Quản lý vốn cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 62 - 64)

Chương 2 VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.4. Quản lý vốn cố định

Trong quá trình ln chuyển, giá trị của TSCĐ thơng qua hình thức khấu hao sẽ được chuyển dần từng bộ phận hình thành quỹ khấu hao. Do đó, việc quản vốn cố định thể hiện ở 2 mặt: một là bảo đảm cho TSCĐ được toàn vẹn cả về hiện vật lẫn giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng nó; hai là phải tính tốn chính xác số khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng quỹ khẩu hao để bù đắp lại giá trị hao mịn TSCĐ từ đó thực hiện tái sản xuất TSCĐ.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 63 Tài sản cố định chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ảnh năng lực sản xuất hiện có. Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng TSCĐ về lượng, thời gian, tận dụng tối đa cơng xuất của máy móc thiết bị.

+ Đối với TSCĐ vơ hình doanh nghiệp cũng phải tính tốn, xác định chính xác giá trị của tài sản và có biện pháp quản lý phù hợp.

+ Để đánh giá tình hình sử dụng của TSCĐ thường dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá một cách khái quát tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho biết một đồng tài sản cố định bình quân sử dụng thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, theo cơng thức sau đây:

𝐇𝐜đ = 𝐃𝐓 𝐍𝐆𝐛𝐪

Ví dụ:

Giả sử doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp X là 624 triệu đồng. Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ là 520 triệu đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp:

Hcđ = 624

520 = 1,2

Ý nghĩa của hệ số này là: 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 1,2 đồng doanh thu. Ngồi ra doanh nghiệp cịn dùng một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ như: Hiệu suất sử dụng VCĐ, hàm lượng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định…

Quản lý tình hình sử dụng tài sản cố định cón phải gắn liền với việc quản lý tình hình tăng, giảm cần phải theo kế hoạch đầu tư đã được duyệt, không nên mua bán tùy hứng…

 Quản lý quỹ khấu hao

Thông thường doanh nghiệp được phép sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ để thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ thì doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hoạt động.

Mặt khác, cần phải quản lý chặt chẽ công tác sữa chứa tài sản cố định (sữa chữa thường xuyên và sữa chữa chữa lớn) đảm bào chi phí thấp nhất, chất lượng cao và thời gian ngắn.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 64

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 62 - 64)