Phân loại và kết cấu tài sản cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 35 - 38)

Chương 2 VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.2. Phân loại và kết cấu tài sản cố định

2.2.2.1. Phân loại tài sản cố định

Việc phân loại tài sản cố định giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ, dễ lên kế hoạch tài chính và quan trọng hơn là giúp việc tính khấu hao từng loại TSCĐ đúng, đủ và chính xác theo quy định của cơ quan quản lý. Gồm bốn cách phân loại như sau:

 Căn cứ vào cơng dụng kinh tế:

Gồm có:

TSCĐ đang dùng vào quá trình kinh doanh sản xuất như: nhà làm việc, kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, xây dựng cơ bản…

TSCĐ dùng ngồi q trình kinh doanh sản xuất: những TSCĐ phục vụ cho đời sống vật chất và văn hóa của người lao động trong doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế và trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp từ đố xác định được mức độ trang bị kỹ thuật cho khu vực kinh doanh sản xuất trực tiếp hay ngồi kinh doanh sản xuất để có phương hướng cải tiến, nâng cao hoặc sử dụng, điều hoà cho hợp lý.

 Căn cứ vào tình hình sử dụng: Gồm có:

TSCĐ đang dùng: Gồm những TSCĐ đang dùng trong kinh doanh sản xuất và những TSCĐ đang dùng ngoài kinh doanh sản xuất (TSCĐ phúc lợi).

TSCĐ chờ xử lý: Gồm các TSCĐ chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý. Cách phân loại này cho thấy trình độ doanh nghiệp dễ dàng nắm được vốn cố định cịn tiềm tàng, ứ đọng có hướng sử dụng hợp lý tích cực, giúp cho việc khấu hao được chính xác.

 Căn cứ vào quyền sở hữu:

KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 36 - TSCĐ của doanh nghiệp: TSCĐ do doanh nghiệp mua sắm... bằng vốn của doanh nghiệp, vốn vay hay các nguồn vốn khác.

- TSCĐ bảo quản hộ: doanh nghiệp đang giữ cho một doanh nghiệp khác. - TSCĐ thuê ngoài: Bao gồm thuê ngắn hạn và thuê dài hạn.

Tùy theo mục đích và phương thức th mà có thể chia TSCĐ thuê dài hạn làm hai loại: Thuê tài chính và thuê hoạt động.

+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp th của cơng ty cho th tài chính. Hợp đồng thuê đáp ứng 4 tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, tuổi thọ của hợp đồng thuê phải bằng 75% hoặc cao hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Thứ hai, hợp đồng thuê phải chứa một quyền lựa chọn mua với giá thấp hơn giá trị thị trường của một tài sản.

Thứ ba, bên thuê phải có quyền sở hữu tài vào cuối thời gian thuê.

Cuối cùng, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê phải lớn hơn 90% giá trị thị trường của tài sản.

+ TSCĐ thuê hoạt động: Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

Ví dụ: Cơng ty A ký kết một hợp đồng thuê thiết bị với Công ty cho th tài chính B gồm các điểu khoản tóm tắt như sau: Thời gian thuê 03 năm; Tiền thuê trả hàng năm là 100.000.000 đồng; Hết thời gian thuê, thiết bị được chuyển giao quyền sở hữu cho Công ty A. Biết rằng tuổi thọ của thiết bị là 6 năm. Với các thông tin trên, hãy xác định đây có phải là hình thức th tài chính khơng? Giải thích.

Giải:

Đây khơng phải là hình thức th tài chính vì hợp đồng có thời gian th thấp hơn 75% thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Tuổi thọ của thiết bị là 6 năm. Vậy thời gian thuê phải lớn hơn 4,5 năm. Vậy đây là hình thức thuê hoạt động.

 Căn cứ vào hình thái vật chất

TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 37 tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm; các loại TSCĐ khác.

TSCĐ vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vơ hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

Mỗi cách phân loại có những tác dụng khác nhau. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc phân loại TSCĐ cần phải kết hợp các cách phân loại trên

2.2.2.2. Kết cấu tài sản cố định

Khái niệm: Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá TSCĐ so với tổng nguyên

giá TSCĐ của doanh nghiệp.

 Kết cấu tài sản cố định chịu ảnh hưởng của các nhântốsau đây:

- Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình cơng nghệ:

+ Ngành cơng nghiệp cơ khí chế tạo thì tỷ trọng máy móc, thiết bị thường chiếm tỷ trọng cao.

+ Ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến sữa, dầu ăn, chế biến hoa quả thường tỷ trọng máy móc thiết bị thấp hơn ....

- Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Đối với doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa thường chiếm tỷ trọng thấp. Cịn các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật thấp thì ngược lại.

- Loại hình tổ chức sản xuất:

Doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì cơng cụ vận chuyển nội bộ chiếm tỷ trọng thấp, nhưng kết cấu về máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng cao. Ngược lại đối với các doanh nghiệp khơng tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền thì cơng cụ vận chuyển chiếm tỷ trọng cao, máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng thấp.

Qua việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu của tài sản cố định là căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tính tốn chính xác khấu hao tài sản cố định - một trong những khâu cơ bản của công tác quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp.

KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 38 Bố trí kết cấu TSCĐ hợp lý là một trong những điều kiện quan trọng để tăng doanh thu bán hàng, tăng năng suất lạo động, nâng cao chất lượng phục vụ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tận dụng những trang thiết bị sẵn có và căn cứ và nhu cầu thực tế, để không ngừng tăng thêm một cách hợp lý TSCĐ nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục đích kinh doanh sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Ngành Kế toán) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)