Thông báo tuyển dụng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM TRIỀU (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU

2.2. Nội dung của tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

2.2.2.3. Thông báo tuyển dụng

- Mục đích: Là thông báo tới ứng viên những thông tin cần thiết của đợt tuyển dụng với mục đích thu hút được nhiều nhất các ứng viên có khả năng phù hợp từ các nguồn khác nhau.

- Thông báo tuyển dụng được tiến hành theo ba bước:

Xác định đối tượng nhân thông tin: Với mỗi đối tượng nhận thông tin khác nhau, cán bộ tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ có cơ sở để quyết định về nợi dung, hình thức và nơi triển khai thông báo tuyển dụng.

Thiết kế thông báo tuyển dụng: Việc thiết kế nợi ddung và hình thức thông báo là việc quan trọng để đảm bảo thu hút sự quan tâm của các ứng viên.

Nội dung của thông báo tuyển dụng bao gồm: Tên và địa chỉ doanh nghiệp, nhu cầu cần tuyển, nội dung vắn tắt của bản mô tả công việc, yêu cầu đối với ứng viên, chế độ đãi ngộ, yêu cầu hồ sơ…

Triển khai thông báo tuyển dụng : Sau khi thiết kế thông báo tuyển dụng, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai thông báo theo địa chỉ đã xác định. Việc triển khai thông báo tuyển dụng là việc đăng thông báo tuyển dụng tại địa điểm và phương pháp thích hợp với thời gian và số lượng hợp lý.

2.2.3. Tuyển chọn nhân lực

Mục đích: Tuyển chọn nhân lực nhằm đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các u cầu của cơng việc, để tìm được những người phù hợp với yêu cầu đặt ratrong số những người đã thu hút được trong q trình tuyển mợ.

Tuyển chọn nhân lực bao gồm các nội dung: Thu thập và xử lý hồ sơ; thi tuyển; phỏng vấn; ra quyết định tuyển dụng và hội nhập nhân lực mới.

2.2.3.1. Thu thập và xử lý hồ sơ

Bước này nhằm kiểm tra sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứng viên tham gia tuyển dụng đồng thời loại bỏ những ứng viên không đủ hoặc không phù hợp để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp và cả ứng viên.Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào, phân loại để tiên cho việc sử dụng sau này. Người xin tuyển dụng phải nộp cho doanh nghiệp những tờ giấy sau:

 Đơn xin tuyển dụng.

 Bản khai lý lịch có chứng nhân của ủy ban nhân dan, xã phường.

 Giấy chứng nhận sức khỏe do bác sỹ của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

 Các chứng chỉ, bằng tốt nghiệp các trình đợ chun mơn, nghiệp vụ các kỹ năng cần thiết của người lao động.

Việc nghiên cứu và xử lý hồ sơ nhằm lại bỏ các ứng viên không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Khâu này đặc biệt quan trọng kho doanh nghiệp có số lượng lớn ứng viên dự tuyển.Thâm chí bộ phần nhân sự có thể tiến hành phỏng vấn sơ bộ các ứng viên nhằm kiểm tra các kỹ năng và thẩm tra trình đợ chính xác của các thơng tin

Nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên được bắt đầu bằng việc nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân và đơn xin việc, so sánh với bản tiêu chuẩn công việc của ứng viên đến thời điểm tuyển dụng. Bộ phận phụ trách nhân sự chuẩn bị báo cáo và đánh giá từng ứng viên dựa trên kết quả điều tra và nghiên cứu hồ sơ.Sau đó sẽ quyết định danh sách các ứng viên tham gia thi tuyển.

2.2.3.2. Tổ chức thi tuyển

Mục đích thi tuyển là để lựa chọn được những nhân sự tốt nhất có thể đảm nhân công việc mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Thi tuyển được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau tùy tḥc vào từng loại công việc và chức danh cần tuyển dụng.

Sau khi xử lý hồ sơ, doanh nghiệp đã loại bỏ những ứng viên không phù hợp với các tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp. Số ứng viên còn lại được tiếp tục tham gia quá trình thi tuyển bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm, thi tay nghề.

Thi tự luận là hình thức thi giúp các nhà tuyển dụng kiểm tra được những kiến thức, kỹ năng của ứng viên với vị trí công việc tuyển dụng.

Thi trắc nghiệm để có thể loại bớt ứng viên , doanh nghiệp có thể sử dụng trắc nghiệm tổng hợp, để đo lường, đánh giá và lựa chọn ứng viên đi vào giai đoạn tuyển chọn kế tiếp.

Thi tay nghề thường được áp dụng cho những công việc đòi hỏi có nhiều thao tác, thực hành…

2.2.3.3. Phỏng vấn

Mục đích chính của phỏng vấn tuyển dụng là để đánh giá năng lực ứng viên thông qua việc tiếp xúc với ứng viên. Để có cuộc phỏng vấn tuyển dụng thành cơng, nhà tuyển dụng cần lực chọn hình thức, phương pháp phỏng vấn phù hợp và cần phải được trang bị những kỹ năng phỏng vấn nhất định: Kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn, kỹ năng nhập vai

phỏng vấn, kỹnăng đánh giá phỏng vấn. Đồng thời nhà tuyển dụng cần có sự chuẩn bị về cuộc phỏng vấn và phải nắm được những nguyên tắc trong cuộc phỏng vấn.

- Giai đoạn trước khi phỏng vấn tuyển dụng  Các cấp độ phỏng vấn

Phỏng vấn sơ bộ: là phương pháp phỏng vấn nhằm xác minh nguyên vọng của

người lao động đối với công việc ứng tuyển, xác nhận người lao động sẽ tham gia vào các vòng phỏng vấn tiếp theo, và xác nhận một số thông tin sơ bộ về ứng viên, đánh giá sự phù hợp của ứng viên với các tiêu chuẩn cơ bản.

Phỏng vấn chuyên sâu: Có thể được tiến hành theo nhiều vòng nhằm mục đích đánh

giá chính xác năng lực của ứng viên, tìm ra những ững viên phù hợp nhất đối với từng công việc, đặc biệt đối với những công việc có yêu cầu.

Phỏng vấn ra quyết định: Phỏng vấn ra quyết định được xem là cấp độ cao nhất,

thường được tiến hành sau cùng với sự tham gia của các cán bợ quản lý cấp cao. Các hình thức phỏng vấn

Phỏng vấn gián tiếp

Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn hội đồng

Các phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn căng thẳng

Phỏng vấn nhằm tạo bầu khơng khí thoải mái

Phỏng vấn không chỉ dẫn

Phỏng vấn theo mẫu

- Giai đoạn tiến hành phỏng vấn tuyển dụng

Gia đoạn tiến hành phỏng vấn tuyển dụng là giai đoạn quan trọng, phỏng vấn thường bao gồm 5 giai đoạn:

Bước 1: Thiết lập quan hệ và thông tin ban đầu Bước 2: Khai thác và nắm bắt thông tin

Bước 3: Mô tả vị trí cần tuyển Bước 4: Giới thiệu về doanh nghiệp

Giai đoạn sau khi phỏng vấn: Kết thúc phỏng vấn, công việc chủ yếu của nhà tuyển dụng là đánh giá ứng viên dựa trên kết quả phỏng vấn và thông báo kết quá phỏng vấn với ứng viên theo lịch đã hẹn.

2.2.3.4. Đánh giá ứng viên

Mục đích của đánh giá ứng viên nhằm tởng hợp kết quả nhìn nhận về từng ứng viên tham gia quá trình tuyển dụng tại doanh nghiệp.

- Các phương pháp đánh giá ứng viên

Phương pháp thang điểm có trọng số: là phương pháp cho điểm theo từng tiêu thức

để lựa chọn các ứng viên thích hợp. Mỗi tiêu thức được đánh giá các mức điểm khác nha tùy thuộc vào yêu cầu của công việc. Một số tiêu thức thường được sử dụng như: Trình đợ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng ứng xử…

Phương pháp đánh giá đơn giản: Là phương pháp dựa trên kinh nghiệm, trực giác

mách bảo của người đánh giá khi tiếp xúc với ứng viên. Mặc dù tiết kiệm chi phí nhưng kết quả không được chính xác lắm.

- Một số sai lầm khi đánh giá ứng viên

Tác động của “hòa quang”: Sai lầm này xảy ra khi một hoặc một số đặc điểm nào

đó của ứng viên trở nên lấn át các đặc điểm khác. Khi đó, nhà tuyển dụng có ấn tượng quá tốt với một đặc điểm của ứng viên dẫn đến những đánh giá cao về ứng viên.

Tác động tương phản: Xảy ra khi trong đánh giá ứng viên, các nhà tuyển dụng tiến

hành so sánh các ứng viên với nhau.

Sai xót nhân bản: Xảy ra khi trong đánh giá ứng viên, các nhà tuyển dụng có xu

hướng dành thiện cảm cho những người có đặc điểm tương đồng với mình như: về tính cách, hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc xuất than…

Sự dập khuôn: Xảy ra khi đánh giá ứng viên các nhà tuyển dụng bị chi phối bởi

quan điểm, nhân thức và những đánh giá mang tính khuôn mẫu, cứng nhắc, dẫn đến đánh giá không đầy đủ, toàn diện về ứng viên.

2.2.3.5. Ra quyết định tuyển dụng

Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng để chọn những ứng viên phù hợp nhất với công việc, và loại bỏ những ứng viên khơng đáp ứng

quy trình tuyển dụng đó là ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các câu hỏi của ứng viên về các chế độ của công ty để ứng viên hiểu rõ.

Ra quyết định tuyển dụng thông thường có 2 phương pháp:

Ra quyết định kiểu đơn giản: Hội đồng tuyển chọn sẽ thu thập, xem cét lại các

thông tin về ứng viên. Sau đó dựa vào hiểu biết về công việc cần tuyển và những phẩm chất, kỹ năng cần có của nhân viên hội đồng sẽ quyêt định tuyển dụng.

Ra quyết định kiểu thống kê cho điểm: Phương pháp này đảm bảo tính chính xác

cao. Hội đồng tuyển dụng sẽ xác định các tiêu thức, yếu tố quan trọng nhất đối với từng công việc và đánh giá tầm quan trọng của từng tiêu thức. Tất cả các đánh giá về ứng viên sẽ được tổng hợp lại, ứng viên đạt điểm cai nhất sẽ được tuyển chọn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM TRIỀU (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w