Nâng cao giải pháp phân loại tại nguồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 87 - 99)

Đẩy mạnh tiến độ thực hiện, tiến hành thí điểm tại một số xã, thị trấn dự án phân loại CTRSH tại nguồn sau đó cần nhanh chóng tổng hợp, rút kinh nghiệm và đưa vào hoạt động trên toàn huyện.

-Buộc người dân phải có trách nhiệm với CTR.

-Phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị thu gom rác.

-Bố trí thêm trạm phân loại dự phòng, thứ cấp khi số lượng chất thải rắn thu gom quá tải.

Chuyên gia và đơn vị tư vấn (kỹ thuật, tuyên truyền)

Ban quản lý chợ Tổ dân phố Lực lượng thu gom Đoàn viên thanh niên, đội dân phòng Hội phụ nữ phường Hội cựu chiến binh phườn Đoàn viên, công đoàn cơ quan, xí nghiệp Trườn g học các cấp Tiểu thương Hộ gia đình Khách sạn, nhà hàng lớn, siêu thị Cán bộ công nhân viên Hộ gia đình

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 83

Áp dụng hai hệ thống thu gom tách biệt: một hệ thống chuyên gom rác hữu cơ dễ phân hủy và một hệ chuyên thu gom các thành phần còn lại. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.

Đối với những nơi tiếp giáp sông, bến đò, bến sông cần tuyên truyền, tích cực thu gom tránh để người dân vứt rác xuống sông.

Đối với những tuyến đường phụ, xe cơ giới không vào được, cần trang bị thêm các xe đẩy tay có thể thu gom được hết lượng rác.

6.5. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế huyện Củ Chi đến năm 2020

Hiện nay có nhiều loại công nghệ để xử lý chất thải rắn, hiển nhiên là mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nào đó, đồng thời công nghệ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy, trong thực tế để làm tăng hiệu quả xử lý như mong muốn, người ta thường kết hợp nhiều công nghệ với nhau cùng một lúc.

Trên cơ sở những đặc điểm về điều kiện kinh tế – xã hội, hiện trạng và đặc điểm rác thải tại các huyện Củ Chi, kết hợp phân tích các phương pháp xử lý chất thải rắn tiêu biểu đã nêu ở những phần trên cùng với khối lượng và các thành phần chất thải rắn lớn được tính toán dự báo ở chương 5, quan điểm đặt ra là sử dụng công nghệ xử lý chất thải nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trong đó, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Để nghiên cứu xử lý CTR cho huyện Củ Chi, chúng tôi đã đề xuất công nghệ xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp chế biến phân vi sinh, thu hồi, tái chế phế liệu được xem là các giải pháp ưu tiên trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Củ Chi mà bộ phận thực hiện là nhà máy xử lý rác Phước Hiệp.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 84

Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ chôn lấp là phương án chính để áp dụng và thực hiện cho các khu xử lý rác thải ở các huyện Củ Chi hiện nay vì những ưu thế sau đây:

- Củ Chi có quỹ đất rất rộng (có khả năng mở rộng đối với các bãi chôn lấp hiện hữu) đủ đáp ứng nhu cầu xử lý CTR đến năm 2020.

- Xử lý được tất cả các loại CTR, kể cả các CTR mà những phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được.

- BCL sau khi đóng cửa có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: bãi đỗ xe, sân chơi, công viên…

- Thu hồi năng lượng từ khí gas.

- Không thể thiếu dù áp dụng bất kì phương pháp xử lý chất thải nào.

- Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới), trong khi các phương pháp khác phải được mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất nên tốn nhiều chi phí.

- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL thấp hơn so với những phương pháp xử lý rác khác.

Chôn lấp cũng là một phương pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ những yêu cầu về vệ sinh môi trường sẽ gây thêm nguồn ô nhiễm lớn cho môi trường. Vì lẽ đó, cần phải có những yêu cầu nghiêm ngặt khi tiến hành xử lý chôn lấp CTR.

Công nghệ chế biến phân compost là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải hữu cơ. Mặt khác, chế biến phân compost có thể giảm ô nhiễm không khí và giúp giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và góp phần làm sạch môi trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay chế biến phân compost từ chất thải hữu cơ chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta nói chung huyện Củ Chi nói riêng. Do thành phần dinh dưỡng trong phân compost làm từ rác sinh hoạt không cao nên sản phẩm không bán được giá cao, người dân vẫn chưa mặn mà với phân compost. Để phân compost đạt chất lượng tốt, việc phân loại rác tại nguồn là rất

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 85

quan trọng. Song trên thực tế, vấn đề PLRTN đang còn nhiều bất cập và chưa được triển khai một cách hiệu quả, vì vậynguyên liệu đầu vào để sản xuất có chất lượng kém, thường có lẫn nhiều vụn thủy tinh, kim loại và các tạp chất khác. Trong tương lai việc PLCTRTN được triển khai tốt thì có thể áp dụng công nghệ này để giảm thiểu một phần lớn lượng rác hữu cơ đưa đến bãi chôn lấp trên địa bàn huyện.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 86

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận

Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng là cửa ngõ Tây Bắc của thành phố, có diên tích lớn thứ hai toàn thành phố sau huyện Cần Giờ. Huyện giáp với tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Dương nên có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và du lịch… thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhiều cơ sở sản xuất, hoạt động kinh doanh khác không ngừng mọc lên, ngoài ra chính quyền thành phố thực hiện chính sách đưa các cơ sở sản xuất và một số ngành nghề trong khu vực nội thành về các huyện nội thành trong đó có huyện Củ Chi, cộng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho huyện Củ Chi có sự chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp, tiều thủ công nghiệp với số doanh nghiệp hiện tại là 2156 cơ sở. Với số lượng lớn các doanh nghiệp như vậy đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn người dân nơi đây, nâng cao mức sống của người dân so với trước rất nhiều. Ngoài những thuận lợi đem lại cho huyện còn có nhiều mặt tồn tại đó là phát sinh một lượng CTR trong quá trình sản xuất kinh doanh mua bán của người dân, lượng rác thải mỗi lúc một tăng lên đáng kể vì thế chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý kiểm soát tốt vấn đề rác thải tránh làm ảnh hưởng đến các hoạt động trên địa bàn huyện, từ khi thực hiện nghị quyết số 88/2008/QĐ- UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTRSH thông thường đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan, tạo diều kiện thuận lợi cho công tác quản lý CTRSH của huyện. Hiện tại huyện đang xây và triển khai dự án “phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn huyện Củ Chi” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH của huyện, tạo điều kiện tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn của huyện, thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý CTRĐT.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 87

7.2 Kiến nghị

Với hiện trạng hệ thống kỹ thuật, phương thức quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Củ Chi, dựa vào kết quả đạt được trong thời gian vừa qua từ đó có một số kiến nghị để đóng góp cho việc quản lý CTRSH trên địa bàn huyện thực hiện theo quyết định số 88/2008 để đạt được kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

-Tăng cường đấu tư lắp đặt các thùng rác ở những khu vực công cộng: chợ, bến xe, công viên…

-Tăng cường trang bị thêm các phương tiện chứa, chuyên chở đúng quy định vệ sinh tránh để hiện tượng rơi vãi, bốc mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

-Xây dựng thêm các điểm hẹn, trạm trung chuyển ở các tuyến đường thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển.

-Xây thêm các bô rác tại các chợ, mở rộng thêm diện tích các bô rác để tránh tình trạng quá tải tràn ra ngoài bô.

-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát lực lượng thu gom, có biện pháp xử lý kịp thời đối với các đơn vị thu gom không đúng lộ trình, lịch đã đăng kí

-Tăng cường kiểm tra giám sát các bô rác, trạm trung chuyển, các điểm hẹn tránh các lực lượng thu gom rác từ các quận huyện khác mang rác đổ vào.

-Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện công tác bảo vệ môi trường, không xã rác bừa bãi.

-Có chính sách hỗ trợ, giúp các đơn vị gặp khó khăn (hỗ trợ vốn, phương tiện…), công nhân vệ sinh môi trường như cải thiện mức lương, trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm…

-Trên đây là một số đóng góp cho công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Củ Chi, mong rằng giúp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH huyện.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Phước, giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM, 2009

2. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp, NXB Xây Dựng Hà Nội, 2004

3. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. Quản lý chất thải rắn, tập 1: chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng.

4. Tài liệu: Dự án đầu tư chương trình phân loại rác tại nguồn – huyện Củ Chi, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Củ Chi.

5. Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND thành phố về thu phí và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

6. http://thuvien247.net 7. http://wwwebook.edu.vn 8. http://wwwthuvienso.info

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 89 PHỤ LỤC

Người dân ra bỏ CTR khi xe đến thu gom

Hoạt động tiếp nhận rác tại các điểm hẹn

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 90

Các xe thu gom rác dân lập

Thu gom rác tại bô rác

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY

MỤC LỤC

—&–

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ... 1

1.1 Đặt vấn đề: ... 1

1.2 Mục tiêu của đề tài ... 2

1.3 Nội dung nghiên cứu ... 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu ... 3

1.4.1 Phương pháp luận ... 3

1.4.2 Phương pháp cụ thể ... 3

CHƯƠNG 2: ... 4

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI ... 4

2.1Các điền kiện tự nhiên: ... 5

2.1.1 Vị trí địa lý ... 5

2.1.2 Khái quát về môi trường tự nhiên: ... 5

2.2 Đặc điểm xã hội huyện Củ Chi ... 6

2.2.1 Dân số và đơn vị hành chính ... 7

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế ... 8

2.2.2.1 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ... 9

2.2.2.2 Sản xuất nông lâm nghiệp ... 10

2.2.3 Văn hóa xã hội ... 10

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ... 12

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN ... 12

3.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn ... 12

3.1.1 Đinh nghĩa về CTR ... 13

3.1.2 Các nguồn phát sinh CTR... 14

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY

3.1.3.1. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý ... 15

3.1.3.2. Phân loại theo quan điểm thông thường ... 16

3.1.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn ... 17 3.1.5 Thành phần của chất thải rắn ... 20 3.1.6 Tính chất của chất thải rắn ... 22 3.1.6.1 Tính chất vật lý ... 23 3.1.6.2 Thành phần hóa học ... 25 3.1.6.3 Thành phần sinh học ... 27

3.2 Các ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường sống ... 30

3.2.1 Tác động môi trường đất ... 30

3.2.2 Tác động môi trường không khí ... 31

3.2.3 Tác động của môi trường nước ... 31

3.2.4 Tác động đến sức khỏe con người ... 31

3.2.5 Tác động lên sinh cảnh, mỹ quan đô thị vùng ... 32

3.3 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn ... 32

3.3.1 Quản lý và phân loại rác tại nguồn ... 32

3.3.2 Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn ... 33

3.3.2.1 Quy hoạch thu gom chất thải rắn. ... 35

3.3.2.2 Các phương thức thu gom ... 36

3.3.2.3 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn ... 36

3.4 Sơ đồ hóa hệ thống thu gom ... 38

3.4.1 Sơ đồ tự vận hành với hệ thống xe thùng di động ... 39

3.4.2Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển ... 40

3.5 Các phương pháp tiêu hủy và xử lý chất thải rắn ... 41

3.5.1. Phương pháp cơ học ... 42

3.5.1.1. Phân loại ... 42

3.5.1.2 Nén ép ... 43

3.5.1.3. Tái sử dụng ... 43

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY

3.5.1.5 Thiêu đốt và xử lý khí thải của quá trình đốt ... 46

3.5.1.6. Chôn lấp rác hợp vệ sinh ... 47

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN CỦ CHI ... 49

4.1. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới... 49

4.2. Hiện trạng rác thải tại Việt Nam ... 50

4.2.1. Hiện trạng quản lý rác thải ở TP.HCM ... 50

4.2.2. Tại thủ đô Hà Nội ... 55

4.2.3. Tại thành phố Đà Nẵng ... 55

4.3. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Củ Chi ... 56

4.3.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn trên địa bàn huyện Củ Chi. ... 56

4.3.2 Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn CTR trên địa bàn huyện Củ Chi. ... 58

4.3.3 Đánh giá khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trên địa bàn huyện. ... 59

4.3.4 Hệ trạng thu gom, trung chuyển vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Củ Chi ... 60

4.3.4.1 Hệ thống thu gom ... 61

4.3.4.2 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển ... 62

4.3.5 Hệ trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi. ... 63

4.3.6. Công tác thu phí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi ... 64

4.3.6 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật – quản lý CTRSH huyện Củ Chi ... 66

4.3.6.1 Công tác quét dọn tại khu công cộng ... 66

4.3.6.2 Công tác thu gom CTR sinh hoạt từ hộ gia đình, cơ quan, trường học trên địa bàn huyện Củ Chi ... 66

CHƯƠNG 5: DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ... 67

5.1. Dự báo dân số huyện Củ Chi đến năm 2020 ... 67

5.1.1. Căn cứ dự báo ... 67

5.1.2. Dự đoán dân số (dựa vào tốc độ tăng dân số tự nhiên) ... 68

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2020 ... 72

6.1. Phân loại và lưu trữ chất thải rắn tại nguồn ... 72

6.2 hoạt động tái chế chất thải rắn ... 73

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý. ... 74

6.3.1. Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý rác tại huyện Củ Chi ... 74

6.3.1.1. Biện pháp hoàn thiện trong công tác thu gom ... 74

6.3.1.2. Biện pháp hoàn thiện trong công tác vận chuyển ... 75

6.3.1.3. Biện pháp hoàn thiện trong công tác trung chuyển ... 75

6.3.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ ... 75

6.3.2.1. Công cụ pháp lý ... 75

6.3.2.2. Công cụ kinh tế ... 76

6.3.2.3. Hỗ trợ cộng đồng ... 78

6.4. Nâng cao giải pháp phân loại tại nguồn ... 82

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 86

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)