Hệ trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 67 - 69)

Sau khi có quyết định số 88/2008 QĐ-UBND thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường, nhà nước quản lý hoạt động của các đơn vị thu gom và việc thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường . Hiện nay, huyện đã cơ bản định hình bộ máy thu và quyết đoán từ huyện đến xã thông qua việc sử dụng bộ máy hiện có của các phòng ban cũng như bộ phận kế toán ngân sách xã, thị trấn, đồng thời UBND các xã, thị trấn cũng trực tiếp quản lý các đơn vị thu gom rác.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 63

Ủy ban nhân dân huyện đã lập kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện phân công cho từng ban ngành chụ thể và 20 xã, thị trấn cũng có kế hoạch tổ chức triển khai cho từng địa bàn cơ sở ấp, khu phố và tổ nhân dân… Song song đó mặt trận tổ quốc và các tổ chức toàn thể huyện cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân đăng kí thu gom rác nhằm giữ gìn môi trường sống trong cộng đồng dân cư và góp phần thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Công tác thực hiện thông qua đài truyền thông huyện, đài truyền thông 20 xã, thị trấn cũng được chú trọng, đã thự hiện 127 mẫu in , 90 bài viết và trên 100 mẫu chuyện lòng ghép vào câu chuyện xóm làng nhằm tuyên truyền cho người dân chấp hành theo quyết định số 88/2008 QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND Tp.HCM về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom rác từng bước được cũng cố và tăng cường lực lượng thu gom ở huyện chỉ có một tổ chức là Công Ty TNHH MTV DVCI và 62 cá nhân hoạt động độc lập thực hiện thu gom rác trên địa bàn huyện . Qua tổ chức thực hiện quyết định số 88/2008/QĐ-UBND và có sự phân công sắp xếp lại các cá nhân thu gom rác, đến nay đã có 3 tổ chức (Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích và 2 đơn vị tư nhân) và 17 tổ rác dân lập với 40 thành viên hoạt động theo sự điều phối của ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện dịch cụ cung ứng thu gom trên địa bàn toàn huyện.

Sau hơn một năm tháng triển khai thực hiện quyết định số 88/2008/QĐ- UBND ngày 20/12/2008 của ủy ban nhân dân Thành Phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường đã gắt hái được những kết quả.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 64

-Tổ chức thu phí theo quy định: UBND xã Phạm Văn Cội trực tiếp tổ chức bộ phận thu phí, UBND 19 xã và thị trấn còn lại ủy quyền cho cá nhân và tổ chức khác thu phí.

-Với quyết tâm cao, kết hợp với việc nổ lực vận động, ngày càng nhiều người dân đăng kí thu gom rác sinh hoạt, đã tạo được lòng tin nơi công nhân hành nghề thu gom rác dân lập đã chuyển từ trạng thái còn dè dặt sang hợp tác, phân bố lại địa bàn hợp lý hơn vì vậy đến nay mạng lưới thu gom đã được tổ chức khắp 20 xã và 1 thị trấn với lực lượng đã được củng cố sắp xếp lại gồm 3 tổ chức và 17 tổ thu gom rác dân lập hoạt động thông qua sự giám sát trực tiếp về mặt nhà nước của chính quyền địa phương xã, thị trấn.

-Chủ nguồn thải đăng kí cung ứng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009 sau quá trình tổ chức tuyên truyền vận động thuyết phục, chủ nguốn thải tổ chức, cá nhân không ngừng tăng lên. Cụ thể chủ nguồn thải là tổ chức 133 đơn vị lên 605 đơn vị chiếm 75% số đơn vị (Tổ Chức) hiện có trên địa bàn, đến nay chủ nguồn thải là hộ dân cũng tăng từ 9033 hộ lên 42251 hộ chiếm 51% số hộ hiện có trên địa bàn là 82946 hộ, so với thời điểm bắt đầu triển khai quyết định số 88 của UBND Thành phố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 67 - 69)