6. Kết cấu đề tài
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
2.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô.
Yếu tố kinh tế.
Theo báo cáo từ các địa phương, tại thời điểm đầu năm học 2019-2020, cả nước có 13546 trường mẫu giáo, tăng 402 trường so với năm học trước; 15496 trường tiểu học, tăng 159 trường; 10334 trường trung học cơ sở, tăng 101 trường và 2392 trường trung học phổ thông, tăng 42 trường. Trong năm học này, cả nước có 241,3 nghìn giáo viên mẫu giáo, tăng 38,7% so với năm học 2019-2020; giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 834,8 nghìn người, tăng 0,8%, bao gồm: 373,5 nghìn giáo viên tiểu học, tăng 2%; 312,1 nghìn giáo viên trung học cơ sở, tương đương năm học trước và 149,2 nghìn giáo viên trung học phổ thơng, giảm 0,6%. Tính đến hết tháng Ba năm 2020, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (trong đó 04 tỉnh, thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2) và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có thể nói Việt Nam đang là một thị
trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nói chung và các cơng ty cung ứng thiết bị giáo dục nói riêng.
Nhân tố chính trị - pháp luật.
Việt Nam được xem là một nước có nền kinh tế chính trị ổn định. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thực phẩm, nhà nước đã ban hành các văn bản chính sách tập trung vào khuyến khích đầu tư, khuyến khích liên kết, xây dựng chuỗi sản phẩm và quy hoạch vùng nguyên liệu, bảo hộ sản xuất trong nước.
Năm 1991 luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngồi tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như luật đất đai, luật thuế, luật phá sản, luật môi trường, luật lao động và hàng 100 các văn bản pháp luật, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa được việc thực hiện phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Nhân tố văn hóa- xã hội.
Giáo dục là một lĩnh vực không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chính vì thế sự nghiệp phát triển giáo dục luôn là vấn đề mà chúng ta quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng. Từ khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Bác Hồ cũng đã nhấn mạnh giặc dốt là một trong ba loại giặc cơ bản nhất ngăn chặn sự phát triển của dân tộc ta. Vấn đề nâng cao dân trí và nhân lực của con người, bồi dường nhân tài trở thành thách thức quan trọng nhất. Ước tính mỗi gia đình chi ra tới 47% cho giáo dục. Văn hóa giáo dục ở ta đang ở mức cao từ đó đặt ra những thách thức cho công ty đổi mới sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Môi trường tự nhiên.
Với những điều kiện thời tiết, khí hậu khá tốt nên rất tốt cho việc sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm. Ngồi ra, với mức dân số đơng thì nguồn nhân lực cho cơng ty cũng khá dồi dào. Qua đó tạo tiền đề rất lớn cho cơng ty có thể phát triển thuận lợi. Vừa qua dịch bệnh covid cũng ảnh hưởng khá là lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dịch bệnh khiến cho việc xuất khẩu hàng hóa đi ra nước ngồi gặp nhiều khó khăn, liên tục bì trì hỗn. Dịch bệnh cịn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh trong nước, các trường học đầu tư công nghệ vào lĩnh vực học trực tuyến nên việc đến lớp rất ít, qua đó hạn chế việc sử dụng các thiết bị dạy học ở trường lớp, ảnh hưởng một phần không nhỏ đến doanh thu của công ty.
Môi trường công nghệ.
Môi trường công nghệ ngày càng phát triển theo xu hướng của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, nó giúp cho đời sống người dân tốt hơn, mọi người đều tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn và thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Một thuận lợi rất lớn cho Việt Pháp khi môi trường công nghệ phát triển đã giúp công ty được biết đến nhiều hơn, mang lại nhiều khách hàng hơn, kèm theo đó là các cơng nghệ áp dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm chất lượng và tối giản thời gian, nguyên liệu.
2.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô.
Đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường hiện nay vẫn xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhỏ lẻ chuyên làm nhái sản phẩm của các cơng ty, doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng nhằm thu lợi về mình, điều này gây ảnh hưởng khơng tốt đến thương hiệu và hình ảnh của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc như công ty TNHH Việt Pháp. Bên cạnh đó, nguồn hàng nhập lậu chất lượng thấp từ Trung Quốc cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp vì giá thành có tính cạnh tranh cao. Dù chất lượng những mặt hàng này không tốt nhưng do giá rẻ, đa dạng nên vẫn được nhiều người dân có mức thu nhập thấp lựa chọn.
Nhiều sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nhưng lại không phù hợp với môi trường và đặc thù riêng của các trung tâm, cơ sở giáo dục, vì vậy mà công ty đã bị lỡ mất một số đơn đặt hàng lớn.
Bảng 2.7. So sánh giá cả và chất lượng đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh Công ty TNHH thiết bị giáo dục và đồ chơi Tràng An. Công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Mỹ
Giá cả Cao Thấp Cao
Chất lượng sản phẩm Trung bình Thấp Cao
(Nguồn: sinh viên tổng hợp)
Nhìn chung ở phân khúc tầm trung thì cơng ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Pháp có ba đối thủ cạnh tranh chính. Thứ nhất, cơng ty TNHH thiết bị giáo dục và đồ chơi Tràng An có ưu thế là sản phẩm đa dạng, chất lượng khá cao tuy nhiên có giá cạnh tranh cao gần như ngang với công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Pháp. Thứ hai là công ty TNHH thiết bị giáo dục Việt, cơng ty này có các mặt hàng giá rẻ, và có chất lượng tương đối thấp. Cuối cùng là cơng ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Mỹ, cơng ty này có những sản phẩm chất lượng cao mẫu mã đa dạng, mặt hạn chế là giá thành sản phẩm cao. Ngoài những đối thủ cạnh tranh nêu trên thì hiện nay có những đối thủ tiềm ẩn mới bước vào thị trường và đặc biệt là các đối thủ từ Trung Quốc. Những mặt hàng ở Trung Quốc du nhập vào nước ta mẫu mã rất đa dạng, giá thành rẻ, vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Đây được coi là đối thủ tiềm ẩn với thị trường thiết bị giáo dục trong nước nói chung cũng như cơng ty TNHH thiết bị giáo dục Việt Pháp nói riêng.
Khách hàng.
Cơng ty TNHH Thiết Bị Giáo Dục Việt Pháp rất đa dạng về nguồn khách hàng bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Công ty phân loại ra 5 thị trường khách hàng như sau:
Thứ nhất, thị trường người tiêu dùng cá nhân và gia đình. Khách hàng mua hàng
hóa của cơng ty để tiêu dùng cho chính họ, những khách hàng này thường mua với số lượng thấp, dường như tạo ra doanh thu rất ít.
Thứ hai, thị trường doanh nghiệp sản xuất bao gồm những tổ chức mua hàng hóa
và dịch vụ cho cơng việc sản xuất của họ để kiếm lời, hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác. Những khách hàng này chủ yêu mua những nguyên liệu đầu vào của công ty, những nguyên liệu này có thể là do cơng ty sản xuất cũng có thể là do cơng ty nhập khẩu từ nước ngoài, những khách hàng này thường mua với số lượng lớn tuy nhiên có tính lặp lại theo chu kỳ khơng có xảy ra thường xuyên.
Thứ ba, thị trường người bán lại gồm những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để
bán chúng kiếm lời. Đây là các đại lý của công ty giúp cơng ty phân phối hàng hố tồn quốc. Đây là một phần quan trọng giúp cơng ty phân phối giới thiệu hàng hóa đến nhiều nơi, có ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến việc quảng bá thương hiệu.
Thứ tư, thị trường chính quyền và các tổ chức phi lợi nhuận gồm có các cơ quan
Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa và dịch vụ để tạo các dịch vụ cơng ích. Hoặc để chuyển nhượng những hàng hóa và dịch vụ này cho những người cần đến chúng. Đây là các khách hàng lớn của công ty, bán được những đơn hàng lớn tạo nguồn doanh thu chính cho cơng ty.
Thứ năm,thị trường quốc tế là những người mua ở nước ngoài gồm người tiêu
dùng, người sản xuất, người bán lại, các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài. Thị trường này chủ yếu là bán lẻ qua các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Ebay. Hiện nay lượng khách hàng này ở cơng ty đang rất ít do cơng ty mới áp dụng đưa vào gần đây, do vậy lợi nhuận tạo ra từ khách hàng này đang rất ít dường như là chưa có.
Nhà cung cấp.
Hiện nay nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất cho công ty chủ yếu ở singapo còn lại là những nguyên liệu trong nước. Ngồi ra, với những cơng nghệ sản xuất hiện đại thì cơng ty đều du nhập từ châu Âu. Với những mặt hàng đơn giản nguyên liệu đều lấy từ những công ty sản xuất nhựa, kim loại ở trong nước, những mặt hàng này luôn đáp ứng đủ cho khách hàng. Vấn đề đối với những thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cho thí nghiệm giảng dạy và các cơng nghệ sản xuất hiện tại đang gặp khó khăn, vì đơi khi lượng hàng hóa cơng ty đặt hàng vẫn không đủ đáp ứng cho khách hàng, mình đang phụ thuộc quá nhiều đối với lượng hàng nhập khẩu, kèm theo đó hiện nay dịch bệnh đang cản trợ việc lưu thơng hàng hóa giữa các nước, nên rất khó khăn trong việc nhập khẩu hàng hóa cũng như cơng nghệ sản xuất mới, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như làm mất đi sự uy tín và đánh mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh.
2.3.3. Môi trường bên trong.
Nguồn nhân lực.
Bảng 2.8. Thống kê số lượng cơng nhân viên theo trình độ năm 2019.
Trình độ Số lượng lao động Tỉ lệ(%)
Thạc sĩ 13 4,33
Đại học 56 18,67
Trung cấp chuyên nghiệp 81 27
Trinh độ phổ thông 150 50
Tổng 300 100
( Nguồn: Phịng tổ chức hành chính cơng ty TNHH Việt Pháp)
Về trình độ nhân tại cơng ty, ta thấy ở trình độ thạc sĩ chiếm 4,33%, đại học chiếm 18,67%, trung cấp chun nghiệp chiếm 27% và trình độ phổ thơng chiếm 50%. Trong những năm qua Cơng ty ln có những chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh doanh. Ngồi việc Cơng ty thường xuyên tuyển dụng mới lực lượng nhân viên kinh doanh, bán hàng cịn có sự đầu tư về đạo tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ cho từng bộ phận chuyên môn khác. Điều này, cho thấy Cơng ty rất xem trọng người lao động vì sự song hành cùng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điểm mạnh về nguồn nhân lực của Công ty là lực lượng lao động đa số rất trẻ từ dưới 40 tuổi chiếm trên 70%. Đây là lực lượng có trình độ, sức trẻ, thái độ làm việc rất nhiệt tình, có kỹ năng bán hàng chun nghiệp và tương đối đồng đều về trình độ chun mơn.
Nguồn lực tài chính và vật chất.
Với nguồn vốn lớn cùng sự đóng góp đầu tư từ nước ngồi, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên trong chu kỳ kinh doanh của Công ty. Công ty nhận thấy hoạt động bán lẻ ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhưng hiện nay, với nguồn vốn chủ sở hữu có khả năng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thường xuyên trong chu kỳ kinh doanh của Công ty. Đây là ngành kinh doanh tương đối ổn định, ít có sự biến động lớn về vốn, tuy nhiên Cơng ty vẫn có sự duy trì khá tốt với các ngân hàng lớn.
Cơng ty rất quan tâm về phát triển mặt bằng mới, thường xuyên tu sửa, nâng cấp hệ thống cũ, mở rộng không gian, thay đổi mẫu mã nhằm kích thích và thu hút khách hàng. Ngồi ra trong thời gian qua Cơng ty cũng chú trọng đầu tư trang bị các phương tiện vận tải hàng hóa, xe ơ tơ đi giao dịch với các đơn vị Giáo dục tại các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi và nhanh chóng.
Tổ chức.
Cơng ty đang từng bước tổ chức lại cơ cấu bộ máy cho phù hợp với tình hình phát triển hoạt động kinh doanh hiện nay. Để mở rộng khai thác thị trường tiềm năng trên địa cả nước, Công ty đã xúc tiến khảo sát mặt bằng, tăng cường cơng tác ngoại giao về phía chính quyền địa phương và lập kế hoạch triển khai mở rộng hệ thống kinh doanh trong năm 2021.
Kinh nghiệm.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị giáo dục hơn 20 năm, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thuộc đối với khách hàng là giáo viên, sinh viên, bậc phụ huynh, học sinh và các đơn vị Giáo dục – Đào tạo. Sự am hiểu nhu cầu dạy và học, phục vụ tận tình, chu đáo đưa tài liệu dạy và học đến tận các vùng sâu vùng xa cịn nhiều khó khăn, tư vấn cho các tổ chức Giáo dục – Đào tạo hướng đến phương pháp đổi mới dạy và học.