Tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 65 - 68)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.3.2. Tác động không liên quan đến chất thải

(1)

Tiếng ồn

Các nguồn phát sinh tiếng ồn từ hoạt động cuả khu du lịch nghỉ dưỡng bao gồm:

 Chuỗi nhà hàng, quầy ăn uống, khu vực hội thảo...;

 Các dịch vụ vui chơi giải trí, khu vực bãi giữ xe;

 Máy phát điện;

 Các phương tiện giao thông ra vào khách sạn như: xe máy, xe du lịch, xe ô tô ... - Độ ồn tham khảo của các nguồn phát sinh tiếng ồn đối với loại hình dự án được nêu trong bảng 3.19 sau:

Bảng 3.19. Mức ồn của các loại xe cơ giới

Loại xe Tiếng ồn (*)(dBA) TCVN 5949 -1998 (dBA)

Từ 6h đến 18h Từ 18h đến 22h Từ 22h đến 8h Bar - dancing 75 - 95 60 55 50 Karaoke 75 – 85 Nhà hàng 80 - 90 Máy phát điện 102,0 – 110,0 Xe du lịch 77 - 80 Xe mini bus 75 - 80 Xe mô tơ 4 thì 85 - 90 Xe mơ tơ 2 thì 80 -100 Xe điện 60 - 65 Nguồn: VITTEP, tháng 05/2010 Ghi chú:

- (*): Tiếng ồn đo đạc tại vị trí phát sinh, khoảng cách tối đa 1,5 m.

- TCVN 5949 – 1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép áp dụng đối với khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

Nhận xét:

Độ ồn từ các nguồn phát sinh tiếng ồn theo loại hình khu du lịch được Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường đo đạc cho các cơng trình hiện hữu đang hoạt động cho thấy tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động trên đều khá cao so với tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực dân cư (TCVN 5949 - 1998). Do vậy, chủ dự án sẽ có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động trên.

(2)

Tác động đến kinh tế - xã hội

Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp thuộc Khu du lịch hồ nằm trên địa bàn phường 3, phường 4 thành phố và xã , huyện .

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp là một dự án được tách ra triển khai thực hiện sau của Dự án tổng thể Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf do Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (A) làm chủ đầu tư (đến tháng 05/2010 đã đổi tên thành Công ty Cổ phần ). Song song với dự án này, Dự án “Sân Golf ” cũng đang triển khai thực hiện đã được phê duyệt Đánh giá tác động môi trường vào tháng 02/2010. Đây là một trong những dự án thành phần lớn đầu tiên được triển khai thực hiện trong Khu du lịch hồ . Sự phát triển của song song của hai dự án chính là sự phát triển của khu du lịch hồ và là bước đệm để các dự án thành phần còn lại trong KDL hồ phát triển.

Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương phường xã nói riêng và của Thành phố nói chung.

(a) Kinh tế

- Hoạt động Khu du lịch nghỉ dưỡng có những tác động tích cực góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Các tác động tích cực chính là:

+ Dự kiến đến 2014, số lượng hội viên chơi golf đến dự án sẽ đạt đến 500 người, do đó, đây là số lượng du khách thường xuyên sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống của chuỗi nhà hàng khách sạn của Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Theo tính tốn của chủ đầu tư, với đặc điểm dự án là loại hình du lịch cao cấp, thời gian thu hồi vốn của dự án khá nhanh, khoảng 5 năm 4 tháng tính từ khi có doanh thu, đồng thời lợi ích thu được của dự án lớn hơn chi phí đầu tư bỏ ra.

+ Giá trị đất đai gia tăng do thay đổi mục đích sử dụng đất. Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu dự án nói riêng và khu vực nói chung, một số khu trồng hoa màu trước đây sẽ chuyển sang trồng cây cảnh, hoa phục vụ hoa viên, gieo ươm cây rừng phục vụ cho công tác phục hồi cảnh quan và rau sạch phục vụ các nhà hàng cao cấp do đó giá trị sử dụng đất tăng lên làm hiệu quả kinh tế, dẫn đến thu nhập các gia đình làm nơng nghiệp trong vùng cũng tăng lên.

+ Hoạt động phát triển du lịch nghỉ dưỡng có phục vụ ăn uống và dịch vụ lưu trú sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất liên quan.

+ Dự án tạo việc làm cho khoảng 1.000 – 1.500 lao động thường xuyên và một số khác tham gia các dịch vụ liên quan.

+ Hoạt động dự án góp phần thúc đẩy phát triển địa phương khu vực thông qua các hoạt động tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho địa phương, góp phần giảm bớt các hộ đói nghèo tại chỗ, cụ thể là dân cư phường 3, thành phố và xã , huyện .

- Tuy nhiên, ngoài các mặt tích cực nói trên, một vài mặt tiêu cực của loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn cần đề cập đến như:

+ Các việc làm do hoạt động du lịch mang lại thường có tính chất thời vụ, khơng ổn định.

+ Sự phát triển kinh tế địa phương phụ thuộc vào các hoạt động du lịch. Thu nhập của những người tham gia dịch vụ du lịch không ổn định, phụ thuộc vào mùa du lịch và lượng khách tới.

+ Ngành du lịch chịu sự chi phối theo mùa vụ, khách du lịch thường tập trung vào các ngày nghỉ cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ hè, … trong khi các phương tiện và cơ sở vật chất phải ln ln sẵn sàng đón khách do đó xảy ra tình trạng có thời gian khơng khai thác hết cơng suất và có thời điểm quá tải do khách đến vượt số lượng dự kiến.

- Tác động của hoạt động khách sạn, du lịch tới xã hội rất khó đong đếm, đánh giá đôi khi không thể nhận thấy. Các tác động xã hội từ hoạt động khách sạn, du lịch có thể xem xét từ các góc độ sau:

+ Nhân khẩu: Việc thu hút lao động từ nơi khác tới tham gia vào ngành du lịch địa phương cũng như các ngành nghề dịch vụ hỗ trợ sẽ dẫn đến nhiều phức tạp trong công tác quản lý địa phương. Theo tính tốn quy mơ dự án, có thời điểm tại dự án tập trung đến gần 5.000 khách và khoảng 1.500 lao động chính quy và thời vụ, do đó vấn đề quản lý an ninh, trật tự xã hội, quản lý về vấn đề tạm trú tạm vắng cũng gây nhiều áp lực đến đơn vị quản lý địa phương.

+ Nghề nghiệp: Dự án du lịch là cơ hội tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho địa phương, đồng thời giảm bớt các hộ đói nghèo tại chỗ, cụ thể là dân cư phường 3, phường 4 và cả xã , huyện Đức Trong. Khi dự án phát triển, một bộ phận lao động trẻ trước đây làm các nghề khác nay sẽ chuyển sang làm việc trong ngành du lịch hoặc các dịch vụ liên quan và có thu nhập ổn định. Đặc biệt một số nghề thủ công truyền thống, làm đồ lưu niệm sẽ được chú ý phát triển để phục vụ hoạt động du lịch, một phần nguồn thu từ dịch vụ sẽ giúp địa phương có điều kiện tơn tạo cảnh quan sinh thái và cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở.

+ Thay đổi nhu cầu hưởng thụ: Do có điều kiện tiếp xúc với khách du lịch mà đa số có mức sống cao nên nhân dân địa phương có xu hướng thay đổi lối sống trước đây, ví dụ như tiện nghi sinh hoạt cao hơn, ăn ngon hơn, mặc lịch sự hơn, phương tiện đi lại tốt hơn, hình thức giải trí đa dạng hơn, … góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhân dân địa phương theo chiều hướng của xã hội văn minh. Mặt tiêu cực là đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên làm ảnh hưởng đến mức sống của bộ phận dân cư đang có thu nhập thấp.

+ Gây lãng phí: Hoạt động du lịch có tính chất theo mùa sẽ gây những lãng phí. Do hầu hết các cơng trình và các dịch vụ du lịch chỉ đáp ứng nhu cầu của thời kỳ cao điểm gây tốn kém về mặt kết cấu hạ tầng. Lượng khách du lịch tại nói chung thường tập trung vào quý III và các ngày lễ trong năm, riêng tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp một phần phục vụ sân golf có thể tập trung nhiều vào những ngày cuối tuần.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG CAO CẤP (Trang 65 - 68)