Chương 6 HOẠCH ĐỊNH LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP
6.1. Lợi nhuận
6.1.3. Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận
6.1.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận trước thuế
x 100% Tổng doanh thu và thu nhập
Trong đó:
Tổng doanh thu
và thu nhập =
Doanh thu
thuần + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thực hiện trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
6.1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (doanh lợi tổng vốn)
Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế
x 100% Tổng tài sản bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng một trăm đồng vốn tham gia vào
sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
6.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận trước thuế
x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 144
6.1.3.3. Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS – earning per share):
𝐄𝐏𝐒 = 𝐒𝐏𝐫 𝐜𝐩
Trong đó:
Pr: Lợi nhuận sau thuế
Scp: số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho chúng ta biết khi sở hữu một cổ phiếu sẽ có được thu nhập là bao nhiêu.
Chỉ tiêu này có sự ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh tăng hay kéo giảm giá trên thị trường chứng khốn có thể thực hiện bằng cách mua vào hoặc bán ra, phát hành thêm lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Ví dụ: Cơng ty ABC hiện có 1.250.000 cổ phiếu thường đang lưu hành. Lãi rịng dùng để chia cho cổ đơng thường trong năm 20xx đạt 4.000.000.000 đồng. Công ty dự kiến sẽ mua lại 30% cổ phiếu đang lưu hành để làm cổ phiếu quỹ và việc mua lại cổ phiếu này khơng ảnh hưởng đến lãi rịng để chia cho cổ đông. EPS trước và sau khi mua lại cổ phiếu quỹ sẽ thay đổi:
EPS trước khi mua lại cổ phiếu quỹ:
EPSb = 4.000.000.000/1.250.000 = 3.200 đồng Số lượng cổ phiếu dự tính mua lại làm cổ phiếu quỹ: 1.250.000 x 30% = 375.000 cổ phiếu.
Số lượng cổ phiếu mới lưu hành:
1.250.000 –375.000 = 875.000 cổ phiếu EPS sau khi mua lại cổ phiếu quỹ:
EPSa = 4.000.000.000/875.000 = 4.572 đồng
Ví dụ: Cơng ty ABC hiện có 850.000 cổ phiếu thường đang lưu hành. Lãi rịng dùng để chia cho cổ đơng thường trong năm 20xx đạt 2.125.000.000 đồng. Công ty dự kiến sẽ phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư, lượng phát
KHOA: KẾ TỐN – TÀI CHÍNH 145 hành thêm là 10% cổ phiếu đang lưu hành. EPS trước và sau khi phát hành thêm cổ phiếu quỹ sẽ thay đổi:
EPS trước khi phát hành thêm cổ phiếu: EPSb = 2.125.000.000/850.000 = 2.500 đồng Số lượng cổ phiếu dự tính phát hành thêm: 850.000 x 10% = 85.000 cổ phiếu.
Số lượng cổ phiếu mới lưu hành: 850.000 + 85.000 = 935.000 cổ phiếu EPS sau khi phát hành thêm cổ phiếu:
EPSa = 2.125.000.000/935.000 = 2.273 đồng Với hai ví dụ nêu trên chúng ta nhận thấy:
+ Khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp giảm bớt lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, EPS sẽ tăng điều này hấp dẫn nhà đầu tư tham gia.
+ Ngược lại khi doanh nghiệp muốn huy động vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu để kêu gọi nhà đầu tư, lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên, giá cổ phiếu sẽ bị pha loãng do EPS khi này giảm xuống nên kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, về lâu dài nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giá cổ phiếu doanh nghiệp sẽ dần tăng trở lại.