Công tác thu gom CTR sinh hoạt từ hộ gia đình, cơ quan, trường học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 71 - 99)

trên địa bàn huyện Củ Chi

Theo số liệu điều tra khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Củ Chi, chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình được cho vào các túi nylon hoặc cần xé, xọt tre và đặt ở trước nhà để công nhân thu gom đến lấy rác.

CTRSH của các cơ quan, trường học thường được chứa trong các thùng 240lít, 50lít. Riêng đối với hộ dân có đất vườn rộng không thuận lợi cho việc người thu gom vào nhà lấy rác. Họ thường xử lý trong vườn hoặc đốt.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 67

Các thành phần rác có khả năng tái chế, mang lại hiệu quả kinh tế như lon bia, kim loại, nhựa thường rất ít do người dân tự thu hồi và bán phế liệu (ve chai). Các thành phần còn lại, bao gồm thực phẩm dư thừa và các thành phần khác đều được chứa chung với nhau trong các túi nylon hoặc cần xé, xọt tre sau đó đơn vị thu gom rác sẽ đến lấy.

Tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, hầu hết các phế liệu từ các cũng đã được thu hồi, phần còn lại được chứa trong các thùng chứa lớn hoặc trong kho, trước cơ sở chờ đơn vị thu gom đến lấy rác.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 68

CHƯƠNG 5: DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN 5.1. Dự báo dân số huyện Củ Chi đến năm 2020

5.1.1. Căn cứ dự báo

Theo thống kê điều tra:

- CTR sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm 59,8%. - CTR từ các chợ chiếm 28,9%.

- CTR đường phố chiếm 6,4%.

- 4,9% còn lại là CTR từ công sở, trường học, cơ quan, nhà hàng…

Dự báo tổng khối lượng CTR phát sinh trong tương lai của một khu vực mà cụ thể là huyện Củ Chi là một vấn đề cấn thiết và quan trọng để có kế hoạch đấu tư cho việc thu gom, vận chuyển CTR một cách hiệu quả và hợp lý.

5.1.2. Dự đoán dân số (dựa vào tốc độ tăng dân số tự nhiên)

Dân số năm 2010 của Huyện Củ Chi là 349772 (theo chiến lược quản lý chất lượng môi trường TPHCM đến năm 2020)

- Phương pháp: dựa vào tốc độ gia tăng dân số tự nhiên

- Phương trình biểu diễn gia tăng dân số tự nhiên

N = No (1+r)n

Trong đó:

v N : dân số của năm cần tính.

v No : dân số của năm cần tính lấy làm gốc.

v r : tỷ lệ gia tăng dân số.

v n : hiệu số giữa năm cần tính và năm lấy làm gốc.

Ta có dân số Huyện Củ Chi năm 2009 là 349772 người và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện là 2 % năm.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 69

Bảng 5.1: Dự báo tốc độ phát sinh dân số

Năm Tốc độ tăng dân số Dân số

2010 0.02 349772 2011 0.02 356767 2012 0.02 363902 2013 0.02 371180 2014 0.02 378604 2015 0.02 386176 2016 0.02 393900 2017 0.02 401778 2018 0.02 409813 2019 0.02 418009 2020 0.02 426370

5.2 Dự báo khối lượng CTR của huyện Củ Chi đến năm 2020

Phương pháp dự báo theo số dân và tỷ lệ gia tăng dân số

Theo phương pháp này căn cứ trên số dân của huyện Củ Chi hiện tại kết hợp với mô hình toán học để dự báo dân số trong những năm tiếp theo, từ đó có thể tính được tổng lượng CTR phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của huyện.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 70

- Khối lượng CTR (tấn/ngày) = [tốc độ thải CTR (kg/người/ngày)*dân số trong năm(người)]/1000

- Theo thống kê thì mỗi ngày mỗi người thải ra 0.8kg rác

- Theo số liệu thống kê trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thì hiện nay mỗi người phát thải khoảng 0,5 – 1,2 kg rác/ngày. Trên cơ sở đó, báo cáo áp dụng hệ số phát thải trung bình để ước tính khối lượng rác sinh hoạt phát thải trên địa bàn huyện là 0,8kg rác/ngày.

- Trong đó CTRHC chiếm 79.17% và CTRVC chiếm 20.83% - Giả sử CTR được thu gom hoàn toàn

Bảng 5.2: Bảng dự báo tốc độ phát sinh rác thải

Năm Dân số Khối lượng CTR phát sinh trong 1 ngày kg/ngày Khối lượng CTR phát sinh trong 1 năm (tấn) 2010 349772 279818 102133 2011 356767 285414 104176 2012 363902 291122 106259 2013 371180 296944 108384 2014 378604 302883 110552 2015 386176 308941 112763 2016 393900 315120 115018 2017 401778 312422 114034

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 71

2018 409813 327850 119665

2019 418009 334407 122058

2020 426370 341096 124500

Nhận xét:

Theo kết quả tính dự báo về khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2020 ở bảng 5.2 trên thì có thể thấy khối lượng CTR đô thị phát sinh sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2010 đến năm 2020, cụ thể từ 102133 tấn/năm năm 2010 lên 112763 tấn/năm năm 2015 và 124500 tấn/năm năm 2020, tăng 1,22 lần trong 10 năm.

Nhìn chung, các kết quả tính toán khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện có tính chất ước tính và dự báo nhằm xác định tương đối quy mô quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Củ Chi.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 72

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2020 6.1. Phân loại và lưu trữ chất thải rắn tại nguồn

Thực hiện Quyết định về quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Củ Chi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND, đến năm 2015 thu gom trên 95% chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch; thu gom và xử lý trên 95% CTNH và 100% chất thải y tế; phấn đấu 50% hộ gia đình, 100% doanh nghiệp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 50% các tuyến đường trong đô thị có trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt, 80% khu vực công cộng có thùng chứa chất thải rắn; đến năm 2020 phấn đấu 70% hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 70% các tuyến đường trong đô thị có trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt, 90% khu vực công cộng có thùng chứa chất thải rắn.

Mục tiêu phân loại rác tại nguồn

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giảm các tác động đến môi trường, giảm ngân sách hàng năm chi cho công tác xử lý chất thải rắn đô thị và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là một biện pháp hiệu quả giải quyết được 3 vấn đề : kinh tế, môi trường và xã hội trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị và mang lại rất nhiều lợi ích:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng đối với cộng đồng.

- Môi trường sống ngày càng được cải thiện do giảm tác động của công tác chôn lấp chất thải rắn (giảm mùi hôi, khí độc, giảm lượng nước rỉ rác từ quá trình chôn lấp chất thải rắn).

- Thu hồi giá trị kinh tế từ chất thải rắn sinh hoạt: phần có thể phân hủy dùng để sản xuất phân compost, phần không thể phân hủy có thể tái sinh tái chế. Tiến tới thúc

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 73

đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế: phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp, ngành tái sinh tái chế.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào việc xử lý chất thải rắn, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn.

- Giảm chi phí cho công tác xử lý, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp.

- Cải thiện môi trường sống, nâng cao phát triển kinh tế góp phần thực hiện định hướng phát triển bền vững của quốc gia.

- Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn đô thị.

- Góp phần giảm lượng chất thải rắn đưa đến bãi chôn lấp.

- Hoàn thiện hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Củ Chi.

6.2 hoạt động tái chế chất thải rắn

Hiện nay, trên địa bàn huyện Củ Chi chưa tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn nên việc tái chế và tái sử dụng chất thải rắn gặp nhiều khó khăn. Các nguyên liệu có thể tái chế lẫn trong rác thải sinh hoạt được những người thu gom rác nhặt lại và bán cho các vựa ve chai. Hoạt động này mang lại lợi ích kinh tế khá cao và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động, góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý. Vấn đề tồn tại lớn nhất là ô nhiễm môi trường tại các cơ sở thu gom, phân loại và tái chế do vốn đầu tư nhỏ, công nghệ lạc hậu, điều này ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người tái chế cũng như người dân khu vực xung quanh. Các cơ sở tái chế nằm trong khu dân cư và phân tán gây khó khăn cho công tác giám sát quá trình tái chế trên địa bàn huyện Củ Chi

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 74

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý.

6.3.1. Các biện pháp hoàn thiện việc quản lý rác tại huyện Củ Chi 6.3.1.1. Biện pháp hoàn thiện trong công tác thu gom 6.3.1.1. Biện pháp hoàn thiện trong công tác thu gom

Việc mở rộng thêm nhiều tuyến đường dẫn đến lương nhân sự phải dàn mỏng hoặc làm nhiều giờ mới đảm trách hết công việc. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và chất lượng vệ sinh. Vì vậy, công ty phải tăng thêm lương công nhân tỷ lệ thuận với tuyến đường mới được mở.

Dân số ngày càng làm cho lượng rác phát sinh ngày càng nhiều do đó phải đầu tư thêm phương tiện thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom và vận chuyển.

Cải tiến phương tiện thu gom giữa hai lực lượng của ngành vệ sinh và vệ sinh dân lập sao cho đồng bộ nhằm tránh tình trạng rác bừa bãi trên đường phố sau khi công nhân thu gom. Hơn nữa là phải giải quyết quản lý toàn bộ hệ thống làm rác dân lập cho hợp lý hơn vì đại đa số lượng này kém về trình độ văn hóa, quen nếp sống tự do, ý thức kỷ luật kém, phương tiện thô sơ nên gây khó khăn trong việc đưa họ vào nề nếp.

Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý rác phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại để từ đó được trang bị bảo hộ lao động, có chế độ tiền lương, phụ cấp thích hợp.

6.3.1.2. Biện pháp hoàn thiện trong công tác vận chuyển

Khi xã hội phát triển, việc thay đổi công nghệ vận chuyển, thu gom của ngành vệ sinh cho phù hợp với xu thế đất nước là điều tất yếu. Vì nó giúp giảm bớt nhiều công đoạn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, rác không còn rơi rớt trên đường khi vận chuyển do đó đường phố sạch đẹp hơn, tạo vẻ mỹ quan cho các điểm hẹn.

Trang bị máy móc, dụng cụ cho việc lấy rác sao cho nhanh chóng, mỗi xe dừng ở mỗi trạm không quá 15 phút để không gây kẹt xe ở điểm hẹn, tiết kiệm

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 75

nhiên liệu, xóa tình trạng xe ba gác sắp hàng chờ xe ép nhờ vậy giờ công lao động của công nhân tăng lên.

Giảm các điểm thu nhận rác và bố trí thùng đựng rác thải dài trên các tuyến đường sẽ làm giảm lượng xe thô sơ tập trung vào giờ cao điểm gây ách tắc giao thông.

Khép kín qui trình vận chuyển: từ các xe thu gom đưa vào xe ép rồi đi thẳng ra bãi đổ không qua trạm trung chuyển. Như vậy sẽ không còn xe ben vận chuyển rác trên đường phố nên hạn chế được bụi và hôi thối làm ô nhiễm môi trường.

6.3.1.3. Biện pháp hoàn thiện trong công tác trung chuyển

Phun xịt thường xuyên và có phương pháp giám sát việc phun xịt và chế phẩm khử mùi và diệt côn trùng.

Điều chỉnh lại thời gian vận chuyển rác từ bô đi bãi chôn lấp để tránh kẹt xe ngay cửa

6.3.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ 6.3.2.1. Công cụ pháp lý 6.3.2.1. Công cụ pháp lý

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định của Chính phủ đã quy định việc thực hiện PLCTRTN, việc tổ chức triển khai luật như thế nào cho hợp lý và đúng theo luật quy định là tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. Do đó, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để hướng dẫn cách thức PLCTRTN và hướng dẫn tổ chức thực hiện cũng như có những chính sách hỗ trợ phù hợp và đồng bộ với nhiệm vụ PLCTRTN là một trong những vấn đề đáp ứng trước tiên.

Để thực hiện tốt chương trình PLCTRTN trước tiên cần thống nhất về mặt chủ trương, chính sách đầu tư và phương án đầu tư. Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai nhiệm vụ. Trên cơ sở những định hướng chiến lược quản lý chất thải rắn quốc gia, vùng và địa phương trong

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 76

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đến nay, chủ trương và chính sách đầu tư cho chương trình phân loại CTR tại nguồn trên địa huyện Củ Chi phải được thống nhất của cấp lãnh đạo của Ủy ban huyện Củ Chi.

Các văn bản cần xây dựng để phục vụ thực hiện nhiệm vụ PLCTRTN :

- Quy định tổ chức thực hiện PLCTRTN trên địa bàn huyện Củ Chi. Trong Quy định này phải hướng dẫn rõ cách thực hiện PLCTRTN, quy định rõ cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng liên quan.

- Chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải.

6.3.2.2. Công cụ kinh tế

v Hệ thống ký quỹ hoàn chi

Ký quỹ hoàn chi là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra được một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất loại bỏ sau khi sử dụng.

Ký quỹ hoàn chi có nghĩa là người sử dụng sau khi mua sản phẩm phải chi trả thêm một khoản tiền thế chân cho bao bì sản phẩm, nếu sau khi sử dụng sản phẩm mà người tiêu dùng đem trả lại bao bì cho người bán hoặc một tổ chức nào đó chịu trách nhiệm thu hồi các sản phẩm sau khi sử dụng thì số tiền thế chân đó được hoàn trả lại. Số tiền có được từ việc người tiêu dùng không hoàn lại sản phẩm sẽ được chi dùng cho công tác thug om vận chuyển và xử lý chất thải.

Hiện tại có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn chi này cho các sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, đồ uống, bình ăcquy xe gắn máy, các sản phẩm có bao bì đóng gói lớn như bao xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 77

v Phí sản phẩm

Phí sản phẩm được đánh vào các sản phẩm mà sau khi sử dụng sẽ sinh ra chất thải mà không trả lại được. Chúng được áp dụng để hỗ trợ cho sự thành công của hệ thống ký quỹ hoàn chi.

Phí sản phẩm sẽ được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, lốp xe, nguyên vật liệu. Một hình thức thu phí tương tự đã được áp dụng ở nước ta là thu phí giao thông, được thực hiện bằng cách định giá bán xăng trong đó có cộng thêm khoản lệ phí giao thông.

Các phí sản phẩm sẽ được sử dụng cho các chương trình được vạch ra để đối phó với các hoạt động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể.

v Các khoản trợ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 71 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)