Vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 30 - 35)

Chương 2 VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1. Vốn của doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có tư liệu sản xuất, sức lao động. Đó là những yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào. Do vậy, các doanh nghiệp cần tiền để mua tư liệu sản xuất , để trả lương và các chi phí khác. Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp. Số tiền này do chủ doanh nghiệp bỏ ra ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và có một phần từ khoản vay nợ.

Vốn là lượng giá trị doanh nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt dược hiệu qủa kinh tế xã hội cao nhất. Bởi vậy ta có thể nói vốn là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn của doanh nghiệp luôn vận đông và khơng ngừng thay đổi hình thái tạo thành quá trình luân chuyển vốn.

Trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, quá trình luân chuyển vốn trải qua ba giai đoạn:

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 31  Giai đoạn dự trữ sản xuất: Trong giai đoạn này doanh nghiệp ứng ra vốn tiền tệ mua sắm các yếu tố sản xuất như TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Trong giai đoạn này T chuyển thành H (T-H).

 Giai đoạn sản xuất: Trong giai đoạn này các yếu tố sản xuất được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, vốn tồn tại dưới hình thái chi phí sản xuất (gồm những sản phẩm đang chế tạo và chi phí chờ phân bổ). (H... SX... H’).

Giai đoạn lưu thông: Doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền về(tiền mặt, chuyền khoản, tiền Việt Nam, ngoại tệ) cũng có thể là bán chịu hình thành khoản phải thu. Vốn từ hình thái hàng chuyển trở lại hình thái tiền tệ ban đầu (H’-T’). Đến đây là kết thúc quá trình luân chuyển vốn và quá trình khác lại bắt đầu.

Trong các doanh nghiệp thương mại, quá trình luân chuyển trải qua hai giai đoạn:  Giai đoạn mua hàng: Trong giai đoạn này doanh nghiệp ứng ra vốn tiền tệ để mua sắm các tư liệu lao động và đối tượng lao động như TSCĐ, nguyên vật liệu, cơng cụ, dụng cụ, hàng hóa. Trong giai đoạn này T chuyển thành H (T-H).

Giai đoạn bán hàng: Doanh nghiệp bán hàng hóa thu tiền ngay hoặc hình thành

khoản thu sau đó thu tiền về (tiền mặt, chuyển khoản, tiền Việt Nam, ngoại tệ). Vốn từ hình thái hàng chuyển trở lại hình thái tiề tệ ban đầu (H-T’). Đến đay là kết thúc quá trình luân chuyển vốn và quá trình khác lại bắt đầu.

2.1.2. Phân loại vốn sản xuất kinh doanh

2.1.2.1. Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành

Được chia ra làm 02 nguồn: nguồn vốn và nợ phải trả, điều này thể hiện rõ ràng trên Bảng cân đối kế toán.

Cụ thể:

Vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp: là số vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp phải

ứng ra để mua sản phẩm, xây dựng các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, vốn chủ sở hữu chỉ là vốn điều lệ (được thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh). Bên cạnh đó, khi trải qua một q trình hoạt động, vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm từ các nguồn như các quỹ của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối…

Các khoản nợ phải trả: bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn của Ngân hàng và

các tổ chức tín dụng; các khoản phải trả khác nhưng chưa đến kỳ hạn phải trả như: các khoản phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 32 công nhân viên… Các khoản phải trả khác này tuy khơng thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng vì là các khoản nợ hợp pháp nên doanh nghiệp có thể sử dụng coi như nguồn vốn của mình.

Phân biệt sự khác nhau giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả: Nợ phải trả

(Liabilities)

Nguồn vốn chủ sở hữu (Owners’ Equity) - Có thời hạn hồn trả - Khơng có thời hạn hồn trả - Phải trả lãi cho khoản tiền đã vay trừ các

khoản nợ chiếm dụng

- Không phải trả lãi mà sẽ chia lời tùy theo kết quả hoạt động từng năm và chính sách phát triển của cơng ty

- Lãi vay được tính vào chi phí khi xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Do vậy, có tác động làm giảm thuế

- Cổ tức trả cho cổ đông không làm giảm thuế thu nhập phải nộp

- Chi phí thấp - Chi phí cao

2.1.2.2. Vốn của doanh nghiệp xét từ mặt sử dụng

Hoạt động của doanh nghiệp gồm hoạt động cơ bản là kinh doanh và đầu tư, vì vậy nguồn vốn cũng chia ra làm 02 nguồn:

Vốn kinh doanh: là số vốn doanh nghiệp đang trực tiếp sử dụng vào mục đích kinh

doanh. Vốn kinh doanh lại chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn kinh doanh lại chia ra thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là vốn ứng trước tồn tại dưới hình thái tài sản cố định (TSCĐ). Vốn lưu động là số vốn ứng trước tồn tại dưới hình thái tài sản lưu động (TSLĐ)

Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp đã hoặc đang ứng ra, nhưng chưa đem lại hiệu quả. Số vốn này nằm trong hạng mục cơng trình cịn dở dang và các chứng khốn có giá, chúng sẽ phát huy hiệu quả trong tương lai

2.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư

Vốn đầu tư vào bên trong doanh nghiệp và vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp Vốn đầu tư vào bên trong doanh nghiệp tạo nên tạo nên các loại TSCĐ và tài sản lưu động.

Vốn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp gồm cả đầu tư ngắn hạn lẫn đầu tư dài hạn như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác hau của Nhà nước…

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 33

2.1.2.4. Căn cứ vàotính chất luân chuyển

Vốn cố định: Vốn đầu tư vào TSCĐ.

Vốn lưu động: Vốn đầu tư vào tài sản lưu động.

Thông thường, trong doanh nghiệp sản xuất vốn cố định thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn lưu động. Nhưng ngành thương mại thì ngược lại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng tuyệt đại bộ phận.

2.1.3. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Vốn của doanh nghiệp tại mỗi thời điểm quyết toán ( thường là ngày cuối cùng của mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm) được phản ảnh trong một bảng gọi là bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Sau đây là mẫu bảng cân đối kế tốn ( tóm tắt ) hiện hành ở nước ta.

Bảng cân đối kế toán của doanh nhiệp gồm 2 phần:

Phần nguồn vốn: Phải ảnh tồn bộ nguồn hình thành nên số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả tính đến thời điểm lập báo cáo quyết toán.

Phần tài sản: Phản ánh tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp như TSLĐ và đồng tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn gồm TSCĐ, các khoản đầu tư chứng khốn dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang...

Trong bảng cân đối kế toán: Tổng cộng tài sản phải bằng với tổng nguồn vốn.

(Tham khảo thêm Bảng cân đối kế toán tại Phụ lục 01)

2.2. Quản lý vốn cố định

2.2.1. Khái niệm về tài sản cố định và vốn cố định

 Tài sản cố định: gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố dịnh vơ hình

Để có thể tiến hành hoạt động, doanh nghiệp cần một số tư liệu lao động nhất định như kho hàng, cửa hàng, quầy hàng, nhà cửa phương tiện vận tải, phương tiện đo lường, phương tiện làm việc... Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho quá trình kinh doanh sản xuất.

Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống khơng thể hoạt động được.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 34 Tư liệu lao động gồm nhiều loại, thời gian sử dụng tương đối dài vì vậy tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình tham gia vào chu kỳ sản xuất, tư liệu lao động sẽ bị hao mòn dần.

Bên cạnh đó, tư liệu lao động là tài sản cố định hữu hình, tài sản của doanh nghiệp cịn có một số loại khơng có hình thái vật chất cụ thể nhưng do đặc điểm và tính chất nên củng có thể xếp và loại tư liệu lao động vơ hình như bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả v.v...

Theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC - Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

Tư liệu lao động nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn trên, mà khơng hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vơ hình.

Nếu tài sản thiếu một trong ba tiêu chuẩn (hoặc thiếu tất cả) gọi là công cụ, dụng cụ và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

 Vốn cố định:

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 35

Vì vậy, Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của doanh nghiệp.

Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ thu hồi hết khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng (trích khấu hao đủ giá trị của TSCĐ).

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)