Tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 57 - 65)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.3.1. Tác động liên quan đến chất thải

(1)

Tác động đến môi trường không khí

(a) Khí thải do hoạt động của các phương tiện giao thông

Theo quy hoạch thiết kế tại Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, toàn bộ các phương tiện đến vui chơi đều được lưu giữ xe tại bãi quy định. Riêng đối với khách khuôn viên biệt thự có thể di chuyển trực tiếp bằng xe đến từng căn riêng biệt. Phương tiện di chuyển trong đường nội bộ khu du lịch nghỉ dưỡng là xe điện – chủng loại xe đang được sử dụng phổ biến hiện nay tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Do đó, tính tốn mức độ ơ nhiễm từ khí thải do hoạt động các phương tiện giao thông của dự án chỉ tập trung vào số lượng khách đến biệt thự bằng phương tiện riêng của du khách thay vì là xe điện của Khu du lịch. Theo tính tốn vào ngày cao điểm du lịch và dựa trên giả định 100% khách đến khu biệt thự đi bằng phương tiện cá nhân, tương đương 1.600 khách và khoảng 50% khách đoàn đi xe đến các khu chức năng khách

sạn, tương đương khoảng 650 khách, số lượng còn lại di chuyển bằng phương tiện xe điện nội bộ. Như vậy, theo thiết kế dự án, mỗi ngày trung bình có khoảng 2.250 người ra vào Khu nghỉ dưỡng cao cấp bằng phương tiện giao thông khác nhau. Giả định sẽ có khoảng 20% là xe máy, 45% là ô tô loại nhỏ, 35% là ô tô loại lớn. Tiêu chuẩn dùng xe là 2 người/xe máy, 3 người/xe ô tô loại nhỏ và 30 người/xe ơ tơ loại lớn. Như vậy có khoảng 225 xe máy, 337 ơ tơ loại nhỏ và 26 ô tô loại lớn.

Theo báo cáo “Nghiên cứu các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí giao thơng đường bộ tại Tp. Hồ Chí Minh” cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0,03 lít/km, cho các ơ tơ nhỏ chạy xăng là 0,14 lít/km và cho các ơ tơ lớn chạy xăng là 0,16 lít/km. Qng đường trung bình mỗi phương tiện chạy trong khu vực dự án ước tính khoảng 1.500 m. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông của dự án được thể hiện như sau:

Bảng 3.11. Lượng nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông

TT Loại xe Số lượt xe Lượng nhiên liệutiêu thụ (lít/km) Quãng đường(km) Tổng thể tích nhiênliệu (lít/ngày)

1 Xe gắn máy 225 0,03 1,5 10,1

2 Xe ô tô nhỏ 337 0,14 1,5 70,8

3 Xe ô tô lớn 26 0,16 1,5 6,3

Tổng cộng 588 87,2

Nguồn: Vittep, tháng 05/2010

Dựa vào hệ số ô nhiễm của các xe chạy xăng của WHO, tính tốn được tải lượng ô nhiễm của các chất gây ơ nhiễm khơng khí do hoạt động giao thơng.

Bảng 3.12. Tải lượng của chất gây ơ nhiễm khơng khí do hoạt động giao thơng TT Chất ơ nhiễm (kg/1000 lít xăng) Hệ số ơ nhiễm (1) Tải lượng ô nhiễm,

kg/ngày

1 CO 291 25,38

2 CxHy 33,2 2,90

3 NOx 11,3 0,99

4 SO2 0,9 0,08

Nguồn: (1). Rapid Environment Assessment, WHO, 1993

Nhìn chung ơ nhiễm khơng khí do giao thơng tại khu vực dự án không đáng kể do địa bàn dự án rộng đến 194 ha, các nguồn ô nhiễm lại phân tán. Tuy nhiên, chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm khơng khí đến chất lượng mơi trường tại khu vực dự án.

(b) Máy phát điện dự phòng

Tổng cơng suất máy phát điện dự phịng 1.500 KVA bao gồm 2 máy 500 KVA tại trạm T2 và 1 máy 500 KVA tại trạm T9. Nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện là dầu DO (hàm lượng lưu huỳnh 0,5%). Định mức tiêu hao nhiên liệu là 180 kg/h.

Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể ước tính tổng tải lượng các chất ơ nhiễm. Ngồi ra, lưu lượng khí thải đốt cháy 1kg dầu DO thực tế đo được dao động khoảng 22 m3. Với định mức 180 kg/h, lưu lượng khí thải phát sinh từ quá trình vận hành máy phát điện là 3.960 m3/h hay 1,1 m3/s. Nồng độ các chất ơ nhiễm trong khí thải được đưa ra trong bảng 3.13 sau:

Bảng 3.13. Tải lượng và nồng độ các chất ơ nhiễm khí từ khí thải máy phát điện Chất ơ nhiễm Hệ số ơ nhiễm (kg/tấn) Tải lượng (kg/h) Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT (B, Kp=1,0, Kv=0,6) Bụi 0,71 0,1278 32,27 120 SO2 20S 1,800 386,4 300 NOx 9,62 1,7316 437,3 510 CO 2,19 0,3942 99,5 600

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, tập 1, 1993

Ghi chú

- Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%.

- QCVN 19/:2009/BTNMT, Cột B: Tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ- Cột B: áp dụng cho dự án xây dựng mới (hệ số Kp=1 tương ứng lưu lượng thải < 20.000 m3/h, Kv=0,6 tương ứng thành phố là đô thị loại I).

Nhận xét

- Đây chỉ là máy phát điện dự phòng phục vụ cung cấp điện khi mạng lưới điện khu vực có sự cố, tần suất vận hành máy thấp và thời gian vận hành ít. Kết quả tính tốn trên cơ sở tổng hợp chung cho 3 máy phát điện hoạt động vào cùng thời điểm. So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện với Quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B và hệ số Kp=1, Kv=0,6) cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, trừ nồng độ SO2 cao hơn quy chuẩn quy định 1,29 lần.

- Tuy nhiên, do máy phát điện được đặt trong trạm máy phát đặt biệt lập và cách xa các cơng trình du lịch nên cũng hạn chế.

(c)Khí thải từ việc đun nấu thức ăn

Khí thải từ nhiên liệu sử dụng trong hoạt động nấu nướng cũng là một nguồn phát thải có thể gây ơ nhiễm. Khí thải phát sinh từ q trình đốt gas phục vụ cho nấu nướng sẽ

phát sinh bụi, NO2, CO2, CO... Với quy mô tối đa khách du lịch lưu trú và sử dụng dịch vụ ăn uống trong khu vực dự án khoảng 6.000 người, trong đó có gần 3.000 khách lưu trú và nhu cầu sử dụng gas phục vụ khách lưu trú trung bình là 0,02 kg/người/ngày và phục vụ khách vãng lai trung bình là 0,01 kg/người/ngày thì tổng lượng gas tiêu thụ tại dự án vào ngày cao điểm là 90 kg/ngày.

Theo tài liệu “Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution” của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) ta có hệ số ơ nhiễm từ việc đốt nhiên liệu gas để nấu nướng, từ đó tính ra được tải lượng ơ nhiễm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.14. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại dự án

Chất ô nhiễm CO NOx SO2 Bụi VOC

Hệ số (kg/tấn) 0,42 2,05 0,007 0,060 0,170

Tải lượng (kg/ngày)

(*) 0,038 0,185 0,0006 0,005 0,015

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993

Tải lượng ô nhiễm sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn. Mặt khác thực tế cho thấy lượng khí thải phát sinh từ các q trình nấu nướng là khơng đáng kể và nguồn ô nhiễm được phân tán trên diện tích rộng. Đồng thời, dự án phân chia khu vực biệt thự, khách sạn và lượng cây xanh hợp lý do đó tải lượng khí thải phát sinh từ q trình đun nấu được hấp thụ bởi cây xanh xung quanh.

(d) Các nguồn tác động khác

Ngồi nguồn khí thải chính phát sinh từ máy phát điện, hoạt động của nhà hàng, khách sạn, giao thông nội bộ cịn có các nguồn ơ nhiễm khác như:

- Ơ nhiễm khí CH4, mecaptan, mùi hơi phát sinh từ khu vực chứa rác;

- Ơ nhiễm mùi hơi, mùi tanh của thức ăn thừa khu vực nhà ăn, nhà bếp; - Ơ nhiễm mùi hơi từ khu vực nhà vệ sinh, trạm xử lý nước thải.

Tại khu vực tập trung chất thải rắn của Khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, hoạt động của các vi sinh vật phân hủy kỵ khí các thành phần hữu cơ sẽ phát sinh mùi và tạo thành các chất khí như NH3, CH4…

Theo kết quả đo đạc khảo sát của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (tháng 12/2008), tại điểm trung chuyển rác của các khu căn hộ tại thời điểm rác đã được thu gom tập trung về, nồng độ H2S là 0,025 – 0,032 mg/m3 và nồng độ NH3 là 0,15 – 0,18 mg/m3. Theo đánh giá, nồng độ hơi khí độc này vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn quy định QCVN 06:2009/BNTMT (nồng độ H2S theo quy định là 0,042 mg/m3 và nồng độ NH3 là 0,2 mg/m3). Tuy nhiên, do các khí này có mùi đặc trưng nên việc đề ra biện pháp giảm thiểu là cần thiết.

Đối với mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó có xảy ra q trình phân hủy kỵ khí. Các đơn ngun có khả năng phát sinh mùi hôi như: bể gom, bể điều hịa… Thành phần của các hơi khí độc hại này rất đa dạng như NH3, H2S, CH4… trong đó, H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi, CH4 là chất gây cháy nổ.

Nhìn chung, mùi hơi phát sinh tại trạm xử lý nước thải là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ hoạt động của trạm xử lý nước thải nào. Tuy nhiên, các cơng trình đơn vị của trạm xử lý nước thải có phát sinh mùi sẽ được bố trí biệt lập tại khu vực phía Tây dự án cách xa các hạng mục cơng trình du lịch hay những cơng trình lân cận. Ngồi ra, chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi thích hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mức độ tác động của mùi hôi.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp có một lợi thế đáng kể là có khn viên rộng và diện tích cây xanh rất lớn (chiếm 61,74% tổng diện tích tồn khu). Những mảng cây thơng xung quanh khu bán đảo và khu thung lũng có tác dụng che nắng, giữ bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi phát tán từ đường giao thông vào, đồng thời thanh lọc khơng khí, hút và che chắn tiếng ồn, do đó ảnh hưởng của bụi và khí thải, đặc biệt là ơ nhiễm mùi sẽ được giảm. Nhìn chung, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp có khơng gian mở, thống và mật độ bố trí cơng trình khá thưa nên tình trạng ơ nhiễm khơng khí sẽ khơng đáng kể. Do đó, có thể khẳng định là vấn đề mùi hơi phát sinh từ trạm xử lý nước thải hay khu vực tập trung chất thải là hồn tồn có thể kiểm sốt được.

(e) Tác động của các chất ơ nhiễm khơng khí

Tác động của các chất gây ơ nhiễm khơng khí được thể hiện qua bảng 3.15:

Bảng 3.15. Tác động của các chất gây ơ nhiễm khơng khí

Stt Thơng số Tác động

01 Bụi Kích thích hơ hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi

Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa 02 Khí axít (SO2,

NO2)

Gây ảnh hưởng hệ hơ hấp, phân tán vào máu

SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.

Tăng cường q trình ăn mịn kim loại, phá hủy vật liệu bê tơng và các cơng trình nhà cửa.

Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái.

03 Oxyt cacbon

(CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tếbào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.

Stt Thông số Tác động

04 Khí cacbonic

(CO2) Gây rối loạn hơ hấp phổi.Gây hiệu ứng nhà kính. Tác hại đến hệ sinh thái.

05 Hydro-carbons Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.

06 Amoniac (NH3) Gây rối loạn hơ hấp

Kích thích mạnh lên mũi, miệng

Tiếp xúc lâu với nồng độ cao nguy hiểm đến tính mạng

(2)

Tác động đến môi trường nước (a) Nước thải sinh hoạt

Theo tính tốn, lưu lượng nước cấp phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt khoảng 1.801 m3/ngày.đêm (với hệ số khơng điều hịa 1,3). Lưu lượng nước thải tối đa phát sinh của khách sạn khoảng 1.441 m3/ngày.đêm tính tốn trên cơ sở lưu lượng nước thải bằng 80% lưu lượng nước cấp.. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt của khách sạn được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ơ nhiễm

Tải lượng ơ nhiễm Trung bình 1 người

(g/người/ngày) Trung bình ngày(kg/ngày)

BOD5 45 - 54 276,8 – 332,1 COD (dicromate) 72 - 102 442,8 – 627,3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 430,5 – 891,8 Dầu mỡ 10 - 30 61,5 – 184,5 Tổng Nitơ 6 - 12 36,9 – 73,8 Tổng Photpho 0,6 - 4,5 3,7 – 27,7 Coliform 106 - 109 61,5x106 – 6,2x109

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, tập 1, 1993

Ghi chú

Tính tốn cho 6.150 người (bao gồm khách lưu trú khu khách sạn, resort, khách lưu trú khu biệt thự, khách vãng lai, nhân viên làm việc tại khách sạn).

Bảng 3.17. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN

14:2008/BTNMT

Chưa xử lý Qua bể tự hoại

1 BOD5 250 – 400 Giảm 30 – 35% 50

2 Chất rắn lơ lửng (SS) 200 – 400 Giảm 60 – 65% 100

3 Tổng nitơ (tính theo N) 60 – 120 Giảm 7,5% -

4 Tổng photspho 6 – 45 Giảm 10% -

5 Dầu mỡ động, thực vật 100 – 300 - 20

6 Tổng Coliform (MPN/100 ml)

106 – 109 Giảm 25 – 75% 5.000

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, tập 1, 1993

Ghi chú

QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt. Cột B áp dụng đối với nước thải sinh hoạt thải vào nguồn nước khơng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Hệ số K=1,0 áp dụng đối với Khách sạn, nhà nghỉ từ 50 phòng hoặc khách sạn được xếp hạng 3 sao trở lên.

Nhận xét

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau khi qua bể tự hoại so sánh với tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K=1,0 là khá cao. Do vậy, nước thải sau bể tự hoại cần được xử lý tiếp tục trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

(b) Nước mưa

Nước mưa được quy ước là sạch. Ước tính nồng độ trung bình các chất ơ nhiễm trong nước mưa chảy tràn theo tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới như sau: Tổng Nitơ: 0,5 – 1,5 mg/l; Phospho: 0,004 - 0,03 mg/l; COD :10 - 20 mg/l; SS :10 - 20 mg/l. Trong quá trình hoạt động dự án, lưu lượng mưa trung bình chảy tràn trên diện tích dự án ước tính có thể đạt 7.150 m3/ngày vào mùa mưa và 1.787 m3/ngày vào mùa khô. Mặt bằng dự án đã được quy hoạch bố trí thốt nước theo hướng địa hình, cụ thể là hai hướng thốt nước gồm hướng dốc về hồ và hướng xuống suối Đạ Nham, đây là hướng thoát nước tốt nên hiện tượng ngập úng và sình lầy là khó có thể xảy ra.

Mặt khác, lượng nước mưa không qua khu vực ô nhiễm sẽ được Chủ dự án thu gom theo các mương hở dẫn về hệ thống hồ nhân tạo của Sân golf có quy mơ 5,8 ha có độ sâu từ 4 – 6 m để tận dụng cho việc tưới cây xanh trong khu vực dự án nên các tác động của các chất ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tới chất lượng môi trường nước hồ , suối Đạ Nham là khơng đáng kể.

Ghi chú:

*: Cơ sở tính tốn: Tính theo lượng mưa của tháng có lượng mưa cao nhất trong 04 năm từ năm 2005 đến năm 2008 (Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê tỉnh , năm 2008) là 530 mm, số ngày mưa trung bình trong một tháng khoảng 20 ngày.

(c) Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

Stt Thông số Tác động

1. Các chất hữu cơ Giảm nồng độ ơxy hịa tan trong nước Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w