Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 61 - 99)

4.3.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất chất thải rắn trên địa bàn huyện Củ Chi. Củ Chi.

v Nguồn phát sinh.

Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở huyện Củ Chi rất đa dạng, bao gồm tất cả các nguồn thải ngoại trừ chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu là:

§ Khu dân cư

§ Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, chợ…)

§ Cơ quan công sở (trường học, bệnh viện…)

§ Khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng

§ Khu công cộng (công viên, khu du lịch…)

§ Nhà máy xử lý nước thải

§ Công nghiệp

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 57

v Thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi

Theo số liệu thống kê của công ty TNHH MTV DVCI huyện Củ Chi, trong năm 2010 tổng khối lượng CTRSH thu gom hiện tại hang ngày trên địa bàn huyện là 115tấn/ngày (tương ứng khoảng 41975 tấn/năm). Nếu ước tính khối lượng CTRSH phát sinh thực tế trên địa bàn huyện Củ Chi theo dân số (349772 người) và mức phát sinh rác bình quân của mỗi người là 0,67kg/người.ngày (theo chiến lược quản lý chất lượng môi trường TP.HCM đến năm 2020) thì tổng lượng chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện sẽ là 234.34 tấn/ngày. Như vậy, với tổng lượng CTRSH thu gom hiện nay khoảng 115 tấn/ngày tỷ lệ thu gom rác tính hiện nay chỉ đạt khoảng 50% tổng lượng rác phát sinh.

(theo chuyên đề quy hoạch quản lý CTR và CTNH thuộc đề tài Nghiên Cứu Xây

Dựng Môi Trường Phục Vụ Phát Triển KT-XH Huyện Củ Chi đến năm 2010)

Bảng 4.1: thành phần và tính chất thường thấy của CTR sinh hoạt

Thành phần

Tính chất

% trọng lượng % độ ẩm Trọng lượng riêng

(kg/m3) KGT TB KGT TB KGT TB Chất thải thực phẩm 6-25 15 50-80 70 128-80 228 Giấy 25.45 40 4-10 6 32-128 81,6 Carton 3-15 4 4-8 5 38-80 49,6 Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32-128 64 Vải vụn 0-4 2 6-15 10 32-96 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-192 128 Da vụn 0-2 0,5 8-12 10 96-256 160 Sản phẩm vườn 0-20 12 30-80 60 84-224 104

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 58

Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-20 240 Thủy tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193,6

Đồ hộp 2-8 6 2-4 3 48-160 88 Kim loại màu 0-1 1 2-4 2 64-240 160

Kim loại đen 1-4 2 2-6 3 128-1120 320 Bụi, tro, gạch 0-10 4 6-12 8 320-960 480 TỔNG HỢP 10 15-40 20 180-420 300

Nguồn: Solid waste, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo, 1997

Chú thích: KGT – Khoảng giá trị; TB – Trung bình

3.2 Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn CTR trên địa bàn huyện Củ Chi.

Dự án phân loại tại nguồn được thực hiện trên phạm vi huyện Củ Chi, dự án tập trung vào công tác phân loại CTR tại nguồn, thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện . Đơn vị thực hiện do công ty TNHH MTV DVCI thực hiện với sự tư vấn của trung tâm nghiên cứu Ứng Dụng về Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường. Dự án dự kiến được triển khai thành 3 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: tập huấn, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cộng đồng về phân loại chất thải rắn tại nguồn . Thời gian thực hiện 2011.

-Giai đoạn 2: triển khai thực hiện dự án ở một số xã thí điểm. Thời gian thực hiện vào năm 2011-2012.

-Giai đoạn 3: thu thập số liệu tổng kết và đánh giá kết quả của giai đoạn thí điểm nhằm tiếp tục triển khai trên toàn huyện. Thời gian dự kiến thực hiện cho đến năm 2020.

Theo đó chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan chức năng hướng dẫn người dân phân loại bằng hai cách:

-Đối với CTRSH hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm thừa, rau củ quả…) được phân loại trong túi màu xanh và thùng nhựa màu xanh.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 59

-Đối với CTRSH còn lại chứa trong túi và thùng màu xám

Tại các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, trường học, công sở và văn phòng làm việc, tại cơ sở kinh doanh, công ty sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ quan y tế tất cả đều được bố trí hai thùng chứa và túi chứa như trên.

Riêng tại khu vực chợ thì CTRSH do chủ yếu là rau, rủ, quả nên chất thải rắn được thu gom chung và đợi đội thu gom đến lấy đi.

Tại nhà hàng, khách sạn, quán ăn yêu cầu đầu tư thêm thùng chứa và túi chứa màu nâu dùng để chứa giấy. Túi chứa và thùng chứa màu xanh da trời chứa nylon.

4.3.3 Đánh giá khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trên địa bàn huyện.

Các hộ dân, cơ quan thường thu hồi phế liệu có khả năng tái chế từ rác thải trước khi đơn vị thu gom đến lấy rác và bán cho một số cơ sở thu mua phế liệu trên địa bàn huyện. Tuy nhiên còn một lượng nhỏ do công nhân thu gom rác thu hồi nhưng không đáng kể.

Kể từ năm 2004, huyện không thực hiện việc chôn lấp rác như trước đây mà chuyển tất cả cho Công Ty Môi Trường Đô Thị Thành Phố thực hiện, rác được chôn tại Khu Liên Hợp Xử Lý CTR Tây Bắc.

Tại nhà máy xử lý rác Phước Hiệp CTR thu gom, phân loại dùng cho hai mục đích sau:

- Làm phân sinh học (ủ phân compost đối với các thành phần CTRSH thu gom để phân hủy sinh học)

- Tái chế các thành phần chất thải rắn có thể tái chế (tạo sản phẩm nhựa PE, các sản phẩm khác).

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 60

Phần còn lại không dùng cho mục đích tái chế, làm phân sinh học sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp Phước Hiệp. Bãi chôn lấp này có diện tích trên 22,8 ha, công suất xử lý rác trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày, được xây dựng với tổng kinh phí trên 197 tỷ đồng. Công nghệ xử lý của bãi rác này là công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai.

4.3.4 Hệ trạng thu gom, trung chuyển vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Củ Chi huyện Củ Chi

4.3.4.1 Hệ thống thu gom

Quy trình thu gom bằng xe đẩy tay, xe cơ giới (xe tải 2,5 tấn) về các điểm hẹn (2 xe ép 10 tấn).

SƠ ĐỒ 4.1: Hệ thống thu gom CTRSH tại huyện Củ Chi

Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp Nguồn Thải Xe 2,5 tấn Xe ép 10 tấn Điểm tập kết Xe đẩy tay Xe 2,5 – 5 tấn

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 61

Phương tiện thu gom xe cơ giới loại xe tải 2,5 tấn (3 chiếc) và loại xe tải 5 tấn (1 chiếc). Mỗi xe hoạt động 3 chuyến/ngày, cự ly trung bình khoảng 12,27km/chuyến. Thời gian thực hiện mỗi chuyến thu gom khoảng từ 3-4 giờ với số vòng quay từ 2-3 chuyến trong ngày.

Ø Rác từ hộ gia đình: hầu hết tại các hộ dân được thu gom bằng xe tải 2,5 tấn sau đó tập trung về các điểm hẹn.

Ø Rác đường phố và các khu công cộng: được quét dọn và thu gom bởi đội vệ sinh của công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích huyện. Rác được thu gom bằng xe đẩy tay, sau đó tập trung về các điểm hẹn dọc các đường phố hoặc chuyển về trạm trung chuyển tại xã tân An Hội

Ø Rác chợ: được công nhân vệ sinh thu gom, tập trung tại một điểm (bô rác chợ) trong khu vực chợ, chờ thu gom và chuyển đi.

Các tuyến thu gom rác hiện tại của đội vệ sinh Công Ty TNHH MTV DVCI huyện như sau:

Thời gian thu gom vào buổi chiều (sau 12h trưa), điểm hẹn là 2 xe ép rác kín loại 10 tấn, tập kết tại trạm trung chuyển tại xã Tân An Hội.

Bảng 4.2: Các tuyến thu gom rác hiện tại của Đội Vệ Sinh Công Ty TNHH MTV DVCI

Tuyến 1

Chợ xã Phước Thạnh Chợ Thị Trấn Củ Chi Cầu Vượt Củ Chi

Trạm Trung Chuyển bãi chôn lấp xã Phước Hiệp

Tuyến 2 Trạm trung chuyển (xã Tân An Hội) Bãi chôn lấp xã Phước Hiệp

Tuyến 3

Chợ Chiều xã Tân Phú Trung Chợ sang xã Tân Phú Trung Chợ xã Tân Thông Hội Cầu vượt Củ Chi Trạm trung

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 62

Tuyến 4

Chợ Sáng xã Tân Thạnh Đông Chợ chiều xã Tân Thạnh Đông Ngã tư Tân Qui Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp

xã Phước Hiệp

Tuyến 5

Chợ xã Bình Mỹ Chợ Hòa Phú Ngã 3 Trung An Chợ Xã Trung An Ngã 3 Trung An Chợ Samyang

Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp xã Phước Hiệp

Tuyến 6

Chợ Phạm Văn Cội Đường Bàu Lách Tỉnh lộ 15 Chợ xã Phú Hòa Đông Đường Nguyễn Thị Nê Đường Cây Bài Tỉnh Lộ 8 Cầu vượt Củ Chi Bãi chôn lấp xã Phước

Hiệp

Tuyến 7

Chợ xã An Phú Chợ xã An Nhơn Tây Chợ Lô 6 Chợ Xã Trung Lập Thượng Cầu Vượt Củ Chi Bãi Chôn Lấp

xã Phước Hiệp

Nguồn: UBND huyện Củ Chi 2010

4.3.4.2 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển

Vận chuyển rác được thực hiện bởi công ty DVCI huyện . Lộ trình vận chuyển từ các điểm hẹn (sáng và chiều) đến khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc. Thiết bị vận chuyển hiện tại của huyện là 3 xe ép( gồm 2 xe ép kín loại 10 tấn và 1 xe ép kín loại 7 tấn) và 7 xe tải (gồm 5 xe loại 2,5 tấn và 2 xe loại 3 tấn).

4.3.5 Hệ trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi.

Sau khi có quyết định số 88/2008 QĐ-UBND thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường, nhà nước quản lý hoạt động của các đơn vị thu gom và việc thu phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường . Hiện nay, huyện đã cơ bản định hình bộ máy thu và quyết đoán từ huyện đến xã thông qua việc sử dụng bộ máy hiện có của các phòng ban cũng như bộ phận kế toán ngân sách xã, thị trấn, đồng thời UBND các xã, thị trấn cũng trực tiếp quản lý các đơn vị thu gom rác.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 63

Ủy ban nhân dân huyện đã lập kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện phân công cho từng ban ngành chụ thể và 20 xã, thị trấn cũng có kế hoạch tổ chức triển khai cho từng địa bàn cơ sở ấp, khu phố và tổ nhân dân… Song song đó mặt trận tổ quốc và các tổ chức toàn thể huyện cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân đăng kí thu gom rác nhằm giữ gìn môi trường sống trong cộng đồng dân cư và góp phần thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Công tác thực hiện thông qua đài truyền thông huyện, đài truyền thông 20 xã, thị trấn cũng được chú trọng, đã thự hiện 127 mẫu in , 90 bài viết và trên 100 mẫu chuyện lòng ghép vào câu chuyện xóm làng nhằm tuyên truyền cho người dân chấp hành theo quyết định số 88/2008 QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND Tp.HCM về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom rác từng bước được cũng cố và tăng cường lực lượng thu gom ở huyện chỉ có một tổ chức là Công Ty TNHH MTV DVCI và 62 cá nhân hoạt động độc lập thực hiện thu gom rác trên địa bàn huyện . Qua tổ chức thực hiện quyết định số 88/2008/QĐ-UBND và có sự phân công sắp xếp lại các cá nhân thu gom rác, đến nay đã có 3 tổ chức (Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích và 2 đơn vị tư nhân) và 17 tổ rác dân lập với 40 thành viên hoạt động theo sự điều phối của ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện dịch cụ cung ứng thu gom trên địa bàn toàn huyện.

Sau hơn một năm tháng triển khai thực hiện quyết định số 88/2008/QĐ- UBND ngày 20/12/2008 của ủy ban nhân dân Thành Phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường đã gắt hái được những kết quả.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 64

-Tổ chức thu phí theo quy định: UBND xã Phạm Văn Cội trực tiếp tổ chức bộ phận thu phí, UBND 19 xã và thị trấn còn lại ủy quyền cho cá nhân và tổ chức khác thu phí.

-Với quyết tâm cao, kết hợp với việc nổ lực vận động, ngày càng nhiều người dân đăng kí thu gom rác sinh hoạt, đã tạo được lòng tin nơi công nhân hành nghề thu gom rác dân lập đã chuyển từ trạng thái còn dè dặt sang hợp tác, phân bố lại địa bàn hợp lý hơn vì vậy đến nay mạng lưới thu gom đã được tổ chức khắp 20 xã và 1 thị trấn với lực lượng đã được củng cố sắp xếp lại gồm 3 tổ chức và 17 tổ thu gom rác dân lập hoạt động thông qua sự giám sát trực tiếp về mặt nhà nước của chính quyền địa phương xã, thị trấn.

-Chủ nguồn thải đăng kí cung ứng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009 sau quá trình tổ chức tuyên truyền vận động thuyết phục, chủ nguốn thải tổ chức, cá nhân không ngừng tăng lên. Cụ thể chủ nguồn thải là tổ chức 133 đơn vị lên 605 đơn vị chiếm 75% số đơn vị (Tổ Chức) hiện có trên địa bàn, đến nay chủ nguồn thải là hộ dân cũng tăng từ 9033 hộ lên 42251 hộ chiếm 51% số hộ hiện có trên địa bàn là 82946 hộ, so với thời điểm bắt đầu triển khai quyết định số 88 của UBND Thành phố.

4.3.6. Công tác thu phí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Củ Chi

Thực hiện quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND Thành phố về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn, đến nay đã thực hiện đăng kí hợp đồng thu gom rác là 42251 hộ/82.946 hộ dân của huyện, chiếm 51% trên tổng số hộ dân của toàn huyện.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 65

Bảng 4.3: Mức phí đối với hộ dân

Đối tượng ngoài hộ dân Mức phí Nhóm 1

- Các quán ăn uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép kinh

doanh

- Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Thư viện, trường học - Cơ quan hành chính sự nghiệp có

khối lượng phát thải < 250kg/tháng

60.000 (đồng/cơ sở/tháng)

Nhóm 2

- Các quán ăn uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép kinh

doanh

- Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Thư viện, trường học - Cơ quan hành chính sự nghiệp có

khối lượng phát thải > 250 kg/tháng và 420 kg/tháng

110000 (đồng/cơ sở/tháng)

- Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày - Nhà hàng, khách sạn, thương

nghiệp lớn

- Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui chơi, công

176800 (đồng/m3/tháng) Quy đổi 1m3 = 420kg rác

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 66

trình xây dựng…

Nguồn: Trích quyết định số 88/2008/QĐ-UBND

Bảng 4.4: Mức phí thu gom đối với hộ gia đình

Đối tượng Mức phí (đồng/tháng) Vùng ngoại thành

(huyện Củ Chi)

Mặt tiền 15000

Trong hẻm 10000

Nguồn: Trích quyết định số 88/2008/QĐ-UBND

4.3.6 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật – quản lý CTRSH huyện Củ Chi 4.3.6.1 Công tác quét dọn tại khu công cộng 4.3.6.1 Công tác quét dọn tại khu công cộng

Rác chợ được thu gom và chứa tạm tại các bô rác chợ và chờ đơn vị thu gom đến lấy rác. Hiện tại công ty TNHH MTV dịch vụ công ích huyện đã thực hiện thu gom tại 14 chợ trên địa bàn huyện.

4.3.6.2 Công tác thu gom CTR sinh hoạt từ hộ gia đình, cơ quan, trường học trên địa bàn huyện Củ Chi trên địa bàn huyện Củ Chi

Theo số liệu điều tra khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Củ Chi, chất thải rắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 61 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)