Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Phù Linh (Trang 26 - 29)

Văn hóa dân tộc

Mỗi thành viên trong doanh nghiệp cũng là thành viên của xã hội khi họ tham gia vào doanh nghiệp họ cũng mang vào đó những nét văn hóa dân tộc cụ thể. Tổng hợp những nét văn hóa này sẽ làm nên nét văn hóa dân tộc độc đáo trong bộ phận của VHDN. Thực tế doanh nghiệp cùng một quốc gia sẽ có những nét tương đồng. . Từ đó, khi phát triển VHDN cần chú ý tới các yếu tố bản sắc dân tộc, coi yếu tố này là một thành tố quan trọng của VHDN. Đồng thời với đó cũng cần loại bỏ những yếu tố văn hóa dân tộc mang bản vị cá nhân hẹp hịi các thủ tục mê tín dị đoan lạc hậu không phù hợp với xã hội và yêu cầu kinh doanh.

Những biểu hiện của văn hóa dân tộc

Ảnh hưởng của lối sống trọng tình nghĩa và lối sống cộng đồng. Lối sống này từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam với truyền thống “tình làng nghĩa xóm”, “uống nước nhớ nguồn”. Vấn đề này có tác động tích cực đến việc phát triển VHDN và xây dựng tình cảm gắn bó giữa người với người tuy nhiên tư tưởng đó nhiều lúc cũng làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ như thói quen giải quyết cơng việc dựa vào mối quan hệ cá nhân, thói quen nâng đỡ dựa vào thân quen. Xuất phát từ tính văn hóa cộng đồng với truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” chia ngọt sẻ bùi nên người Việt thường bày tỏ lòng quan tâm đến nhau trong cộng đồng. Điều này ảnh hưởng tích cực đến mục tiêu xây dựng tổ chức thành ngơi nhà chung. Ở đó họ cùng nhau làm việc chăm sóc nhau và quan hệ hịa đồng tương thân

tương ái mỗi khi đồng nghiệp và cộng đồng gặp khó khăn tuy nhiên điều này đơi khi cũng tạo nên một sự ỷ lại thiếu tích cực và sáng tạo khi người ta quan tâm và làm giúp nhau quá nhiều.

Ảnh hưởng của ý thức thể hiện diện và lối sống nơng nghiệp: Lịng tự trọng của các cá nhân tổ chức nhiều khi lại là những hành vi đẹp có ý nghĩa tích cực cho xây dựng VHDN. Chẳng hạn để không mất thể diện trước mọi người phải cố gắng làm việc để mình và sản phẩm có hình ảnh trong mắt khách hàng đồng nghiệp và lãnh đạo. Tuy nhiên khi lịng tự trọng q cao và khơng đúng lúc sẽ nảy sinh nhiều hành vi khơng đúng. Chẳng hạn vì sợ mất thể diện mà có thể nói dối vịng vo hoặc đổ trách nhiệm cho người khác. Mặt khác Việt Nam vốn có truyền thống là thuần nơng, do đó tư tưởng tác phong nơng nghiệp đã ít nhiều ăn sâu vào nếp nghĩ và hành vi của khơng ít cá nhân. Đó khơng phải là thói quen làm việc nhóm khơng đúng hẹn, thay đổi những điều đã ký trong hợp đồng làm mất lòng đối tác và khách hàng. Những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển VHDN của một tổ chức.

Ảnh hưởng của tư duy ngại thay đổi: Việt Nam là một nước có q trình phát triển chậm nhiều so với thế giới bởi đặc điểm lịch sử cũng như môi trường địa lý. Do đó đã hình thành nên tính cách mang bản sắc văn hóa của người Việt là thích ổn định và ngại thay đổi. Do ảnh hưởng của tư tưởng lại đổi mới đã dẫn đến tư tưởng chống đối, kéo bè, để cản trở việc thay đổi cơng nghệ chiến lược và văn hóa của doanh nghiệp. Thậm chí chính doanh nghiệp nhiều khi cũng khơng muốn thay đổi văn hóa của mình. Tư tưởng này có thể nói là vấn đề nghiêm trọng là vật cản không chỉ trong phát triển VHDN mà còn kéo lùi lịch sử phát triển của doanh nghiệp. Điều này địi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp đấu tranh lộ trình thay đổi hợp lý mới có thể thành cơng trong việc phát triển VHDN.

Ảnh hưởng của tư tưởng tôn sùng thứ bậc, tổ chức và thủ tiêu vai trò của cá nhân: Khi tổ chức đã quyết định và người lãnh đạo thơng qua có nhiệm vụ thực hiện họ không dám đi ngược lại ý kiến tập thể và quyết định của lãnh đạo. Điều này đã hình thành “văn hóa phục tùng” và tình trạng “cha chung khơng ai khóc” khiến cho người lao động khơng có tính chủ động sáng tạo trong cơng việc cũng như khó xử lý, khi có sai phạm xảy ra. Do vậy tư tưởng này sẽ gây ra bất lợi cho việc phát triển VHDN hiện nay.

Văn hóa từ q trình hội nhập

Trong nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế tham gia trong đó của các doanh nghiệp quốc tế thì cạnh tranh là ngun tắc có tính nền tảng của nền kinh tế.

Từ đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp phải luôn đổi mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây là yếu tố sống còn, là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có mặt trên thị trường giữ vị thế và phát triển. Tuy nhiên cũng trong nền kinh tế hội nhập đã làm nảy sinh những vấn đề là vật cản, tác động xấu đến VHDN như khơng ít người đã xa rời bản sắc dân tộc, bản sắc của tổ chức, thương mại hóa hoạt động kinh doanh chỉ nhằm lợi ích kinh tế, cũng như quan hệ con người không lấy chuẩn mực đạo đức làm trọng mà là đồng tiền đã chi phối tất cả.

Tuy vậy, nền kinh tế hội nhập cũng tạo ra cơ hội và điều kiện để doanh nghiệp đi đến hoàn thiện. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ mạnh mẽ, đã là cơ sở doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra sản phẩm đẹp, hấp dẫn, có chất lượng cao và sử dụng dịch vụ hoàn hảo; sự giao lưu quốc tế là điều kiện để mỗi cá nhân tổ chức nhìn nhận lại mình từ đó có biện pháp tự phấn đấu hay hồn thiện chính mình thơng qua việc học hỏi, rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác.

Do có sự giao lưu mọi mặt với thế giới mà mọi kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm hay cảm bí quyết kinh doanh cũng được truyền bá, phổ biến sâu rộng. Vì thế xã hội sẽ tạo ra nhiều chuyên gia, những lao động có tính chun nghiệp cao và hoạt động có hiệu quả. Đây là điều kiện để doanh nghiệp tuyển dụng thu hút nhiều nhân tài đặc biệt là các chun gia có trình độ cao đến từ nước ngồi. Bởi lẽ nhân sự của doanh nghiệp chính là yếu tố cốt lõi cho sự thành cơng của doanh nghiệp nói chung và sự phát triển của VHDN nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Công ty TNHH Cơ Khí và Xây Dựng Phù Linh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w