" giữa chính mình và người khác - cộng đồng: tiếp cận gần gũi với người khác và sự khác biệt của họ, để cải tiến của họ, xem xét cộng đồng nơi chúng tôi sống nhà riêng và chăm sóc nó.

+ Thái độ và hành vi trên được tạo ra từ sự toàn tâm toàn ý.

Thị trường: Scavi nhận sản xuất cho các nhãn hiệu thời trang lớn ở nhiều khu vực khác nhau. Tập trung phần lớn phục vụ thị trường châu Âu trong đó cung cấp 60% cho thị trường Châu Âu, 30% thị trường Bắc Mỹ và 10% thị trường Châu Á.

Thành lập và phát triển của Scavi Huế

Tháng 11 năm 2006, Công ty Scavi Huếbắt đầu hoạt động với quy mô 35 chuyền may giải quyết việc làm cho 1500 lao động. Đến 2015, Scavi Huế trở thành doanh nghiệp tiêu biểu tạo công ăn việc làmổn định cho nhiều lao động địa phương, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, năm 2015 doanh thu đạt 60 triệu USD tăng 24% so với năm 2014. Giải quyết việc làm cho hơn 4200 lao động trên địa bàn tỉnh.

Với sự phát triển không ngừng, năm 2016 công ty Scavi Huế cho khánh thành nhà may thứ 3 với diện tích 35000 m2 với mức đầu tư 5 triệu USD, với quy mô 40 chuyền may, đápứng việc làm cho hơn 1600 lao động. Với tổng lao động

hơn 5000 người năm 2017, doanh số công ty luôn tăng trưởng mức cao vàổn định. Với sựtăng doanh thu và lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách địa phương của Scavi Huế liên tục tăng. Năm 2015 đóng góp ngân sách địa phương 21 tỷ đồng, năm 2016 đóng góp ngân sách địa phương 27 tỷ đồng.

Không những thế, công ty cũng tiên phong trong việc chia sẻ lợi ích cho thành viên. Cụ thểxây dựng chung cư cho lao động thu nhập thấp giảo quyết chổ ở cho 400 lao động, trong thời gian tới, cơng ty có kế hoạch xây dựng chung cư đáp ứng cho khoảng 2200 lao động. Bên cạnh đó là chính sách giáo dục tiểu học tiên tiến cho con em cán bộ làm việc tại nhà máy với nền giáo dục tiên tiến và đầy đủ cơ sở vật chất. Theo kế hoạch đã vàđang triển khai công tác tuyển giáo viên và đăng ký học.

Phương thức sản xuất

Scavi Việt Nam cũng như Scavi Huế hoạt động kinh doanh vừa Soursing lẫn Outsoursing và tập trung hướng đến phương thứcOutsoursing. Nghĩa là công ty vừa sản xuất cho nhãn hiệu của công ty (Corele V.) để phân phối trực tiếp đến

Một phần của tài liệu TrươngMinhTuyn-Scavi (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w