Hiện trạng khu hệ thủy sinh vật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 26 - 31)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.6 Hiện trạng khu hệ thủy sinh vật

Kết quả khảo sát của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Mơi trường tại vị trí dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như sau:

2.1.6.1. Thực vật phiêu sinh

(1)

Đặc tính thành phần lồi:

Kết quả phân tích ghi nhận được 83 loài và biến loài thực vật phiêu sinh thuộc 5 ngành chính: tảo lam (Cyanophyta), tảo silic (Chrysophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta) và tảo giáp (Dinophyta)

Bảng 2.3. Tỷ lệ phân bố thành phần loài thực vật phiêu sinh ở khu vực khảo sát

Ngành Số loài Tỷ lệ (%) Cyanophyta 14 16,9 Chrysophyta 16 19,3 Chlorophyta 30 36,1 Euglenophyta 19 22,9 Dinophyta 4 4,8 Tổng cộng 83 100

Thành phần loài đặc trưng cho khu hệ thực vật phiêu sinh nước ngọt hoàn toàn. Ngành

Chlorophyta chiếm ưu thế phân bố trong khu hệ nghiên cứu với 30 loài (36,1%), kế

đến là Euglenophyta (19 loài – 22,9%), thấp nhất là Dinophyta (4 loài – 4,8%).

So với đợt khảo sát trước (tháng 5/2005), số loài thực vật phiêu sinh ghi nhận trong đợt khảo sát lần này (tháng 3/2008) khơng có biến động đáng kể. Ngoại trừ sự gia tăng tỷ lệ phân bố các nhóm lồi thuộc ngành Chrysophyta, Chlorophyta, Euglenophyta, chủ yếu tại các điểm khảo sát ở suối Đạ Nham, do sự hiện diện của các nhóm lồi tiêu biểu cho mơi trường nước chảy.

Số lồi thu được ở suối Đạ Nham cao hơn hẳn so với hồ , thành phần loài hiện diện ở khu vực khảo sát có sự tách biệt khá rõ giữa các điểm lấy mẫu trên suối Đạ Nham – thủy vực nước chảy và các điểm lấy mẫu trên hồ – thủy vực nước

đứng – với tần suất xuất hiện cao của ưa mơi trường giàu dinh dưỡng hữu cơ thuộc nhóm ngành Chlorophyta và Euglenophyta.

(2)

Đặc tính số lượng và sự phong phú:

Số lượng thực vật phiêu sinh ở hồ và suối Đạ Nham, khu vực khảo sát, biến thiên từ 7.510 – 628.000 cá thể/lít. Lồi Synedra ulna chiếm ưu thế ở điểm thu mẫu suối Đa Nham, cịn lồi Melosira granulata chiếm ưu thế ở 3 điểm thu mẫu hồ . Cả hai loài này đều là những lồi có khả năng thích ứng với chất lượng nước giàu dinh dưỡng. Độ đa dạng thực vật phiêu sinh tương đối thấp, biến thiên từ 0,865 – 1,903 (Bảng

2.11). Giá trị đa dạng H’ cao được ghi nhận ở các điểm thu mẫu suối Đạ Nham, trong

khi đó, hồ có độ đa dạng thấp hơn, đặc biệt tại điểm TL3, điều này phù hợp với đặc tính thủy vực dạng hồ chứa.

Giá trị ưu thế tại các điểm khảo sát thể hiện tính khác biệt giữa chất lượng nước ở hồ so với suối Đạ Nham thơng qua đặc tính ổn định trong phát triển của khu hệ thực vật phiêu sinh, theo đó, giá trị D tính cho các điểm thu mẫu hồ (D: 0,680 – 0,724) khá cao so với suối Đạ Nham (D: 0,180 – 0,185) (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Giá trị của chỉ số đa dạng và chỉ số ưu thế thực vật phiêu sinh khu vực khảo sát

Điểm thu mẫu ĐN1 ĐN2 TL1 TL2 TL3

H’ 1,632 1,903 1,340 1,202 0,865

D 0,180 0,185 0,724 0,700 0,680

 Nhóm tảo có khả năng tiết ra chất độc:

Kết quả khảo sát ghi nhận được 14 lồi vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có khả năng tiết ra độc tố, bao gồm 5 loài Microcystis, 3 loài Oscillatoria, 1 loài Woronichinia, 1 loài

Aphanocapsa, 1 loài Aphanizomenon, 1 loài Lyngbya, 1 loài Anabaena và 1 loài Pseudanabaena, phân bố tập trung trên vùng lòng hồ (TL1, TL2, TL3). Trong đó, các

lồi Microcystis, Aphanizomenon và Oscillatoria có thể sản sinh ra hai nhóm độc tố Endotoxins (nội độc tố) và Neurotoxins (độc tố ảnh hưởng thần kinh).

Theo các nghiên cứu đã được công bố, tùy theo từng loại độc tố, hàm lượng và con đường tiếp nhận, các nhóm độc tố này có khả năng gây ảnh hưởng xấu lên da, hệ thần kinh, não, phổi, thận, gan, hệ tiêu hóa,… thậm chí chúng cịn là nhân tố kích hoạt dẫn đến ung thư với mức độ bị tổn thương khác nhau ở mỗi cơ thể động vật hay con người khi tiếp xúc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học trên thế giới, hiện tại vẫn chưa có biện pháp loại trừ hữu hiệu độc tố hay các loài vi khuẩn lam phát sinh độc tố ra khỏi môi trường nước hay cơ thể sinh vật.

Nhìn chung, đặc điểm thực vật phiêu sinh, đợt khảo sát tháng 02/2008, khơng có sự biến động nhiều so với kết quả của các đợt khảo sát trước đây. Thành phần lồi thể

hiện tính chất mơi trường nước ngọt hoàn toàn, giàu dinh dưỡng (eutrophy), cấu trúc phân bố với độ phong phú cao, có sự pha trộn giữa các lồi đặc trưng cho môi trường nước tĩnh và nước chảy. So với kết quả khảo sát tháng 5/2005, kết quả phân tích cấu trúc quần xã và các chỉ số cho thấy tính khác biệt giữa các điểm thu mẫu vùng lòng hồ và suối Đạ Nham, chất lượng nước vùng suối Đạ Nham cịn khá tốt và ít bị tác động hơn so với khu vực lòng hồ .

2.1.6.2. Động vật phiêu sinh

(1)

Đặc tính thành phần lồi

Kết quả phân tích đã xác định được 39 lồi thuộc 16 họ, 29 giống và 4 dạng ấu trùng động vật phiêu sinh, tập trung phân bố theo bốn nhóm ngành chính Arthropoda, Aschelminthes, Protozoa và Larvae.

Nhóm lồi ln trùng ăn lọc (Aschelminthes) có tỷ lệ hiện diện cao nhất trong khu hệ (22 lồi – 51,2%), thấp nhất là nhóm lồi động vật nguyên sinh (Protozoa) (2 loài – 4,7%) (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Tỷ lệ phân bố thành phần loài động vật phiêu sinh ở khu vực khảo sát

Nhóm/ngành Số lồi Tỷ lệ (%) Arthropoda 15 34,9 Aschelminthes 22 51,2 Protozoa 2 4,7 Larvae 4 9,3 Tổng cộng 43 100

Thành phần loài và tỷ lệ phân bố động vật phiêu sinh thể hiện tính chất mơi trường nước là ngọt hồn tồn, có sự pha trộn giữa đặc tính của thủy vực nước chảy và nước tĩnh. Nhóm lồi ưa mơi trường giàu dinh dưỡng hữu cơ chiếm ưu thế trong toàn hệ, phân bố với tần suất tương đối cao hơn tại các điểm khảo sát vùng lòng hồ (TL1, TL2, TL3) so với suối Đạ Nham (ĐN1, ĐN2).

So với kết quả khảo sát tháng 5/2005, số lồi hiện diện có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các lồi thuộc nhóm Arthropoda và Aschelminthes ưa mơi trường nước chảy mạnh, nông, nhiều cây bụi thủy sinh, các loài này chủ yếu được ghi nhận tại các điểm khảo sát ở suối Đạ Nham, trong đó nhiều lồi có độ nhạy cảm cao với sự thay đổi của chất lượng môi trường nước.

Sự khác biệt về tỷ lệ phân bố ưu thế ở mỗi nhóm ngành, đặc biệt là của nhóm luân trùng ăn lọc, tiêu biểu cho môi trường giàu chất hữu cơ, tại các điểm TL1, TL2 và TL3, cho thấy có sự tách biệt tương đối giữa đặc tính các thủy vực khảo sát, vùng lịng hồ có mức độ dinh dưỡng cao hơn so với suối Đạ Nham.

(2)

Đặc tính số lượng và sự phong phú

Số lượng cá thể động vật phiêu sinh biến thiên từ 29.200 – 144.300 cá thể/m3. Nhìn chung, trong khu vực khảo sát, vùng lịng hồ có số lượng cá thể vượt trội ở hầu hết các nhóm lồi so với suối Đạ Nham, tiêu biểu cho đặc tính giàu dinh dưỡng hữu cơ hơn tại đây.

Thành phần loài ưu thế tương đối phong phú, bao gồm các loài giáp xác đặc trưng cho khu hệ động vật phiêu sinh vùng hồ thuộc Calanoida và dạng ấu trùng Nauplius của chúng, Cladocera; luân trùng thuộc Ploimida có đặc tính ăn lọc, ưa mơi trường giàu chất dinh dưỡng. So với kết quả đợt khảo sát tháng 5/2005, đặc tính phát triển khu hệ và nhóm lồi ưu thế khơng có biến động đáng kể, thể hiện phần nào tính chất tương đối ổn định của môi trường thủy vực.

Độ đa dạng động vật phiêu sinh tương đối thấp, biến thiên từ 1,710 – 2,171 (Bảng 2.7). Giá trị đa dạng H’ ghi nhận tại các điểm thu mẫu vùng lòng hồ cao hơn so với tại suối Đạ Nham, điều này chứng tỏ điều kiện dinh dưỡng hiện tại trong thủy vực vùng khảo sát, đặc biệt là vùng hồ , hoàn toàn phù hợp với sự tồn tại và phát triển của khu hệ động vật phiêu sinh. Đặc điểm này còn được thể hiện rõ nét qua kết quả tính tốn của chỉ số ưu thế (Bảng 2.6), theo đó khu hệ động vật phiêu sinh có xu hướng phát triển ổn định tại tất cả các điểm khảo sát.

Bảng 2.6. Giá trị của chỉ số đa dạng và chỉ số ưu thế động vật phiêu sinh

Điểm thu mẫu ĐN1 ĐN2 TL1 TL2 TL3

H’ 1,710 1,736 2,030 2,015 2,171

D 0,321 0,345 0,143 0,193 0,178

Nhìn chung, sự phát triển của khu hệ động vật phiêu sinh tại các điểm khảo sát không thể hiện dấu hiệu của sự ô nhiễm hữu cơ cục bộ. Cấu trúc quần xã mang đặc trưng tiêu biểu cho môi trường nước ngọt hoàn toàn, độ đa dạng cao với sự pha trộn của các loài đặc trưng cho dạng thủy vực nước chảy và nước tĩnh, đặc biệt là các loài nhạy cảm với sự thay đổi của chất lượng môi trường nước, mức độ dinh dưỡng từ trung bình đến giàu dinh dưỡng.

2.1.6.3. Động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL)

(1)

Đặc tính thành phần lồi:

Kết quả phân tích đã định danh được 20 lồi thuộc 15 họ, 10 bộ. Các lồi cơn trùng và ấu trùng côn trùng (Insecta and Insecta larva) chiếm ưu thế trong thành phần lồi. Thành phần lồi thể hiện đặc tính của thủy vực nước ngọt với sự pha trộn của các lồi tiêu biểu cho mơi trường nước chảy, nền đáy đá, bùn-cát, bùn nhuyễn, nhiều xác thực vật thủy sinh phân hủy. Nhóm lồi Insecta và các dạng ấu trùng của chúng chiếm tỷ lệ phân bố ưu thế trong toàn hệ, tiêu biểu cho các dạng thủy vực vùng cao nguyên Đông Nam bộ (Bảng 2.7).

Bảng 2.7. Tỷ lệ phân bố thành phần lồi ĐVKXSCL khu vực khảo sát Nhóm/ngành Số lồi Tỷ lệ (%) Oligochaeta 1 5,0 Mollusca 1 5,0 Crustacea 3 15,0 Insecta-Insecta larvae 15 75,0 Tổng cộng 20 100

So với kết quả khảo sát tháng 5/2005, tỷ lệ các nhóm lồi phân bố trong khu hệ ĐVKXSCL hầu như khơng có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên số lồi hiện diện lại có sự gia tăng vượt trội, do sự xuất hiện khá phong phú của các nhóm lồi cơn trùng và ấu trùng cơn trùng, phân bố tập trung tại các điểm khảo sát vùng suối Đạ Nham.

Nhóm lồi thích ứng tốt với mơi trường nước giàu chất dinh dưỡng và nhiễm bẩn chất hữu cơ như giun ít tơ Limnodrilus hoffmeister, ấu trùng hai cánh Chaoborus sp.,

Cryptochironomus sp, … chỉ được ghi nhận tại các điểm khảo sát vùng lòng hồ .

Ngược lại, tại khu vực suối Đạ Nham, nhiều lồi ấu trùng cơn trùng chỉ thị cho chất lượng tốt như Caenis sp. (Ephemeroptera), Perla sp. (Pleocoptera), Hydropsyche sp. và Macronema sp. (Trichoptera) đã được tìm thấy, điều này chứng tỏ sự khác biệt rõ nét về đặc tính các dạng thủy vực và chất lượng nước vùng khảo sát, khu vực suối Đạ Nham ít chịu tác động và có chất lượng nước tương đối tốt hơn so với vùng lòng hồ .

(2)

Mật độ:

Mật độ ĐVKXSCL ở đáy hồ dao động từ 4 – 5 con/mẫu và mật độ ĐVKXSCL ven bờ khu vực khảo sát dao động từ 8 – 37 con/10 lần vợt (Bảng 2.8).

Tương tự một số hồ vùng cao khác như hồ Xuân Hương, hồ Biển Hồ Pleiku,… mật độ ĐVKXSCL ở đáy hồ thấp thể hiện đúng tính chất của nền đáy hồ rất dày, nhuyễn hoặc rất rắn với sự xuất hiện của những lồi thích ứng tốt với môi trường nước giàu chất dinh dưỡng. Chỉ số sinh học tính cho các trạm thu mẫu khu vực khảo sát rất thấp (BMWP-aspt = 2 điểm).

Bảng 2.8. Mật độ ĐVKXSCL tại khu vực khảo sát

Điểm thu mẫu Ven bờ (con/10 lần vợt) Nền đáy (con/m2) ĐN1 37 - ĐN2 13 - TL1 16 4 TL2 12 5 TL3 8 4

Mật độ ĐVKXSCL ven bờ ghi nhận tại hồ Tuyên Lâm ở mức trung bình, các lồi tơm

Macrobrachium nipponense và Macrobrachium lanchesteri sống quanh cây bụi thủy

sinh chiếm ưu thế. Chỉ số sinh học BMWP-aspt là 4 – 5 điểm cho thấy chất lượng thuộc loại ô nhiễm vừa.

Ở suối Đạ Nham, các lồi tơm Macrobrachium nipponense, Caenis sp., Hydrophilus sp. và Hydropsyche sp. sống quanh cây bụi thủy sinh chiếm ưu thế. Chỉ số sinh học BMWP-aspt là 7 điểm cho thấy chất lượng nước thuộc lại ít ơ nhiễm.

Nhìn chung, sự đa dạng và mật độ ĐVKXSCL ở đáy tại các trạm khảo sát vùng lòng hồ rất thấp, thể hiện phần nào các đặc tính của nền đáy rất dày, nhuyễn hoặc rất rắn. Sự đa dạng của ĐVKXSCL ven bờ cao hơn với sự xuất hiện của các lồi nhuyễn thể, giáp xác, cơn trùng và ấu trùng côn trùng sống quanh cây bụi thủy sinh. Mật độ ĐVKXSCL ven bờ thuộc loại trung bình. Sự đa dạng cao nhất là ở các trạm thu mẫu suối Đạ Nham.

Chất lượng môi trường nước khu vực khảo sát thuộc loại giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, suối Đạ Nham có chất lượng nước tốt hơn, thể hiện qua giá trị đa dạng H’ và BMWP- aspt của ĐVKXSCL ven bờ cao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w