ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ:

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THUYẾT MINH PBL2 THIẾT kế ĐỘNG cơ phần 1 xây dựng đồ thị công, động học và động lực học (Trang 78 - 80)

Cơ cấu phân phối khí có tác dụng đóng mở cửa nạp và cửa xả theo định kỳ, là một bộ phận rất quan trọng cấu tạo nên động cơ. Bên cạnh đó, bộ phận này cịn có tác dụng nạp khơng khí vào xilanh và xả những khí đã cháy ra khỏi xilanh.

Để có được một hệ thống phân phối khí hồn hảo thì cần kết hợp bởi rất nhiều chi tiết cũng như công nghệ. Dưới đây là một số chi tiết cấu tạo nên bộ phận quan trọng này:

Trục cam

Đây là một chi tiết được thiết kế cẩn thận và có độ chính xác cực kì cao. Thơng thường, trục cam được trang bị trên ô tô là loại trục liền nên khơng có đoạn khúc nối với nhau. Thứ tự nổ của mỗi loại động cơ hay chức năng của trục cam sẽ quyết định cách bố trí các vấu cam.

Xupap

Tùy theo thứ tự làm việc của động cơ mà xupap có nhiệm vụ đóng hoặc mở các cửa nạp và cửa thải sao cho phù hợp. Vật liệu dùng để chế tạo nên xupap phải là vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao, ít bị giãn nở và độ cứng cao.

Xupap có nhiệm vụ đóng hoặc mở các cửa nạp và cửa thải sao cho phù hợp

Lò xo xupap

Chi tiết này được chế tạo từ vật liệu có độ cứng rất cao, khả năng đàn hồi tốt. Thơng thường, lị xo xupap sẽ là loại lị xo trụ có bước xoắn thay đổi để giảm những dao động cộng hưởng có thể gây gãy lị xo trong khi hoạt động.

Con đội

Con đội là chi tiết máy truyền lực trung gian. Kết cấu của con đội gồm hai phần: phần dẫn hướng (thân con đội) và phần mặt tiếp xúc.

Động cơ G6EA-GSL 2.7 ta chọn loại con đội hình trụ vì loại con đội hình nấm dược dùng chủ yếu trong cơ cấu phân phối xupáp đặt. Khi dùng con đội hình trụ này thì dạng cam phân phối khí phải là cam lồi. Đường kính mặt tiếp xúc với cam phải có đường kính lớn để tránh hiện tượng kẹt.

Loại con đội này có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ và dễ chế tạo. Đường kính thân con đội có kích thước bằng đường kính mặt tiếp xúc.

Mặt tiếp xúc giữa con đội thường khơng phải là mặt phẳng mà là mặt cong có đường kính khá lớn. Làm như vậy để tránh hiện tượng mòn vẹt con đội khi mà đường tâm con đội khơng thẳng góc với đường tâm trục cam.

Ngồi ra để thân con đội và mặt nấm mòn đều ta thường lắp con đội lệch với cam một khoảng e = 1 ÷ 3 (mm). Như thế trong q trình làm việc con đội vừa tịnh tiến vừa có thể xoay quanh trục của nó.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài THUYẾT MINH PBL2 THIẾT kế ĐỘNG cơ phần 1 xây dựng đồ thị công, động học và động lực học (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(200 trang)
w