Chôn lấp rác hợp vệ sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 52 - 54)

Chôn lấp rác là một phương pháp tương đối đơn giản, chi phí xử lý thấp, được áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và có nguồn đất dồi dào. Việc chôn lấp được dùng xe chuyên dụng chở rác tới các bãi đất trũng được quy hoạch trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng mặt rác và đổ lên một lớp đất. Theo thời gian sự phân hủy vi sinh vật làm cho đất trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống, việc đổ rác lại tiếp tục trên bề mặt bãi rác cũ. Khi không thể đổ tiếp được thì một bãi rác mới lại được quy hoạch và hình thành.

Tuy nhiên việc chôn lấp phải được khảo sát kỹ lưỡng và có quy hoạch môi trường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp. Các bãi rác thường là các ổ dịch bệnh tiềm tàng, gây mùi hôi và lan truyền bệnh thông qua ruồi, muỗi, chuột…v.v. Mặt khác nước thải của bãi rác là một nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả nước mặt và nước ngầm. Bởi vậy ở các nơi chôn rác đều phải xây dựng bể xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Để giám sát ảnh hưởng của bãi chôn rác đến nguồn nước ngầm, ở xung quanh bãi chôn rác có thể khoan một số giếng nhằm để lấy mẫu, xét nghiệm chất lượng nước ngầm định kỳ.

Quá trình chôn lấp thường được tiến hành phân loại và chôn lấp riêng biệt đối với các loại rác:

- Rác thải đô thị

- Rác thải công nghiệp trơ

- Rác thải có chứa các chất độc hại

Xà bần và đất cát thải được tách riêng và sử dụng để san nền.

Mục đích của việc chôn lấp riêng là:

+ Rác thải đô thị có tốc độ phân hủy khá nhanh, trong khi đó rác công nghiệp có chứa nhiều chất có thể gây hại đối với vi sinh vật tham gia quá trình phân hủy rác,

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 48

do đó nếu chôn lấp cùng với nhau trong cùng một hố, sẽ làm cho tốc độ phân hủy đối với rác thải sinh hoạt chậm lại. Như vậy không có lợi, kéo dài thời gian quản lý đối với rác chôn lấp và tái sử dụng đất.

+ Sản phẩm của rác thải đô thị sau khi phân hủy là các chất hữu cơ dạng mùn xốp có thể lấy lên sử dụng làm phân bón. Trong khi đó rác công nghiệp thông thường và rác thải công nghiệp độc hại có chứa nhiều chất độc hại, không phân hủy hoặc phân hủy chậm và không thể sử dụng làm phân bón vì có thể gây hại đến cây trồng, con người và gây tích tụ các chất độc hại sinh học.

+ Việc chôn lấp chung giữa các loại rác thải có thể gây ra các phản ứng hóa học giữa các chất oxy hóa - khử, axit - kiềm, trao đổi ion,…gây ra các khí và tạo ra những hợp chất độc hại hơn, gây cháy, gây nổ, gây ăn mòn vật liệu chống thấm,… mà không thể kiểm soát được.

Chất thải công nghiệp độc hại luôn được chôn lấp trong hố riêng và bề mặt hố chôn phải được gia cố bằng các vật liệu thích hợp (có thể là vật liệu đặc biệt khác với vật liệu gia cố hố chôn lấp rác thải đô thị và công nghiệp không độc hại).

Rác thải công nghiệp thông thường và rác thải sinh hoạt có thể tiến hành chôn riêng tại từng khu vực, hoặc trong từng hố riêng biệt, hoặc trong cùng 1 hố nhưng có lớp đất ngăn cách có chiều dày = 1m.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THÙY Trang 49

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN CỦ CHI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Củ Chi giai đoạn 2010 2020 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)