UBND thành phố là cơ quan quản lý nhà nước có vai trò rất lớn trong công tác quản lý môi trường của thành phố. UBND thành phố ban hành theo thẩm quyền của văn bản pháp luật môi trường của thành phố, cụ thể l1 quy định pháp luật về quản lý và xả rác.
Sở Giao thông – Công chính giữ vai trò quan trọng là cơ quan trực tiếp tham gia quản lý rác thải của thành phố. Sở Giao thông Công ty MTĐT ký hợp đồng bao thầu khi cơ sở có đủ điều kiện. Sở Giao thông – Công chính đóng vai trò chủ quản kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường soạn thảo hướng dẫn các công trình công nghệ chuyên ngành về vệ sinh môi trường. Công ty MTĐT thành phố Đà Nẵng là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh mội trường thành phố theo chức trách được Sở Giao thông – Công chính giao.
Tổng thải lượng CTR của thành phố Đà Nẵng ước khoảng 230.000 – 250.000 tấn/năm, chỉ bằng 1/10 – 3/10 so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao: 77,23% tổng lượng rác thải của thành phố, rác thải xây dựng chiếm 5,37%, rác thải công nghiệp chiếm 2,98%, rác thải y tế 0,75%, và chất thải rắn nguy hại 0,45%. Các tỷ lệ này cho thấy rác thải ở Đà Nẵng bao gồm chủ yếu là rác thải hữu cơ và có rất ít chất thải nguy hại.
SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 56
Tỷ lệ phát sinh rác thải tính theo đầu người ở Đà Nẵng thay đổi từ 0,7 – 0,9 kg/người/ngày, xấp xỉ tỷ lệ phát sinh rác thải của các đô thị thuộc các quốc gia đang phát triển và thấp hơn nhiều so với các đô thị của các quốc gia phát triển.
Trong tương lai không xa, thành phố Đà Nẵng sẽ phát triển các khu đô thị mới thì tổng lượng rác, chủng loại rác và tỷ lệ phát sinh rác sẽ gia tăng nhanh chóng. Điều này đặt chúng ta trước những thách thức mới trong công việc quản lý CTR.