- Chiều cao phần cánh tản nhiệt: h= 350 (mm) Chiều dài phần cánh tản nhiệt: c = 450 (mm).
1- Khung quạt, 2 Cánh quạt, 3 Động cơ điện, 4 Bình chứa nước phụ.
Đánh giá chất lượng của quạt bằng hai chỉ tiêu: + Năng suất của quạt.
+ Công suất tiêu tốn cho quạt.
Hai chỉ tiêu trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: số vịng quay của quạt, kích thước của cánh, góc nghiêng của cánh và vị trí tương quan giữa quạt và két làm mát.
Tăng góc nghiêng của cánh và tăng số vịng quay của quạt đều làm cho cơng suất dẫn động quạt tăng nhanh (hàm mũ bậc 3 theo số vịng quay). Thường đối với loại cánh phẳng chọn góc nghiêng từ 400÷450, cánh lồi 380.
Tăng đường kính quạt và tăng chiều rộng cánh quạt có làm cho lưu lượng tăng nhưng cơng suất dẫn động quạt tăng mãnh liệt, vì vậy đối với động cơ ơtơ máy kéo thì đường kính quạt 350mm và chiều rộng của cánh là 60mm.
Khoảng cách từ quạt đến két phụ thuộc vào việc tổ chức dịng khí làm mát tiếp các bộ phận dưới nắp mui xe.
+ Dài 80 ÷ 100 mm nếu có bản dẫn hướng.
+ Khơng q 10 ÷ 15 mm nếu khơng bản dẫn hướng gió. + Số cánh: Chọn quạt có 7 cánh.
+ Đường kính ngồi của cánh quạt: 350 mm. + Đường kính trong của cánh quạt: 110 mm. + Tiết diện lỗ lắp trục động cơ điện: 10 mm.
Quạt dẫn động bằng động cơ điện, có thể tùy chỉnh được tốc độ quạt thông qua
điều chỉnh tốc độ của động cơ điện dựa vào nhiệt độ của nước làm mát. Nhiệt kế đo nhiệt độ của nước làm mát, từ đó đưa tín hiệu đến cho ECU xử lí và điều chỉnh tốc độ của động cơ điện.
3.4. Van hằng nhiệt:
Van nhiệt rất rõ ràng trong hệ thống làm mát, nó đóng đường nước hoặc dầu đến két làm mát làm mát khi nhiệt độ của hệ thống còn thấp dưới mức quy định và mở van cho nước hoặc đầu qua két làm mát khi nhiệt độ hệ thống cao hơn mức quy định. Nhờ đó làm cho hệ thống động cơ có thể khởi động nhanh chóng tăng lên tới nhiệt độ làm việc, ổn định nhiệt độ, đảm bảo tính kinh tế và tránh gây ơ nhiễm mơi trường ở giai đoạn đầu động cơ làm việc.
Hình 3.4.1: Van hằng nhiệt
Nguyên lý làm việc của loại van này là lợi dụng sự thay đổi nhiệt độ của nước làm mát để điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát. Động cơ mà ta khảo sát, lợi dụng hiện tượng giãn nở do nhiệt của chất rắn đặt trong thân van (hỗn hợp xeerrerin và bột đồng) để điều khiển đóng mở van, làm khống chế lượng nước đi qua két làm mát. Khi nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ qui định, van hằng nhiệt vẫn đóng kín nắp van (do thân van chưa bị giãn nở), nước làm mát không đi qua két nước được nên chỉ tuần hoàn trong bản thân động cơ. Khi nhiệt độ nước làm mát tăng lên cao hơn nhiệt độ qui định, thân van giãn nở mạnh, nắp van càng mở rộng, tiết diện lưu thông lớn, nước đi qua két làm mát càng nhiều.