ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 87)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.2. ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.2.1. Giảm thiểu tác động đến tài nguyên thủy sinh

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp có khu bán đảo tiếp giáp hồ và khu thung lũng có suối Đạ Nham đi qua. Do đó, giai đoạn thi cơng xây dựng và hoạt động cũng ít nhiều tác động đến tài nguyên thủy sinh. Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giảm thiểu tác động đến tài nguyên thủy sinh như sau:

4.2.1.1. Biện pháp quản lý

 Quy hoạch vùng khảo sát (vạch tuyến, mở đường, ...) hợp lý và đúng theo quy định, cơng trình xây dựng đảm bảo khoảng lùi 30 m so với mực nước tràn đập hay mép suối.

 Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng các cơng trình nhằm tránh thất thốt các loại chất thải rắn phát tán xuống vùng nước mặt.

 Kiểm soát chặt chẽ việc nghiêm cấm nhân viên bảo trì bảo dưỡng máy móc xả dầu mỡ cặn hoặc chất thải xuống suối, hồ .

 Thiết lập hệ thống các loại thùng chứa rác thân thiện, thu hút sự chú ý của khách đến vui chơi nghỉ dưỡng và sử dụng dịch vụ trong khuôn viên dự án.

4.2.1.2. Biện pháp kỹ thuật

 Thu gom và xử lý nước thải phát sinh đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận.

 Xây dựng chương trình khảo sát, đánh giá định kỳ chất lượng môi trường, đặc biệt tại các khu lân cận, hoặc vùng chịu ảnh hưởng hoặc khu vực tiếp nhận chất thải do các hoạt động dự án gây nên nhằm duy trì hiện trạng mơi trường như hiện nay và hạn chế các tác động xấu có thể có trong tương lai.

 Sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV chất lượng cao để tăng cường tính hấp thu, tác dụng lâu bền trên cây , bổ sung vào đất trồng cỏ các chất có tính giữ phân, nước trong các khu vực có khả năng rữa trơi v.v..Triển khai chương trình chăm sóc cây, cỏ hợp lí, theo thực tế sân bãi và theo nhu cầu cây trồng nhằm kiểm soát, ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ xảy ra hiện tượng phú dưỡng trong thủy vực.

4.2.2. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái hiện hữu

Hoạt động san lấp mặt bằng xây dựng cơng trình khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và các hạng mục phụ trợ đi kèm sẽ tác động tới môi trường tại khu vực dự án nếu khơng có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ. Vì vậy, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau đây nhằm giúp giảm thiểu và hạn chế tác động đến hệ sinh thái rừng và môi trường nước:

4.2.2.1. Biện pháp thi cơng

Tn thủ nghiêm ngặt quy trình thi cơng bao gồm các công đọan sau đây:

 Xác định ranh giới san lấp, diện tích cây rừng giải tỏa theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt;

 Sử dụng phương pháp san lấp nội bộ nhằm hạn chế khối lượng đất đá chuyển đến và chuyển đi;

 Xây dựng hố lắng tại các đường mương thoát nước mưa nhằm hạn chế nước đục tràn xuống khi san lấp;

 Lập hàng rào che chắn khu vực cơng trình xây dựng để tránh rơi vãi đất cát, gây phát tán bụi và dẫn đến sa lắng bụi cát xuống hồ hay bui bám vào cây xanh lân cận khu vực xây dựng.

Chủ đầu tư sẽ tiến hành thành lập đội giám sát mơi trường và an tồn lao động nhằm giám sát chặt chẽ toàn bộ q trình xây dựng nói chung và đặc biệt quan tâm đến cơng tác giám sát q trình thi cơng san lấp và thi cơng xây dựng các cơng trình lân cận dịng suối.

4.2.2.2. Biện pháp bảo vệ rừng và trồng rừng phục hồi

Đặc điểm dự án là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cần tạo cảnh quan đẹp với nhiều cây xanh bao quanh. Theo quy hoạch phát triển xây dựng các hạng mục cơng trình dự án bao gồm cơng trình khách sạn, nhà hàng, biệt thự và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, diện tích cơng trình có mái che khoảng 87.300 m2 và diện tích cơng trình khơng mái che là 161.900 m2. Trong q trình thi cơng xây dựng, diện tích này sẽ được chặt hạ cây xanh, giải phóng mặt bằng. Tuy vậy, trong quá trình quy hoạch các vị trí và diện tích cơng trình, Chủ đầu tư ln xem xét giảm tối thiểu diện tích cũng như mật độ xây dựng các hạng mục cơng trình.

a) Chương trình bảo vệ rừng

Đối tượng bảo vệ: tồn bộ diện tích rừng và cây xanh cịn lại trong khn viên dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng.

Biện pháp bảo vệ rừng: theo quyết định số 211/2004/QĐ-UB ngày 26/11/2004 của UBND tỉnh và công văn số 1091/UB ngày 17/03/2005 của UBND tỉnh cho các chủ đầu tư và hộ dân thuộc diện di dời giải toả với nhiệm vụ nhận khoán quy định rõ ràng. Điều này nhằm phát huy sức mạnh của đơn vị đầu tư và quần chúng, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ người dân, cũng như nhà đầu tư với công tác bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm tài nguyên rừng và làm tốt cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng.

Quy hoạch mảng cây xanh cách ly và giới hạn xây dựng: đảm bảo diện tích xây dựng có mái che tối đa như quy hoạch, quy định chỉ giới xây dựng là 30 m cách bờ hồ và khoảng lùi đối với đường tụ thủy, kênh suối là 30 m.

Trong quy hoạch thiết kế xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, các hạng mục cơng trình được bố trí phần lớn trên diện tích đất nơng nghiệp. Riêng đối với cây rừng, ngoài một số cây rừng khác, số lượng cây thông cần chặt hạ là 3.459 cây chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 6,93% tổng số cây rừng hiện hữu của khuôn viên dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp). Đồng thời, các vị trí chỉ định chặt hạ thơng xây dựng cơng trình chủ yếu là các cây thơng nhỏ gồm thơng tái sinh (đường kính thân cây < 10 cm), thơng

trung niên lớn, trung niên nhỏ (đường kính thân cây 10 – 15 cm). Mặc khác, trong quá trình thực tế thi cơng triển khai, chủ đầu tư sẽ lưu ý bố trí các cơng trình hạng mục hợp lý nhằm hạn chế tối đa việc chặt hạ thông – vốn là chủng loại cây đặc trưng của thành phố . Trong đó, ưu tiên bố trí các hạng mục linh động như chòi nghỉ, trạm dừng chân, cửa hàng lưu niệm, nhà vệ sinh … tại các vị trí đất trống, đất nơng nghiệp, rừng thông rải rác để giảm đến mức thấp nhất lượng cây thơng cần chặt hạ.

b) Chương trình trồng rừng phục hồi

Theo kế hoạch xây dựng và hoàn chỉnh dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành trồng bổ sung khôi phục mảng xanh, duy trì mật độ rừng theo quy định đồng thời cũng tạo cảnh quan đẹp cho dự án. Chương trình trồng bổ sung sẽ được chủ đầu tư triển khai như sau:

i) Trồng rừng tập trung

 Đối tượng trồng: đất trống, đất nơng nghiệp hiện hữu;

 Diện tích: 10 - 15 ha (khoảng 40 – 50% diện tích xây dựng có mái che và khơng có mái che).

 Biện pháp kỹ thuật: trồng hỗn hợp tại khu vực nằm ngồi cơng trình.

 Lồi cây trồng: Thơng 3 lá, tùng phi lao, liễu, tùng nhật, tùng xà, tùng búp, Kim ngân hoa, mai anh đào, mimosa, đổ quyên, bonsai….

ii) Trồng rừng bổ sung dưới tán rừng

 Đối tượng trồng: diện tích dưới tán rừng thông thưa tại các khu vực dự án và phân khu chức năng, mật độ rừng rất thấp khơng đảm bảo độ che phủ và phịng hộ.

 Diện tích: 2,5 ha;

 Biện pháp kỹ thuật: Thực hiện theo quy trình thiết kế trồng thơng đã ban hành.

4.2.3. Phịng chống cháy nổ - phòng chống chữa cháy rừng

4.2.3.1. Phòng chống cháy nổ

Cơng tác phịng cháy chữa cháy được thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Chủ đầu tư dự án sẽ thực hiện nghiêm túc theo đúng hồ sơ thiết kế PCCC đã được Phòng Cảnh sát PCCC phê duyệt:

 Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quy phạm, qui định về PCCC trong quá trình xây dựng và sử dụng cơng trình từ khâu chuẩn bị thiết kế, thi cơng đến nghiệm thu đưa cơng trình vào sử dụng.

 Các loại vật liệu dễ cháy, nổ phải có nơi cất giữ riêng biệt cách xa nguồn có khả năng gây nổ. Kho chứa, bình đựng cần bảo đảm thiết kế bộ phận an tồn, có thiết bị theo dõi nhiệt độ, báo cháy.

 Lắp đặt hệ thống chữa cháy cục bộ; tùy đặc điểm từng hạng mục, cơng trình mà bố trí mạng lưới kết nối với mạng lưới tồn khu và có bố trí các thiết bị chữa cháy khơ tại mọi vị trí của hạng mục cơng trình. Trong các hạng mục, cơng trình có bố

trí các hệ thống chữa cháy bằng nước tự động Sprinkler hoặc hệ thống chữa cháy tự động xối nước (Drencher), báo khói tự động, hệ thống chuông báo sự cố, hệ thống chữa cháy bằng bình tay cầm bằng bột, hệ thống chữa cháy bằng khí Nitrogen, hệ thơng hút khói hành lang.

 Hệ thống điện động lực phải có thiết bị đóng ngắt tự động khi có sự cố rò rỉ hoặc cháy, chập để bảo vệ thiết bị điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Thiết bị tự đóng ngắt tự động có dịng cắt I > 6 KA.

 Hệ thống tiếp đất để đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và người sử dụng có điện trở Rtđ  4 theo TCVN.

 Trang bị biển báo và biển chỉ dẫn phương án thốt hiểm trong trường hợp có cháy, nổ xảy ra…

 Các cơng nhân trực tiếp làm việc trong các bộ phận có khả năng xảy ra cháy nổ (máy phát điện, …) sẽ được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ.

 Xây dựng đội phịng chống cháy nổ đảm nhiệm cơng tác PCCC cho dự án.

4.2.3.2. Phòng chống chữa cháy rừng

Vị trí dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp nằm trong khuôn viên rừng thông hiện hữu bao quanh. Chủ đầu tư dự án sẽ có biện pháp phối hợp Ban quản lý Khu du lịch hồ phòng chống cháy rừng trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động:

 Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng cho toàn bộ nhân viên. Riêng đối với du khách vui chơi và nghỉ dưỡng tại khuôn viên dự án sẽ hướng dẫn thông qua các biển báo, nội quy treo tại các vị trí hạng mục cơng trình.

 Xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng và có bảng cảnh báo tình trạng mức độ nguy cơ cháy rừng.

 Quản lý chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt ở trong khuôn viên dự án, đặc biệt các khu vực cây thơng.

 Áp dụng các biện pháp phịng chống cháy lan.

 Xây dựng các cơng trình và trang bị phương tiện phịng cháy và chữa cháy rừng.

 Các biện pháp phòng cháy khác theo quy định của pháp luật.

Chủ đầu tư sẽ lập Phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện thường trực là Hạt Kiểm Lâm đúng theo các văn bản hướng dẫn bao gồm Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ, Chỉ Thị 14/2006/CT-UB ngày 04/12/2006 của UBND tỉnh về việc triển khai công tác PCCCR.

Dự án nằm ở khu vực có độ cao lớn, tập trung mật độ sét lớn (số liệu của trung tâm Gia Sàng – Thái Nguyên), rất nguy hiểm cho người và thiết bị nên việc thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh rất được Chủ đầu tư quan tâm thực hiện:

 Xây dựng hệ thống chống sét trực tiếp cho từng dự án riêng biệt, sử dụng kim chống sét phóng điện sớm (ESE), sử dụng cơng nghệ Spark Gap khơng phóng xạ với cáp thốt sét bọc chống nhiễu chống hiện tượng sét đánh tạt ngang và kết hợp với hệ thống nối đất tổng trở thấp, dùng hóa chất giảm điện trở.

 Đối với các tủ điện động lực, các tủ điện này được thiết kế bảo vệ sét lan truyền trên đường cấp nguồn và tín hiệu theo công nghiệ TDX. Theo công nghệ này, thiết bị cắt lọc sét được thiết kế đa cấp: Cấp 1 dùng khe phóng điện – GDT, cấp 2 dùng MOV và lớp thứ 3 dùng bộ lọc L-C hoặc SAD.

 Các thiết bị cắt sét được thiết kế theo nhiều cấp dòng tản sét: 150 KA cho tủ MSB, 100 KA cho một số MDB, 50 KA cho DB và LC.

 Tồn bộ các thiết bị trên phải có thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chống sét lan truyền IEC và ITU với các xung 8/20S, 10/700S...

4.2.4. Giảm thiểu xói mịn, rửa trơi, sạt lở bờ

Địa hình dự án có đặc điểm nhiều đồi núi bao quanh nên sạt lở đường trượt đất rất dễ xảy ra khi bị rửa trôi lớp thực vật bề mặt. Do đó, chủ đầu tư rất chú ý cơng tác giảm thiểu sạt lở, trượt đất tại các sườn đồi ngay từ giai đoạn đầu xây dựng:

 Xây dựng taluy nghiêng thành mái để hạn chế sạt lở, kè taluy âm có kết cấu đá hộc, vữa mác 100 và kè taluy dương cao tối đa 2 m, bó vỉa bằng bê tơng đá 1x2 M250, móng bó vỉa là bê tơng đá 4x6 vữa M100 dày 10 cm;

 Hạn chế chặt phá thảm thực vật hai bên taluy trong quá trình xây dựng. Trồng cỏ hoặc dây leo mọc tự nhiên trên bờ taluy;

 Xây dựng hệ thống mương hở tiêu năng để thu nước mưa và giảm áp lực nước bao quanh dự án;

 Xây dựng tường chắn chống sạt lở;

 Không xây dựng lấn đất taluy, khơng xây dựng cơng trình dưới bờ taluy;

 Không đào khoét hầm ếch vào bờ taluy;

Trong quá trình hoạt động dự án, chủ đầu tư sẽ có biện pháp để khống chế sạt lở bờ:

 Duy trì mật độ cây xanh quy định tại từng hạng mục dự án;

 Nghiêm cấm chặt phá rừng, nghiêm cấm chặt phá thảm thực vật hai bên taluy;

 Nghiêm cấm xây dựng các cơng trình mới gần bờ lấn đất taluy hoặc dưới bờ taluy;

 Kiểm tra thường xuyên và có biện pháp khắc phục sửa chữa tức thời các cơng trình chống sạt lở như tường chắn đất, mương thu nước.

4.2.5. Giảm thiểu tai nan lao động

Trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, đặc biệt giai đoạn xây dựng, Chủ dự án phối hợp với nhà thầu xây dựng đảm bảo điều kiện làm việc an tồn cho cơng nhân:

 Trang bị đồ bảo hộ lao động (nón, giày, ...) cho cơng nhân xây dựng;

 Giáo dục cho công nhân ý thức và trách nhiệm trong q trình thi cơng xây dựng, hạn chế tối đa sự cố tai nạn lao động;

 Vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng vào buổi tối từ 18h00 đến 6h00, hạn chế lưu thông trong giờ cao điểm. Đặt biển cảnh báo khu vực công trường xây dựng.

4.2.6. Giải quyết sự cố hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Khi sự cố rị rỉ hay gãy hệ thống đường cống, mương thốt nước xảy ra, Chủ đầu tư sẽ báo ngay với cơ quan có chức năng nhằm sửa chữa kịp thời và giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng ảnh hưởng đến môi trường nước mặt trong khu vực.

Đồng thời, từ quá trình thi cơng đến khi vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, chủ đầu tư sẽ lưu ý đến các biện pháp sau:

 Khơng bố trí bất kỳ các cơng trình xây dựng trên đường ống dẫn nước hay mương thoát nước;

 Sử dụng các nguyên liệu có độ bền cao và chống ăn mịn;

 Trang bị hệ thống bơm dự phòng thay thế luân phiên để xử lý tình huống sự cố kịp thời khi bất kỳ máy bơm nào trục trặc kỹ thuật bị hư hỏng;

 Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn;

 Thường xun vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị của hệ thống theo đúng hướng dẫn kỹ thuật nhà cung cấp;

 Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các cơng trình đơn vị để theo dõi sự ổn định hệ thống,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w