Sử dụng công cụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 80 - 99)

6.3.2.1. Công cụ pháp lý

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định của Chính phủ đã quy định việc thực hiện PLCTRTN, việc tổ chức triển khai luật như thế nào cho hợp lý và đúng theo luật quy định là tùy thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. Do đó, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để hướng dẫn cách thức PLCTRTN và hướng dẫn tổ chức thực hiện cũng như có những chính sách hỗ trợ phù hợp và đồng bộ với nhiệm vụ PLCTRTN là một trong những vấn đề đáp ứng trước tiên.

Để thực hiện tốt chương trình PLCTRTN trước tiên cần thống nhất về mặt chủ trương, chính sách đầu tư và phương án đầu tư. Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai nhiệm vụ. Trên cơ sở những định hướng chiến lược quản lý chất thải rắn quốc gia, vùng và địa phương trong

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 76

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đến nay, chủ trương và chính sách đầu tư cho chương trình phân loại CTR tại nguồn trên địa huyện Củ Chi phải được thống nhất của cấp lãnh đạo của Ủy ban huyện Củ Chi.

Các văn bản cần xây dựng để phục vụ thực hiện nhiệm vụ PLCTRTN :

- Quy định tổ chức thực hiện PLCTRTN trên địa bàn huyện Củ Chi. Trong Quy định này phải hướng dẫn rõ cách thực hiện PLCTRTN, quy định rõ cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng liên quan.

- Chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải.

6.3.2.2. Công cụ kinh tế

v Hệ thống ký quỹ hoàn chi

Ký quỹ hoàn chi là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra được một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất loại bỏ sau khi sử dụng.

Ký quỹ hoàn chi có nghĩa là người sử dụng sau khi mua sản phẩm phải chi trả thêm một khoản tiền thế chân cho bao bì sản phẩm, nếu sau khi sử dụng sản phẩm mà người tiêu dùng đem trả lại bao bì cho người bán hoặc một tổ chức nào đó chịu trách nhiệm thu hồi các sản phẩm sau khi sử dụng thì số tiền thế chân đó được hoàn trả lại. Số tiền có được từ việc người tiêu dùng không hoàn lại sản phẩm sẽ được chi dùng cho công tác thug om vận chuyển và xử lý chất thải.

Hiện tại có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn chi này cho các sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, đồ uống, bình ăcquy xe gắn máy, các sản phẩm có bao bì đóng gói lớn như bao xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 77

v Phí sản phẩm

Phí sản phẩm được đánh vào các sản phẩm mà sau khi sử dụng sẽ sinh ra chất thải mà không trả lại được. Chúng được áp dụng để hỗ trợ cho sự thành công của hệ thống ký quỹ hoàn chi.

Phí sản phẩm sẽ được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, lốp xe, nguyên vật liệu. Một hình thức thu phí tương tự đã được áp dụng ở nước ta là thu phí giao thông, được thực hiện bằng cách định giá bán xăng trong đó có cộng thêm khoản lệ phí giao thông.

Các phí sản phẩm sẽ được sử dụng cho các chương trình được vạch ra để đối phó với các hoạt động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể.

v Các khoản trợ cấp

Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý CTR. Hiện tại, có thể áp dụng được với các bộ phận sau đây :

ü Trợ cấp cho các nhà sản xuất dể khuyến khích việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản sinh ít chất thải hơn hoặc tái sử dụng chất thải.

ü Trợ cấp cho các cơ sở sản xuất sử dụng các sản phẩm nhặt lại từ rác để khuyến khích mở rộng hoạt đông sản xuất.

v Lệ phí thu gom

Mức phí là 8.000 đồng/hộ/tháng do lực lượng thu gom công lập đảm nhận.

Mức phí là 10.000 đồng/hộ/tháng do lực lượng thu gom tư nhân đảm nhận.

Nhà nước vẫn phải bao cấp một phần chi phí thu gom quét dọn rác, đặt biệt đối với các khu vực cộng đồng.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 78

6.3.2.3. Hỗ trợ cộng đồng

ª Vai trò của cộng đồng

Trong mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước luôn chịu trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệm vị chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ rác ở các nơi công cộng trong thành phố cũng như trên địa bàn huyện nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và dân cư khỏi những điều kiện kém vệ sinh.

Ngay cả với hệ thống tinh vi và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay thì không thể nào giải quyết được tất cả các loại rác thải ra, do đó cần thiết phải có sự giúp đỡ của công đồng. Không có sự giúp đỡ của cộng đồng, sẽ vẫn còn rác vương vãi khắp nơi mà không có hệ thống quản lý nào trên thế giới có thể điều hành hết được.

Sự tham gia của cộng đồng nên tập trung vào vấn đề vệ sinh cá nhân ngay trong những vấn đề nhỏ như

Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong các thùng rác và bao bì đúng cách (theo quy định, mỗi hộ dân nên có một thùng rác). Điều này cuối cùng sẽ đưa đến việc phân loại rác tại nhà ở.

-Đổ rác đúng giờ tại những nơi mà hệ thống công cộng hay chung quanh các thùng rác dọc đường phố.

Có thể đạt được sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề vệ sinh cá nhân theo cách khen thưởng và xử phạt sau đây :

-Huyện tổ chức buổi tuyên dương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt quy định về CTRSH, có đóng góp tích cực cho công tác quản lý CTRSH.

-Khen thưởng những người tố cáo cá nhân, tổ chức vi phạm việc bỏ, vận chuyển rác. Hình thức khen thưởng có thể là tuyên dương, đồng thời nên có khen

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 79

thưởng về mặt tài chính. Có như vậy mới khuyến khích người dân tích cực thực hiện tốt những quy định cũng như tố cáo các hành vi sai phạm.

-Xử phạt thích đáng những cá nhân, tổ chức vi phạm về CTR. Hình thức xử phạt : xử phạt hành chính và sẽ truy tố trước pháp luật nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng.

ª Nâng cao nhận thức của cộng đồng

§ Các thành phần tham gia vào hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cộng

đồng về môi trường

- Chính quyền các cấp, các cơ quan : đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng, đề ra các biện pháp khuyến khích, đồng thời thực thi các chính sách, quy định của nhà nước.

- Các trường Đại học, Trung tâm tư vấn về môi trường : cung cấp kiến thức khoa học, có hệ thống về các vấn đề cơ bản về môi trường, tài nguyên và con người.

- Các Đoàn thể quần chúng (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc...) : giữ vai trò chính trong việc huy động lực lượng, đề xuất sáng kiến, tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể để cải thiện môi trường.

- Các phương tiện truyền thông : công cụ thông tin hiệu quả, hướng dẫn dư luận quần chúng, tác động đến nhận thức và hành vi thân thiện với môi trường của người dân.

- Thành viên tham gia vào hoạt động và phong trào là các em thiếu nhi, thanh niên, doanh nghiệp, nhà máy, cơ quan, bệnh viện, hộ gia đình.

§ Lực lượng nòng cốt nhắm tới

- Hội, Đoàn thanh niên

- Hội phụ nữ

- Hội cựu chiến binh

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 80 - Tổ trưởng khu phố, Tổ dân phố

- Giáo viên

- Chủ doanh nghiệp

- Các phương tiện thông tin đại chúng.

§ Các biện pháp chung để nâng cao nhận thức cộng đồng

Các biện pháp chung để nâng cao nhận thức và động viên sự tham gia của cộng đồng bao gồm :

- Kết hợp giáo dục môi trường vào chương trình chính khóa từ mẫu giáo đến lớp học các cấp ;

- Tổ chức các phong trào quần chúng dựa vào mối liên kết giữa nhiều thành phần (cơ quan quản lý, đoàn thể, địa phương,...) ;

- Tăng cường nguồn lực cho hoạt động môi trường (nhân sự, phương tiện, ngân sách) ;

- Đẩy mạnh việc phổ biến các trường hợp điển hình, tiêu biểu trong công tác cải thiện môi trường ;

- Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức khoa học trong các giải pháp môi trường ;

- Biên soạn và phát hành các tài liệu mang tính chất giáo dục nhận thức và hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn ;

- Tập huấn cho lực lượng tuyên truyền viên và các thành phần nòng cốt ;

- Tổ chức các khóa giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải ;

- Triển khai chiến dịch tuyên truyền vận động phân loại rác tại nguồn.

§ Nội dung tuyên truyền

Nội dung tuyên truyền cần thể hiện nổi bật các vấn đề sau :

- Việc phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong chất thải rắn mà chúng ta có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 81 - Những tác động đến môi trường và xã hội của chất thải rắn

- Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ các tác động xấu

- Các thành phần chất thải có thể tái sinh, tái chế

- Mỗi người, mỗi đối tượng trong cộng đồng có thể tham gia, đóng góp như thế nào trong chương trình PLCTRTN và vai trò của họ.

Công tác tuyên truyền được thực hiện liên tục và thường xuyên trong suốt thời gian từ giai đoạn chuẩn bị thực hiện, giai đoạn triển khai thực hiện và cả sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm nhằm phát huy hết hiệu quả của công tác tuyên truyền.

§ Các lớp tập huấn

Để có thể triển khai trên diện rộng, cần 2 cấp huấn luyện và tập huấn công tác tuyên truyền như sau :

Cấp 1: Bao gồm các đại diện của các tổ chức Đoàn thể và tổ chức xã hội tại địa phương (Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc, cán bộ các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn,...

Chuyên gia tuyên truyền

Đại diện các ban ngành, đoàn thể

Đơn vị thu gom Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phó

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 82

Cấp 2: Sau khi được tuyên truyền, lực lượng tuyên truyền cấp 1 sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền vận động cho các đối tượng hộ dân và ngoài hộ dân.

Hình 6.1. Sơ đồ phân cấp tuyên truyền chương trình PLCTRTN

6.4. Nâng cao giải pháp phân loại tại nguồn

Đẩy mạnh tiến độ thực hiện, tiến hành thí điểm tại một số xã, thị trấn dự án phân loại CTRSH tại nguồn sau đó cần nhanh chóng tổng hợp, rút kinh nghiệm và đưa vào hoạt động trên toàn huyện.

-Buộc người dân phải có trách nhiệm với CTR.

-Phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị thu gom rác.

-Bố trí thêm trạm phân loại dự phòng, thứ cấp khi số lượng chất thải rắn thu gom quá tải.

Chuyên gia và đơn vị tư vấn (kỹ thuật, tuyên truyền)

Ban quản lý chợ Tổ dân phố Lực lượng thu gom Đoàn viên thanh niên, đội dân phòng Hội phụ nữ phường Hội cựu chiến binh phườn Đoàn viên, công đoàn cơ quan, xí nghiệp Trườn g học các cấp Tiểu thương Hộ gia đình Khách sạn, nhà hàng lớn, siêu thị Cán bộ công nhân viên Hộ gia đình

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 83

Áp dụng hai hệ thống thu gom tách biệt: một hệ thống chuyên gom rác hữu cơ dễ phân hủy và một hệ chuyên thu gom các thành phần còn lại. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.

Đối với những nơi tiếp giáp sông, bến đò, bến sông cần tuyên truyền, tích cực thu gom tránh để người dân vứt rác xuống sông.

Đối với những tuyến đường phụ, xe cơ giới không vào được, cần trang bị thêm các xe đẩy tay có thể thu gom được hết lượng rác.

6.5. Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế huyện Củ Chi đến năm 2020

Hiện nay có nhiều loại công nghệ để xử lý chất thải rắn, hiển nhiên là mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nào đó, đồng thời công nghệ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do vậy, trong thực tế để làm tăng hiệu quả xử lý như mong muốn, người ta thường kết hợp nhiều công nghệ với nhau cùng một lúc.

Trên cơ sở những đặc điểm về điều kiện kinh tế – xã hội, hiện trạng và đặc điểm rác thải tại các huyện Củ Chi, kết hợp phân tích các phương pháp xử lý chất thải rắn tiêu biểu đã nêu ở những phần trên cùng với khối lượng và các thành phần chất thải rắn lớn được tính toán dự báo ở chương 5, quan điểm đặt ra là sử dụng công nghệ xử lý chất thải nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trong đó, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất. Để nghiên cứu xử lý CTR cho huyện Củ Chi, chúng tôi đã đề xuất công nghệ xử lý chất thải hữu cơ bằng phương pháp chế biến phân vi sinh, thu hồi, tái chế phế liệu được xem là các giải pháp ưu tiên trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Củ Chi mà bộ phận thực hiện là nhà máy xử lý rác Phước Hiệp.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 84

Vì vậy, việc lựa chọn công nghệ chôn lấp là phương án chính để áp dụng và thực hiện cho các khu xử lý rác thải ở các huyện Củ Chi hiện nay vì những ưu thế sau đây:

- Củ Chi có quỹ đất rất rộng (có khả năng mở rộng đối với các bãi chôn lấp hiện hữu) đủ đáp ứng nhu cầu xử lý CTR đến năm 2020.

- Xử lý được tất cả các loại CTR, kể cả các CTR mà những phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được.

- BCL sau khi đóng cửa có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: bãi đỗ xe, sân chơi, công viên…

- Thu hồi năng lượng từ khí gas.

- Không thể thiếu dù áp dụng bất kì phương pháp xử lý chất thải nào.

- Linh hoạt trong quá trình sử dụng (khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới), trong khi các phương pháp khác phải được mở rộng quy mô công nghệ để tăng công suất nên tốn nhiều chi phí.

- Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL thấp hơn so với những phương pháp xử lý rác khác.

Chôn lấp cũng là một phương pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ những yêu cầu về vệ sinh môi trường sẽ gây thêm nguồn ô nhiễm lớn cho môi trường. Vì lẽ đó, cần phải có những yêu cầu nghiêm ngặt khi tiến hành xử lý chôn lấp CTR.

Công nghệ chế biến phân compost là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải hữu cơ. Mặt khác, chế biến phân compost có thể giảm ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 80 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)