3.3.2 .Thiết bị trộn bột
3.4 PHÂN TÍCH – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.4.2.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA BỘT MÌ VÀ TINH BỘT
- Mục đích: xác định độ chua, nhằm đánh giá mức độ chế biến và bảo quản của bột. - Phạm vi áp dụng: áp dụng cho bột mì, tinh bột, bột nếp, bột ngô…
1. Nguyên tắc
Mẫu bột được cân vào bình tam giác và hịa tan bột bằng nước cất. Sau đó chuẩn bằng dung dịch NaOH 0.1N với sự có mặt của chỉ thị phenolphtalein 1%. Điểm tương đương nhận được khi dung dịch có màu hồng.
2. Dụng cụ
- Thìa inox - Bình tam giác. - Đũa thủy tinh.
- Bình tia - Cân phân tích số lẻ. - Buret 25ml, vạch chia 0.1ml. 3. Hoá chất. - Dung dịch NaOH 0.1N. - Chỉ thị phenolphtalein 1%. - Nước cất. 4. Quy trình
- Cân 1.00g mẫu bột vào bình nón sạch, tránh để bột dính lên thành bình nón. - Hịa tan khoảng 40ml nước cất vào mẫu bột.
- Dùng đũa thủy tinh khuấy cho bột tan.
- Dùng bình tia tráng đũa và xung quanh thành bình khoảng 1ml nước cất. - Cho vào bình nón 4÷5 giọt chỉ thị PP 1%.
- Tiến hành chuẩn bằng dung dịch NaOH 0.1N vào bình nón đến khi dung dịch chuyển thành màu hồng. Ghi thể tích của NaOH 0.1N tiêu tốn Vml.
5. Cơng thức tính kết quả.
X=VNaOH.100. k
m.10
Trong đó:
VNaOH: Thể tích của NaOH 0.1N tiêu tốn K: Hệ số hiệu chỉnh của NaOH
10: Hệ số chuyển nồng độ của dung dịch NaOH 0.1N thành NaOH 1N m: Khối lượng mẫu.
6. Ưu nhược điểm của phương pháp. ●Ưu điểm
- Đây là phương pháp chuẩn độ trực tiếp nên đơn giản, dễ thực hiện - Thiết bị cúng đơn giản
- Cho kết quả nhanh
●Nhược điểm
Do chuẩn độ bằng tay nên việc nhận màu tại điểm tương đương khơng được chính xác
7. Nguyên nhân gây sai số và cách khắc phục ● Nguyên nhân gây sai số
- Hóa chất khơng pha đúng nồng độ
- Nhận màu tại điểm tương đương khơng chính xác - Bột dính lên thành bình.
● Cách khắc phục
- Pha hóa chất đúng nồng độ.
- Thao tác chuẩn độ phải thật cẩn thận.
- Khi cân mẫu tránh để cho bột dính lên thành nếu có dính phải dùng bình tia xịt nước cất cho mẫu xuống hết.
- Khi chuẩn phải lắc đều và chuẩn từng giọt NaOH 0.1N xuông từ từ.