Giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 44 - 57)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.2. Giai đoạn xây dựng

3.1.2.1. Tác động liên quan đến chất thải

Quá trình thi công xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp sẽ gây tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. Những hoạt động gây tác động tới mơi trường có thể được nhận dạng như trong bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

STT Hoạt động Nguồn gây tác động

1. Giải phóng, san lấp mặt bằng - Bụi phát sinh từ quá trình phát quang, chặt bỏ một phần thảm thực vật tại khu đất Dự án; - Bụi, khí thải từ xe ủi san lấp mặt bằng; - Bụi, khí thải từ xe tải vận chuyển đất, đá, cát…

- Chất thải rắn do chặt phá cây, phá hủy một phần thảm thực vật…

- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực Dự án cuốn theo chất thải xuống nguồn nước. 2. Xây dựng các phân khu chức

năng, hạng mục cơng trình khách sạn, biệt thự, cơ sở hạ tầng như đường giao thơng, hệ thống cấp nước, thốt nước mưa, nước thải, hệ thống điện, thông tin liên lạc, PCCC…và các hạng mục cơng trình khác

- Bụi trong quá trình đào đắp, xây dựng - Bụi, khí thải, tiếng ồn từ xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, đất, cát, đá phục vụ cơng trình, vật liệu dư thừa, đất đá thải…

- Bụi, khí thải, tiếng ồn từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng: búa máy, cần cẩu… - Bụi, khí thải từ q trình thi cơng có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

- Chất thải xây dựng 3. Hoạt động dự trữ, bảo quản

nguyên nhiên liệu phục vụ cơng trình

- Bụi từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu; - Hơi xăng dầu từ các kho xăng dầu

4. Sinh hoạt của công nhân tại công trường

- Nước thải, chất thải rắn sinh hoạt của 100 công nhân trên công trường.

(1)

Tác động đến mơi trường khơng khí

(a) Ơ nhiễm bụi do quá trình san lấp mặt bằng và tập kết vật liệu xây dựng

Trong quá trình phát quang mặt bằng, vận chuyển đất đá san lấp và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, vấn đề ô nhiễm bụi là chủ yếu do đặc trưng của vật liệu xây dựng chủ yếu là đất, cát.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với tiêu chí triệt để tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa việc san gạt địa hình trên diện rộng, chỉ tiến hành san gạt cục bộ tại các khu vực có cơng trình. Chiều cao san gạt taluy không quá 3 m, bề mặt taluy sẽ được trồng cỏ bao phủ, trong trường hợp có xây dựng kè chắn đất, chiều cao kè chắn không quá 2 m. Khối lượng đất đào, đất đắp của các hạng mục cơng trình được tính tốn theo bảng sau:

Bảng 3.2. Khối lượng đất đào, đắp các hạng mục cơng trình

Tên cơng trình Diện tích(m2) Khối lượngđào (m3) Khối lượng đắp (m3)

Khách sạn 5 sao 59.111 65.022 41.378

Khu tiện nghi nghỉ dưỡng (nhà hội quán) 10.492 15.738 7.344

Khu hỗn hợp trước mặt nước 3.201 4.802 2.241

Khách sạn 4 sao 38.217 42.039 26.752

Biệt thự 97.365 146.048 87.629

Giao thơng (diện tích khơng mái che) 161.912 145.721 242.868

Tổng cộng 419.369 408.211

(Nguồn: Cty CP , 05/2010)

Tổng khối lượng đất đào để xây dựng cơng trình của khu vực dự án là 419.369 m3; khối lượng đất đắp là 408.211 m3. Lượng đất đào dư ra là 11.158 m3, tương đương 29.569 tấn (tải trọng đất trung bình là 2,65 tấn/m3. Theo thiết kế cơng trình dự án, lượng đất thừa sẽ được sử dụng đắp thành những đồi nhân tạo để tạo dáng, làm cảnh quan trong khuôn viên và khơng vận chuyển ra khỏi phạm vi cơng trình.

Ngồi ra, tổng khối lượng vật liệu xây dựng (cát, đá, xi măng, …) vận chuyển ước tính khoảng 115.500 tấn. Kết quả tính tốn tải lượng ơ nhiễm bụi do san lấp và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng được trình bày chi tiết trong bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Tải lượng ô nhiễm bụi do vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng TT Hạng mục Khối lượng đấtsan lấp (tấn)

Hệ số ô nhiễm

(kg/tấn đất)

Tải lượng ô nhiễm

(kg) 1. Tạo cảnh nội bộ từ đất đào dư 29.569

0,075

2.217 2. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 115.500 8.662

Nguồn: WHO, 1993

Như vậy, theo công thức trên, tổng lượng bụi phát sinh từ hoạt động này là 10.879 kg. Quy mơ xây dựng tồn bộ cơng trình dự án trên diện tích gần 200 ha có tổng thời gian xây dựng khoảng 4 năm, trong đó thời gian giai đoạn san nền và xây dựng phần thô cơ bản trung là 2,5 năm. Tải lượng bụi phát sinh sẽ khoảng 14,5 kg/ngày.

Tác hại của bụi:

Bụi phát sinh trong các công đoạn thi cơng xây dựng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đối với con người và môi trường. Bụi sẽ hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời làm giảm độ trong của khí quyển, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bụi còn bám vào bề mặt các cơng trình, thiết bị làm mất vẻ mỹ quan, có thể gây ăn mịn kim loại. Ngoài ra, bụi phát sinh trong giai đoạn này cịn có khả năng làm ơ nhiễm nguồn nước do gây tăng độ đục.

Bụi phát sinh trong giai đoạn thi cơng chủ yếu là những hạt có kích thước lớn, khơng thể phát tán đi xa nên tác động đến khu vực xung quanh là không đáng kể. Bụi hầu như chỉ ảnh hưởng đến công nhân thi công tại công trường, gây các loại bệnh về hô hấp như viêm phế quả, viêm phổi, hen suyễn…

Đánh giá chung

Mặc dù tổng khối lượng bụi phát sinh tương đối lớn nhưng lượng bụi này phân bổ phát tán rộng trên khắp tuyến đường vận chuyển nên khả năng gây tác động là khơng q lớn so với những cơng trình xây dựng khác. Hơn nữa, bụi phát sinh trong giai đoạn này là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ công đoạn xây dựng nào.

Mặt khác, do bề mặt dự án tương đối rộng với 194,9188 ha nên tác động do hoạt động này gây ra sẽ chỉ mang tính chất cục bộ và không kéo dài. Chủ dự án sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng bụi phát sinh trong q trình thi cơng.

(b) Ơ nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thơng, vận chuyển nguyên nhiên liệu

Trong q trình thi cơng xây dựng dự án có sự tham gia chủ yếu của các phương tiện giao thông vận chuyển đất, đá, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, máy móc cơng nghệ và hoạt động của các thiết bị máy móc thi cơng xây dựng, gây ơ nhiễm khơng khí do sử dụng các loại nhiên liệu đốt cháy (xăng, dầu DO, …) tác động trực tiếp đến công nhân thi công và mơi trường khơng khí xung quanh, các tác động mơi trường của hoạt động này sẽ được xem xét cụ thể hơn.

Tải trọng vận chuyển trung bình của xe ơ tơ là 10 tấn, tính tốn số lượt xe trung bình vận chuyển trình bày cụ thể trong bảng 3.4:

Bảng 3.4. Số lượt xe ra vào vận chuyển

TT Hạng mục vận chuyển (tấn)Khối lượng Tổng số lượt xe ravào (lượt xe) (*) Số lượt xe trung bình(lượt xe/ngày) (**)

1. Tạo cảnh nội bộ từ đất đào dư 29.569 5.914 99 2. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 115.500 23.100 77

Ghi chú

- (*): Tải trọng vận chuyển trung bình của xe ơ tơ là 10 tấn.

- (**): Thời gian vận chuyển đất đào san lấp tạo cảnh ước tính khoảng 60 ngày, thời gian vận chuyển nguyên liệu xây dựng ước tính khoảng 300 ngày.

Dựa vào hệ số ô nhiễm do phương tiện giao thông sinh ra của Tổ chức Y tế thế giới, chiều dài tuyến đường bị ảnh hưởng, mật độ xe, tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động giao thông được xác định trong bảng 3.5:

Bảng 3.5. Tải lượng các chất ô nhiễm khơng khí sinh ra từ hoạt động giao thơng xây dựng dự án

Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (g/km)

Quãng đường xe chạy

(km) Tải lượng ô nhiễm(kg/ngày)

Bụi 0,9 704(*) 0,633 SO2 2,075S 1,461 NOX 14,4 10,138 CO 2,9 2,042 THC 0,8 0,563 Ghi chú

- S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (1%)

- (*) Quãng đường xe chạy trong khn viên dự án (trong q trình đào đất và xây dựng) khoảng 4 km, số lượt xe ra vào tối đa là 176 lượt xe/ngày.

(2)

Tác động đến môi trường nước

Các tác động chính tới mơi trường nước trong giai đoạn này bao gồm: nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường và ô nhiễm do nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất ô nhiễm xuống hồ và suối Đạ Nham.

(a) Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Trong quá trình xây dựng ước tính có khoảng 100 cơng nhân làm việc tại khu vực dự án. Nếu trung bình mỗi cơng nhân sử dụng khoảng 100 lít nước/ngày thì tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng ước tính là 8,0 m3/ngày (80% lượng nước cấp). Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính tốn thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm (g/người.ngày)Khối lượng Tải lượng chất ô nhiễm(kg/ngày)

1 BOD5 45 – 54 4,5 – 5,4 2 COD 72 – 102 7,2 – 10,2 3 SS 70 – 145 7,0 – 14,5 4 Dầu mỡ động, thực vật 10 – 30 1,0 – 3,0 5 Tổng Nitơ (NO3-) 6 – 12 0,6 – 1,2 6 Amôniac 2,4 – 4,8 0,24 – 0,48 7 Tổng Phospho 0,8 – 4,0 0,08 – 0,40 Nguồn: WHO, 1993 (b) Ô nhiễm do nước mưa

Trong quá trình thi cơng xây dựng dự án, lưu lượng mưa trung bình chảy tràn trên diện tích dự án ước tính có thể đạt 7.150 m3/ngày vào mùa mưa và 1.787 m3/ngày vào mùa khơ và có thể gây nên các tác động tiêu cực cục bộ như: gây ứ đọng, ngập úng và sình lầy, xói mịn đất… trên khu vực dự án. Tuy nhiên do địa hình khu vực dự án có hai hướng thốt nước gồm hướng dốc về hồ và hướng xuống suối Đạ Nham, đây là hướng thoát nước tốt nên hiện tượng ngập úng và sình lầy là khó có thể xảy ra.

Mặt khác, lượng nước mưa này sẽ được Chủ dự án thu gom theo các mương hở và tận dụng cho việc tưới cây xanh trong khu vực dự án nên các tác động của các chất ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tới chất lượng môi trường nước hồ , suối Đạ Nham là không đáng kể.

(3)

Tác động do chất thải rắn

Trong q trình thi cơng xây dựng, chất thải rắn phát sinh bao gồm: xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, ... Nếu không được thu gom, tập trung tốt, chất thải rắn xây dựng này sẽ gây tác động cục bộ đến chất lượng khơng khí khu vực cơng trường như gia tăng hàm lượng bụi.

Ngồi ra, trong q trình xây dựng cịn có một lượng rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng làm việc tại khu vực công trường. Tổng số lượng công nhân xây dựng khoảng 100 người và tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 30 kg/ngày (100 công nhân x 0,3kg/người/ngày). Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh của công nhân xây dựng là không lớn lắm. Tuy nhiên, chúng cần được thu gom tập trung tại một vị trí cố định trong cơng trường và có biện pháp xử lý thích hợp. Nếu khơng, rác sinh hoạt này sẽ gây mùi, phân hủy tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh. Điều kiện vệ sinh mơi trường khơng đảm bảo có thể làm phát sinh các loại dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơng nhân thi cơng.

Ngồi ra, các chất thải nói trên có thể bị nước mưa rửa trơi và cuốn theo dịng chảy, ảnh hưởng tới tình trạng vệ sinh mơi trường tại khu vực xung quanh dự án, đặc biệt là chất lượng nước hồ và suối Đạ Nham.

3.1.2.2. Tác động không liên quan đến chất thải

Bảng 3.7. Các tác động môi trường không liên quan đến chất thải STT Các tác động môi trường không liên quan đến chất thải

1. Tiếng ồn (phương tiện giao thơng, máy móc thiết bị thi cơng xây dựng, …) 2. Tác động đến tài nguyên sinh học tại chỗ cho hoạt động chặt hạ cây xanh,

giải phóng mặt bằng

3. Tác động qua lại giữa dự án và cơng trình hiện hữu lân cận 4. Vấn đề về an ninh trật tư do tập trung công nhân xây dựng

(1)

Ô nhiễm tiếng ồn

Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn quy định cụ thể về mức độ tiếng ồn cho công tác thi cơng xây dựng nói chung. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn đã ban hành về mức cho phép tiếng ồn tại khu vực hoạt động (TCVN 3985 : 1985) và giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949 : 1998), thì mức ồn lớn nhất cho phép là 85 dBA trong khu vực sản xuất và mức ồn thấp nhất là 40 dBA tại các bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ 22 giờ đến 6 giờ sáng. Đối với khu dân cư, mức ồn tối đa cho phép (TCVN 5949 : 1998) không được vượt quá 75 dBA.

Mức ồn phát sinh từ các loại thiết bị và phương tiện thi công khác nhau, kết quả đo mức ồn của một số phương tiện được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Mức ồn một số phương tiện vận tải, thi công

TT Thiết bị Mức ồn (dBA) Ghi chú

Giá trị đo Giá trị tham khảo 1 Xe ô tô du lịch, xe bus 77,0 – 84,0 Giá trị đo thực tế ở vị trí cách nguồn ồn 1m. Giá trị tham khảo cách nguồn ồn 15m. 3 Xe tải 80,0 – 93,0 82,0 – 94,0 4 Máy phát điện 102,0 – 110,0 72,0 – 82,5 5 Máy cạp đất 80,0 – 93,0 6 Xe lu, máy đầm nén 72,0 – 74,0 7 Xe trộn bê tông 75,0 – 88,0 8 Cần trục (di động) 76,0 – 87,0

TT Thiết bị Mức ồn (dBA) Ghi chú

Giá trị đo Giá trị tham khảo 9 Búa chèn và khoan

đá

81,0 – 98,0

10 Máy đóng cọc 95,0 – 106,0

Nguồn tham khảo: Mackernzic, năm 1985

Qua đó, cho thấy tiếng ồn trong phạm vi 15 m từ vị trí thi cơng dao động trong khoảng 72,0 - 106,0 dBA. So với tiêu chuẩn quy định, mức ồn của các phương tiện tham gia vào quá trình vận tải, thi cơng là khá cao, thậm chí vượt giới hạn mức ồn cho phép tối đa của TCVN 5949 - 1998 (75 dBA).

Theo quy luật nghịch đảo bình phương, khi khoảng cách đến nguồn tăng gấp đôi, cường độ âm thanh giảm ¼ và năng lượng giảm một nửa. Điều này có nghĩa là độ ồn sẽ giảm dBA khi khoảng cách đến nguồn tăng gấp đôi. Như vậy, độ ồn gây ra do các thiết bị máy móc xây dựng sẽ dao động trong khoảng 54 đến 72 dBA ở khoảng cách 120 m.

Trong giai đoạn này tiếng ồn phát sinh là không thường xun, khơng kéo dài, chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ chấm dứt khi dự án hồn thành cơng tác xây dựng.

(2)

Tác động đến tài nguyên sinh học (a) Hệ sinh thái trên cạn

Giai đoạn khảo sát địa chất cơng trình, địa chất thủy văn, mở đường, vạch tuyến, ... gây tác động đáng kể đến tài nguyên sinh vật trên cạn, làm chia cắt manh mún các dạng thảm thực vật, đặc biệt là các dạng thảm tự nhiên, gây mất nơi cư trú của một số loài trong vùng bị tác động, gia tăng nguy cơ suy giảm tính đa dạng quần hệ.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp không nằm trong diện tích rừng nguyên sinh, mức độ tác động đến thảm thực vật thấp. Cũng như các dự án thành phần khác trong quần thể Khu du lịch hồ , dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sẽ tuân theo quy hoạch mảng xanh bao gồm các chương trình trồng rừng, bảo vệ rừng và phịng chống cháy rừng đảm bảo nhiệm vụ phịng hộ đầu nguồn cho hồ , duy trì và tạo cảnh quan môi trường cho khu du lịch. Theo phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tỷ lệ 1/500 của UBND tỉnh tại quyết định số 2891/QĐ-UBND, mật độ xây dựng cơng trình có mái che tại khu bán đảo (thuộc phân khu số 07) chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w